Hà Nội tiếp tục đổi 60 ha đất "vàng" lấy hơn 1,6 km đường

Tuyến đường Minh Khai-Vĩnh Tuy-Yên Duyên chỉ dài 1,65km với kinh phí gần 1.400 tỷ đồng được Hà Nội giao cho Công ty CP Đầu tư phát triển Hạ tầng và Đô thị Vĩnh Hưng thực hiện theo hình thức BT.

Đổi lại nhà đầu tư được giao 60 ha đất ở nhiều khu vực được xem là đất “vàng” đối ứng để khai thác kinh doanh xây dựng các dự án bất động sản.
Tuyến đường Minh Khai-Vĩnh Tuy-Yên Duyên chỉ dài 1,65km với kinh phí gần 1.400 tỷ đồng.
 Tuyến đường Minh Khai-Vĩnh Tuy-Yên Duyên chỉ dài 1,65km với kinh phí gần 1.400 tỷ đồng.
Tại Hội nghị “Hà Nội 2018- Hợp tác Đầu tư và Phát triển” vừa diễn ra cuối tuần qua, lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án. Đáng chú ý trong đó có Dự án đầu tư hạ tầng giao thông tuyến đường Minh Khai-Vĩnh Tuy-Yên Duyên (đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5).
Theo thông tin công bố, dự án này được Hà Nội giao cho nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư phát triển Hạ tầng và Đô thị Vĩnh Hưng (gọi tắt Công ty Vĩnh Hưng-PV), thực hiện với kinh phí là 1.373 tỷ đồng.
Tuy thông tin cụ thể về chiều dài tuyến đường, cũng như hình thức đầu tư của dự án không được nhắc đến tại Hội nghị cũng như công bố thông tin trên cổng của Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội, nhưng theo tài liệu có được của PV Tiền Phong, Dự án “Xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường vành đai 2,5”, được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (hợp đồng xây dựng- chuyển giao).
Cụ thể, trước đấy dự án này được UBND Thành phố Hà Nội ký phê Quyết định duyệt đề xuất ngày 13 tháng 2 năm 2017. Thời điểm này, dự kiến tuyến đường này dài 1,65km, mặt cắt ngang từ 40÷47,5m, tổng mức đầu tư khoảng 1.574 tỷ đồng.
Tuy tuyến đường chưa đầy 2 km nhưng nhà đầu tư là Công ty Vĩnh Hưng được Thành phố cho phép khai thác quỹ đất khủng gần 60 ha đất để kinh doanh, hoàn vốn.
Theo như Quyết định này, nhà đầu tư được giao các khu đất gồm: Khu nhà ở Ao Mơ với tổng diện tích khoảng 22,9 ha đất; Các ô đất thuộc Dự án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu di dân Tổ 24, 25 diện tích khoảng 11,29ha.
Ngoài ra, Hà Nội cũng giao thêm 3 quỹ đất mà nhà đầu tư đề nghị bổ sung để đảm bảo cân đối giá trị Dự án BT và quỹ đất đối ứng gồm: Dự án Ao Cây Dừa có diện tích 0,52ha; Dự án khu sinh thái Vĩnh Hưng diện tích 11,9ha và Dự án khu chức năng đô thị Vĩnh Hưng - Thanh Trì có diện tích khoảng 13ha.
Các khu đất trên để đối ứng cho nhà đầu được xem là đất “vàng” nằm tại các quận nội đô trung tâm như quận Hai Bà Trưng và chủ yếu nằm ở các phường của quận Hoàng Mai.
Nhà đầu tư Công ty CP Đầu tư phát triển Hạ tầng và Đô thị Vĩnh Hưng đã được giao thực hiện dự án tuyến đường Minh Khai-Vĩnh Tuy-Yên Duyên (đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5).
 Nhà đầu tư Công ty CP Đầu tư phát triển Hạ tầng và Đô thị Vĩnh Hưng đã được giao thực hiện dự án tuyến đường Minh Khai-Vĩnh Tuy-Yên Duyên (đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5).
Trong bối cảnh các dự án BT có nhiều tồn tại, sai phạm việc Hà Nội tiếp tục trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho nhiều dự án về hạ tầng giao thông theo hình thức BT với quỹ đất đối ứng hàng chục ha cho các nhà đầu tư để triển khai trong thời gian tới gây nhiều xôn xao trong dư luận.
Liên quan đến các dự án theo hình thức hợp đồng BT trên địa bàn Hà Nội thời gian qua, hiện các cơ quan chức năng đang được yêu cầu thanh tra, kiểm tra và đưa ra phương án xử lý nhiều dự án sai phạm; nhiều dự án lấy đất “vàng” gây xôn xao dư luận.
Thậm chí, mới đây Hà Nội đã thành lập Tổ công tác đôn đốc thực hiện rà soát và lên phương án xử lý sai phạm một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường trên địa bàn Hà Nội theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Chợ vùng cao Bắc Giang đỏ ối màu vải thiều

Chợ vải ở các xã vùng cao huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) những ngày này được nhuộm đỏ bởi dòng xe vải thiều ùn ùn đổ về.

