Hacker thông minh bậc nhất nước Mỹ

Năm 1995, một sự kiện gây chấn động nước Mỹ. Nó gắn liền với cậu thanh niên 16 tuổi Kevin Mitnick. Và sự kiện này không chỉ thay đổi cả cuộc đời Mitnick, mà còn thay đổi cả nền tin học của xứ sở cờ hoa.

Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “Đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy.
Hacker thong minh bac nhat nuoc My
 Mitnick bị truy nã trong nhiều năm
Kevin Mitnick là một thiên tài tin học, người sinh ra đã mang trong mình những AND trội với nền tảng công nghệ. Chỉ có điều, với những người sở hữu trí tuệ vượt trội, họ thực sự cần sự dẫn lối. Bởi một khi lạc lối, họ còn có thể gây ra mối nguy hại lớn hơn bất cứ ai khác.
Mitnick có niềm đam mê bất tận với tin học. Tuổi thơ của cậu bé không êm đẹp, nhưng nó được hun đúc bởi niềm đam mê. Tiếc rằng, Mitnick lại lạc lối. Thay vì tạo ra những giá trị cho xã hội, Mitnick lại chỉ muốn trở thành một… hacker - kẻ tin tặc. Và điều đáng nói, Kevin Mitnick lại rất giỏi trong lĩnh vực này.
Khi Kevin Mitnick 16 tuổi - năm 1992, anh ta đã vượt qua rất nhiều bức tường lửa và hệ thống bảo mật khổng lồ của tập đoàn máy tính Digital Equipment Corporation. Mitnick đánh cắp nhiều dữ liệu tuyệt mật của tập đoàn này, gây ra thiệt hại vô cùng lớn.
Ngay sau khi vụ tấn công tin tặc xảy ra, tập đoàn Digital Equipment Corporation mời cảnh sát vào cuộc. Một cuộc điều tra trên diện rộng của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ - FBI, đưa đến cái tên non choẹt Kevin Mitnick. Đó là một thông tin rúng động nước Mỹ tại thời điểm năm 1992. Không ai có thể ngờ rằng thủ phạm của cuộc tấn công tin tặc nhắm vào một trong những tập đoàn máy tính hàng đầu như Digital Equipment Coporation hóa ra chỉ là một gã thanh niên mới 16 tuổi.
Hacker thong minh bac nhat nuoc My-Hinh-2
 Sau này Mitnick đã hoàn lương, trở thành một doanh nhân thành đạt
Nhưng câu chuyện ly kỳ mà Kevin Mitnick mang đến cho các tờ báo của nước Mỹ không chỉ dừng lại tại đó. Dù đã xác định được danh tính và phương thức phạm tội của Mitnick, nhưng cảnh sát vẫn chưa thể bắt được gã thanh niên ranh mãnh này. Tài trí và sự láu cá của Mitnick đã giúp anh ta nhiều lần thoát hiểm. Thay vì để FBI theo dõi mình, Mitnick theo dõi ngược lại.
Mitnick đột nhập vào hệ thống điện thoại di động của địa phương, cho phép gã phát hiện được khi nào thì các mật vụ đang ở gần mình. Và trước khi rời đi, Mitnick để lại dòng thông điệp “FBI donuts” để trêu ngươi cơ quan điều tra. Mitnick và FBI cứ chơi trò mèo đuổi chuột như thế trong suốt 3 năm, trở thành đề tài bất tận cho báo chí. Thật khó tin là nước Mỹ ở thời điểm năm 1992 - 1995, khi công nghệ đã vô cùng phát triển, nhưng cơ quan điều tra lại không thể tóm được một gã thanh niên láu cá.
Nhưng rồi cái ngày ấy cũng đến. Năm 1995, sau 3 năm đằng đẵng truy đuổi, cuối cùng FBI cũng tóm được Kevin Mitnick. Gã hacker thông minh bậc nhất lịch sử nước Mỹ cuối cùng cũng phải đứng trước vành móng ngựa. Vụ tấn công tin tặc vào tập đoàn Digital Equipment Corporation, cũng như 3 năm trốn chạy và trêu ngươi FBI khiến Mitnick phải lĩnh án tù 7 năm - một cái giá rất đắt cho sai lầm của tuổi trẻ.
Năm 2002, Kevin Mitnick mãn hạn và được trả tự do. 7 năm trong tù là khoảng thời gian quá đủ để thiếu niên ngổ ngáo năm nào hiểu rằng anh cần phải làm lại cuộc đời theo một cách khác. Mitnick thành lập công ty Mitnick Security, giúp các công ty đảm bảo hệ thống an ninh, khắc phục các lỗ hổng bảo mật để tránh bị hacker tấn công.
Với xuất phát điểm là một hacker xuất chúng, Mitnick biết mình cần phải làm gì để ngăn chặn các hacker khác. Và anh đang làm lại cuộc đời theo cách vô cùng đáng ngưỡng mộ. Công ty Mitnick Security trở thành một địa chỉ tin cậy, còn Mitnick được biết đến như một người có danh vọng trong làng tin học Mỹ. Và càng thú vị hơn nữa, trong số các khách hàng của Mitnick có cả FBI - những người trước đây mất tới 3 năm để có thể truy đuổi anh.

