Thanh tra hàng loạt dự án chuyển đổi đất vàng ở Sài Gòn

Chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang vị trí khác tại TP.HCM là một trong những nội dung trong quyết định thanh tra vừa được Thanh tra Chính phủ công bố.

Ngoài ra, 3 nội dung khác có trong quyết định này gồm: việc thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghệ, khu đô thị; tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện thí điểm chứng năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước của Tổng công ty Đầu tư Tài chính TP.HCM.

Theo quyết định thanh tra số 1416 do Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn ký ngày 5/6, đoàn thanh tra liên ngành gồm 23 thành viên từ các cục, vụ của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian thanh tra là 70 ngày kể từ ngày công bố quyết định (16/6), không tính ngày nghỉ, lễ. Thời kỳ thanh tra là từ năm 2010 đến cuối năm 2016. Nếu trong quá trình thanh tra có nội dung liên quan đến giai đoạn trước 2010, sau 2016, đoàn sẽ có thể yêu cầu cung cấp tài liệu, hồ sơ để làm rõ.

Thanh tra hang loat du an chuyen doi dat vang o Sai Gon
 Saigon One Tower (34 Tôn Đức Thắng, quận 1) , một trong những dự án "đất vàng" làm xấu hình ảnh TP.HCM. Ảnh: Lê Quân.
Phó tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn cho biết cuộc thanh tra này là thanh tra theo kế hoạch, đã được Thủ tướng phê duyệt trong năm 2017. Trước đó, Thanh tra Chính phủ cũng làm việc với Kiểm toán Nhà nước nhằm thống nhất nội dung thanh tra, hạn chế hiện tượng chồng chéo, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng bị thanh tra.

Phó tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND TP.HCM có văn bản phân công đầu mối làm việc với đoàn thanh tra. Đồng thời, TP.HCM cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, văn bản, số liệu để đảm bảo tiến độ, chất lượng cuộc thanh tra.

Theo cơ quan thanh tra, các nội dung thanh tra được dư luận quan tâm, Thủ tướng chỉ đạo thanh tra hầu hết có tính chất phức tạp liên quan đến hàng loạt quy định pháp luật về nhà đất, quy hoahcj, xây dựng, môi trường, cổ phần hoá, thoái vốn, tài chính...

Tổ giám sát gồm 3 thành viên do Vụ phó Vụ Giám sát, Thẩm định, Xử lý sau thanh tra Dương Văn Phấn làm Tổ trưởng. Tổ giám sát với mục đích có kết luận thanh tra khách quan, công tâm để báo cáo Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo các sai phạm nếu có, và bổ sung cơ chế, sửa đổi chính sách để nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước.

Trước đó, vào tháng 5, Bộ Tài chính từng gửi danh sách các cơ sở nhà đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư cho Thanh tra Chính phủ, nhằm phục vụ công tác thanh tra về quản lý đất đai theo kế hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.

6 đại gia sở hữu đất vàng Nguyễn Huệ Ngoài Vạn Thịnh Phát, 5 đại gia khác là Satra, Saigontourist, Sunwah, BIDV, Tài Nguyên đang sở hữu nhiều đất vàng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) nhất.
Danh sách này cho thấy địa bàn bị kiến nghị thanh tra nhiều dự án nhất là Hà Nội, với 25 dự án. Bộ Tài chính chỉ đích danh tên các dự án cần thanh tra ở Hà Nội, như chung cư nhà ở thấp tầng của CTCP Đầu tư phát triển nhà và đô thị Vinaconex, toà nhà hỗn hợp của CTCP Heteco Hà Nội, khu nhà ở thấp tầng tại Xa La, 25 Vũ Ngọc Phan, 1141 Giải Phóng, dự án Pandora 53 Triều Khúc, dự án PVV-Vinapharm 60B Nguyễn Huy Tưởng, dự án Capital Garden 102 Trường Chinh, dự án Hancico 3.7 Hoàng Đạo Thuý (Lê Văn Lương), 69B Thuỵ Khuê…

Đáng lưu ý, danh sách này hé lộ một loạt dự án hiện chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Chẳng hạn, dự án Pandora 53 Triều Khúc còn nợ tiền sử dụng đất hơn 145 tỷ đồng; 89 Thịnh Liệt (1141 Giải Phóng) nợ gần 175 tỷ đồng; khu văn phòng làm việc và cho thuê của Công ty CP Thuỷ sản khu vực 1 tại số 36 ngõ 61 Lạc Trung nợ hơn 67 tỷ đồng…

Tại TP.HCM , 13 dự án có tên trong danh sách Bộ Tài chính kiến nghị thanh tra gồm dự án của Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Sài Gòn 5, Công ty cổ phần Địa ốc 11, Công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận, Tổng công ty Bến Thành, Công ty cổ phần Đầu tư TCO Việt Nam, Công ty Phát triển đô thị Đông Dương, Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79, Tổng công ty Xây dựng số 1…

Ngoài ra danh sách có dự án chung cư thương mại của Công ty CP Phát triển địa ốc Sài Gòn 5, dự án cao ốc Res 11 của Công ty CP Địa ốc 11...