Quốc lộ 279 qua hai xã Tân Sơn và Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) những ngày này tấp nập người mua bán vải thiều. Cảnh ùn tắc kéo dài hàng cây số.
Quốc lộ 279 qua hai xã Tân Sơn và Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) những ngày này tấp nập người mua bán vải thiều. Cảnh ùn tắc kéo dài hàng cây số.
Vải thiều được người dân hái từ lúc 2h sáng sau đó đóng sọt mang xuống chợ. Từ 5h30 đoạn đường này tấp nập xe máy chở vải xuống chợ.
 Vải thiều được người dân hái từ lúc 2h sáng sau đó đóng sọt mang xuống chợ. Từ 5h30 đoạn đường này tấp nập xe máy chở vải xuống chợ.
Trên đoạn đường xuống chợ có nhiều điểm thu mua lẻ do người dân tự lập ở đầu các xã khiến giao thông luôn trong tình trạng ùn ứ.
 Trên đoạn đường xuống chợ có nhiều điểm thu mua lẻ do người dân tự lập ở đầu các xã khiến giao thông luôn trong tình trạng ùn ứ. 
Một người dân ở xã Hộ Đáp cho biết, gia đình có 10 tấn vải nhưng chỉ thu hoạch túc tắc do đường vận chuyển vải từ nhà ra chợ luôn bị tắc, có thu hoạch nhiều cũng không mang đi bán được.
Một người dân ở xã Hộ Đáp cho biết, gia đình có 10 tấn vải nhưng chỉ thu hoạch túc tắc do đường vận chuyển vải từ nhà ra chợ luôn bị tắc, có thu hoạch nhiều cũng không mang đi bán được.
Các điểm thu mua vải lớn chủ yếu là lái buôn Trung Quốc thu gom.
  Các điểm thu mua vải lớn chủ yếu là lái buôn Trung Quốc thu gom.
Sau khi được thương lái chọn lựa thuận mua vừa bán, người bán sẽ được phát một tích kê có ghi giá, sau đó mang vải cùng tích kê vào cân. Giá từ 10.00 đồng trở lên nếu bán cho thương lái Trung Quốc.
 Sau khi được thương lái chọn lựa thuận mua vừa bán, người bán sẽ được phát một tích kê có ghi giá, sau đó mang vải cùng tích kê vào cân. Giá từ 10.00 đồng trở lên nếu bán cho thương lái Trung Quốc.
Vải đưa lên bàn cân tổng trọng lượng, sau đó trừ sọt, trừ cuống từ 9 đến 20 kg/100 kg. Đây là thiệt thòi lớn nhất của người bán vải bởi tất cả chỉ là áng chừng và thỏa thuận miệng.

Vải đưa lên bàn cân tổng trọng lượng, sau đó trừ sọt, trừ cuống từ 9 đến 20 kg/100 kg. Đây là thiệt thòi lớn nhất của người bán vải bởi tất cả chỉ là áng chừng và thỏa thuận miệng.

"Sau khi thu mua hết vải ở Hải Dương, gia đình mới chuyển lên Bắc Giang thu mua. Từ 5h sáng đến 17h, mỗi ngày tôi gom 60 tấn đóng 4 container xuất đi Trung Quốc, đến hết mùa thì thôi", lái buôn Võ Thị Loan nói.
  "Sau khi thu mua hết vải ở Hải Dương, gia đình mới chuyển lên Bắc Giang thu mua. Từ 5h sáng đến 17h, mỗi ngày tôi gom 60 tấn đóng 4 container xuất đi Trung Quốc, đến hết mùa thì thôi", lái buôn Võ Thị Loan nói.
Vải xuất khẩu nhanh chóng được đóng thùng các-tông rồi chuyển lên cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) và Hữu Nghị (Lạng Sơn) chờ thông quan.
 Vải xuất khẩu nhanh chóng được đóng thùng các-tông rồi chuyển lên cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) và Hữu Nghị (Lạng Sơn) chờ thông quan.

Thanh tra hàng loạt dự án chuyển đổi đất vàng ở Sài Gòn

Chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang vị trí khác tại TP.HCM là một trong những nội dung trong quyết định thanh tra vừa được Thanh tra Chính phủ công bố.

Ngoài ra, 3 nội dung khác có trong quyết định này gồm: việc thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghệ, khu đô thị; tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện thí điểm chứng năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước của Tổng công ty Đầu tư Tài chính TP.HCM.

Theo quyết định thanh tra số 1416 do Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn ký ngày 5/6, đoàn thanh tra liên ngành gồm 23 thành viên từ các cục, vụ của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian thanh tra là 70 ngày kể từ ngày công bố quyết định (16/6), không tính ngày nghỉ, lễ. Thời kỳ thanh tra là từ năm 2010 đến cuối năm 2016. Nếu trong quá trình thanh tra có nội dung liên quan đến giai đoạn trước 2010, sau 2016, đoàn sẽ có thể yêu cầu cung cấp tài liệu, hồ sơ để làm rõ.