Ngưỡng mộ hai nữ bộ trưởng nổi tiếng của Ấn Độ

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman và Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj có lẽ là hai nữ chính trị gia nổi tiếng nhất ở Ấn Độ hiện nay, khi đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong chính phủ.

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do
Ngày 3/9/2017, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã bổ nhiệm nữ nghị sĩ Nirmala Sitharaman trở thành Bộ trưởng Quốc phòng mới của Ấn Độ. Quyết định này đánh dấu lần đầu tiên trong gần 40 năm qua một phụ nữ Ấn Độ nắm giữ chức vụ chủ chốt này. Và bà Sitharaman trở thành một trong những nữ bộ trưởng nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Ảnh: DUB. 

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-2
 Bà Sitharaman sinh ngày 18/8/1959 tại Madurai, Tamil Nadu, Ấn Độ. Bà từng tốt nghiệp trường Seethalakshmi Ramaswamy ở Tiruchirapalli với tấm bằng cử nhân Kinh tế và sau đó lấy bằng Thạc sĩ của trường Đại học Jawaharlal Nehru ở Delhi năm 1980. Ảnh: DNA India.

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-3
 "Nữ tướng" Nirmala Sitharaman gia nhập Đảng Bharatiya Janata (BJP) vào năm 2008 và trở thành người phát ngôn của đảng này. Năm 2014, bà được bổ nhiệm vào nội các của Thủ tướng Narendra Modi. Ảnh: DNA India.

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-4
 Tháng 5/2016, bà Nirmala là một trong 12 ứng viên được Đảng BJP đề cử tham gia cuộc bầu cử Rajya Sabha vào ngày 11/6/2016 và giành chiến thắng. Ảnh: MC. 

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-5
 Ngày 3/9/2017, bà được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng và trở thành người phụ nữ thứ hai nắm giữ chức vụ này trong lịch sử Ấn Độ. Trước đó, cựu Thủ tướng Indira Gandhi từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ trong khoảng thời gian từ tháng 1/1980 đến tháng 1/1982. Ảnh: The Week.

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-6
 Về đời tư, bà Sitharaman kết hôn với ông Parakala Prabhakar, một nhà bình luận về chính trị, kinh tế, xã hội nổi tiếng, vào năm 1986. Họ có một người con. Ảnh: SG.
Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-7
 Một người phụ nữ quyền lực và nổi tiếng không kém bà Nirmala trong chính trường Ấn Độ hiện nay chính là nữ Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj. Bà sinh ngày 14/2/1952 tại Ambala Cantt, Haryana. Ảnh: FE.

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-8
 Ngoại trưởng Sushma từng theo học trường Đại học Sanatan Dharma ở Ambala Cantonment và tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân về Khoa học Chính trị. Tiếp đến, bà học luật tại Đại học Punjab ở Chandigarh. Ảnh: India.com.

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-9
 Bà đã được bầu làm dân biểu Quốc hội 7 lần và 3 lần được bầu làm thành viên của Viện Lập pháp, từng là Thống đốc Delhi. Trong cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ năm 2014, bà đã giành chiến thắng từ đơn vị bầu cử Vidisha tại bang Madhya Pradesh. Ảnh: TN.