22 dự án còn lại trong danh sách trên thuộc 7 địa phương khác trong đó Nghệ An có 10 dự án, Quảng Ninh 3 dự án.

Hình ảnh khó tin trong nhà cấp 4 tưởng cũ kỹ ở Lâm Đồng

(Kiến Thức) - Với thiết kế lạ, ngôi nhà cấp 4 kiểu mới trên cao nguyên Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng được đăng ảnh nổi bật trên báo ngoại khiến nhiều người bất ngờ.

Hinh anh kho tin trong nha cap 4 tuong cu ky o Lam Dong
Giữa vùng quê hẻo lánh trên cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng, ngôi nhà cấp 4 kiểu mới của một đôi vợ chồng trẻ bỗng nổi bật và được Tạp chí kiến trúc nổi tiếng ở Mỹ Archdaily hết lời khen ngợi.

Cận cảnh tôm hùm nghìn đô vừa được nhà hàng "phóng thích"

(Kiến Thức) - Một con tôm hùm khổng lồ 132 năm tuổi có giá hàng nghìn USD sống hơn 20 năm trong bể nước tại một nhà hàng vừa được thả tự do.

Can canh tom hum nghin do vua duoc nha hang "phong thich"
Nhân dịp tháng tôm hùm quốc gia ở Mỹ, nhà hàng Peter’s Clam Bar ở thị trấn Hempstead, Long Island, New York (Mỹ) cho biết đã thả chú tôm hùm khổng lồ nặng 10 kg có tên Louie sau 2 thập kỷ nuôi con tôm trong bể nhà hàng. 

Điểm danh những sếp lớn dầu khí rơi vào đường tù tội

(Kiến Thức) -  Việc nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy bị khởi tố đang khiến dư luận xôn xao đã nối dài thêm danh sách những sếp lớn dầu khí "dính" vòng lao lý.

Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi
1. Khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy
Ngày 19/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) và các đơn vị liên quan. Ảnh: Tuổi trẻ.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-2
Cùng ngày, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét đối với ông Trần Trung Chí Hiếu, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX; ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc PVTEX; ông Vũ Phương Nam, Kế toán trưởng PVTEX; ông Đào Ngọ Hoàng, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX và ông Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC.KBC. Ảnh: Infonet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-3
Trong số 5 bị can trên, ông Đỗ Văn Hồng bị bắt tạm giam trước đó do liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Bốn người còn lại vừa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quyết định của cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản thất thoát. Ảnh: Internet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-4
Được biết, ông Vũ Đình Duy từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) - chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ (Hải Phòng) từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014. Sau đó, ông Duy được điều động và bổ nhiệm về Vinachem hồi giữa tháng 4/2016.  Ảnh: Báo Trẻ Online.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-5
Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương với 7.000 tỷ đồng), nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu. Ảnh: VnEconomy.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-6
Ban đầu, dự án được góp vốn bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tuy nhiên, phần vốn góp 200 tỷ đồng của Vinatex và 1 đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã nhanh chóng được các đơn vị này thoái hết và rút lui khỏi dự án vào năm 2015. Sau khi cơ cấu lại cổ đông, chỉ còn PVN và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí tham gia góp vốn đầu tư với tỷ lệ tương ứng 75:25 tại PVtex. Như vậy, với 75% góp vốn tại PVTEX, PVN nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ảnh: Internet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-7
Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, nhà máy liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ông Vũ Đình Duy cũng từng giữ chức Tổng giám đốc PVTEX rồi chuyển sang làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, sau đó được bổ nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) và cuối cùng được điều động làm Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho đến nay. Ảnh: Tiền Phong.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-8
Hồi tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra tình hình tại PVTEX và phát hiện nhiều sai phạm. Quá trình thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Ảnh: Vietnamnet.
Diem danh nhung sep lon dau khi roi vao duong tu toi-Hinh-9
Trịnh Xuân Thanh: Để lại khoản lỗ 3.200 tỷ,  trốn ra nước ngoài
Ngoài ông Vũ Đình Duy, trước đó còn có một số các sếp lớn dầu khí bị cơ quan bảo vệ pháp luật truy trách nhiệm như ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh sinh năm 1966, tại Đông Anh, Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quy hoạch đô thị. Năm 2007, ông Thanh đầu quân cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) với các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC. Dưới thời của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận làm lãnh đạo, nhiều cá nhân thuộc PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự. Ảnh: Đất việt.