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-10
 Bà Sushma trở thành Ngoại trưởng Ấn Độ từ ngày 26/5/2014 và là người phụ nữ thứ hai giữ chức vụ này. Ảnh: IT.

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-11
 Nhật báo Wall Street Journal của Mỹ từng ca ngợi bà Sushma là chính trị gia được yêu mến nhất Ấn Độ. Ảnh: MC.

Nguong mo hai nu bo truong noi tieng cua An Do-Hinh-12
 Về đời tư, bà Sushma kết hôn với ông Swaraj Kaushal vào ngày 13/7/1975. Họ có một người con gái, Bansuri, là cựu sinh viên của trường Đại học Oxford. Ảnh: IT.

Mời độc giả xem thêm video về bà Nirmala Sitharaman (Nguồn: NDTV)

Những hacker đình đám nhất lịch sử làng công nghệ TG

(Kiến Thức) - Càng dựa nhiều vào công nghệ, chúng ta càng trao thêm quyền lực cho các hacker. Vậy đâu là những cái tên ta nên để tâm tới?

Nhung hacker dinh dam nhat lich su lang cong nghe TG

Sự việc tin tặc tấn công hệ thống thông tin tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và trang chủ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đang nóng dư luận. Trên thực tế, lịch sử làng công nghệ thế giới từng chứng kiến không ít những vụ tin tặc tấn công bất ngờ và xuất hiện các hacker vô cùng đình đám, trong đó phải kể đến Robert Tappan Morris. Đây là tác giả đầu tiên của những “con sâu” virus. Năm 1988, khi vừa tốt nghiệp trường đại học Cornell, Morris đã tạo ra con sâu virus đầu tiên và tung nó lên mạng Internet. Anh ta cho rằng cuộc thử nghiệm này đã đi quá xa, không như mong muốn của anh. Con sâu này tỏ ra khá nguy hiểm khi nó nhanh chóng nhân bản, làm chậm máy tính, tới mức máy tính không thể  hoạt động được. Sau khi chịu án tù 3 năm, Morris đã nhận được bằng giáo sư tại trường đại học Harvard và kiếm được hàng triệu USD từ việc thiết kế phần mềm. Hiện ông đang là giáo sư khoa học máy tính thuộc Học viện công nghệ Massachussetts.

Nhung hacker dinh dam nhat lich su lang cong nghe TG-Hinh-2
Kevin Mitnick. Mitnick nổi tiếng trên thế giới bởi đã tấn công được vào hệ thống của công ty thiết bị kỹ thuật số, Mỹ để lấy cắp phần mềm. Ngoài “thành tích” này, Mitnick còn tấn công được cả hệ thống của những gã khổng lồ trong ngành sản xuất điện thoại là Nokia và Motorola. Năm 1995, hacker này bị bắt sau khi tấn công vào máy tính của một hacker khác là Tsutomu Shimomura. Hiện nay, anh đang viết sách và làm việc với tư cách một cố vấn an ninh. 

Những tin tặc “khét tiếng” nhất mọi thời đại

Tài năng của những tin tặc khét tiếng này đều khiến các chuyên gia bảo mật giỏi nhất thế giới cũng phải lắc đầu ngán ngẩm.

Nhung tin tac “khet tieng” nhat moi thoi dai
1. Adrian Lamo: Adrian Lamo còn được biết đến với biệt danh "tin tặc vô gia cư" vì anh thường xuyên xâm nhập hệ thống từ các quán cafe hay thư viện cũng như cuộc sống nay đây, mai đó. Trong lịch sử, Adrian đã từng tấn công vào máy tính nội bộ của Yahoo!, Bank of America, Cingular, Citigroup và nghiêm trọng nhất là vào tờ The New York Times năm 2002. Trong số các tin tặc khét tiếng, anh được đánh giá là tin tặc "có đạo đức nhất" vì mục đích cao cả: chỉ cho những chuyên gia bảo mật thấy các lỗ hổng trên hệ thống. Mặc dù các cuộc xâm nhập của Adrian không vì mục đích phá hoại hay trục lợi, nhưng việc truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu cá nhân của người đã khiến anh phải nhận 2 năm tù treo và bị phạt tiền gần 65.000 USD.