Hà Nội nới lỏng như thế nào sau ngày 21/9?

Chiều 20/9, Hà Nội sẽ công bố các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 21/9. Mục đích tăng cường kiểm soát dịch bệnh, sớm ổn định đời sống người dân và sản xuất phục hồi kinh tế.

16h chiều 20/9, Hà Nội tổ chức hội nghị thông tin báo chí về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Chủ trì cuộc họp có Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cùng lãnh đạo các sở, ngành của thành phố.
Ha Noi noi long nhu the nao sau ngay 21/9?
 Người dân Hà Nội xếp hàng mua bánh Trung thu khi vẫn đang thực hiện giãn cách trước ngày 21/9.
Trước đó, chiều 19/9,  tại buổi giao ban trực tuyến Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 của Thành phố với các sở, ngành, quận, huyện thị xã, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, trong đợt đầu Hà Nội giãn cách xã hội (bắt đầu từ ngày 24/7), trung bình thành phố ghi nhận có 71,2 ca mắc mới/ngày; đến đợt giãn cách thứ 4 chỉ còn trung bình 25-27 ca/ngày; đến ngày 19/9, dự kiến cũng khoảng dưới 15 ca/ngày. Về kế hoạch tiêm chủng, đến ngày 15/9, Hà Nội đạt trên 93% tiêm mũi một; gần 70% toàn dân số đã được tiêm vắc xin.
Qua chiến dịch xét nghiệm, Hà Nội đã xét nghiệm diện rộng trên 4 triệu người để phát hiện các trường hợp F0; tỷ lệ ca mắc ngoài cộng đồng đã giảm. Sau đó, thành phố đã điều chỉnh xét nghiệm theo hướng có trọng điểm, đúng đối tượng, khu vực nguy cơ.
Từ các mốc thời gian của từng loại vắc xin, thành phố sẽ tiếp tục triển khai, bảo đảm sẽ tiêm vaccine mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên hoàn thành dự kiến trong tháng 11/2021. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu kép.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy đã nghe Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố báo cáo và xem xét kỹ các đề xuất để có các chỉ đạo cụ thể, hiệu quả nhất. Theo định hướng chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, dự kiến, sau 21/9, Hà Nội sẽ không chia 3 phân vùng. Nơi nào nguy cơ rất cao, có ca F0 sẽ trở thành điểm đỏ thì phải áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện theo tinh thần: “Không có đỏ là tốt nhất, có thì phải thu hẹp tối đa”.
Cũng theo ông Dương Đức Tuấn, sau ngày 21/9, Thành phố dự kiến sẽ cơ bản cho các công trình xây dựng hoạt động trở lại với các điều kiện cụ thể để bảo đảm an toàn, vì thế việc chủ động các phương án phòng, chống dịch cần được triển khai. Các khu vực điểm đỏ sẽ không được xây dựng hoặc đang triển khai xây dựng mà có F0 thì cũng phải dừng xây dựng.
Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy việc nới lỏng phải đi kèm với phải kiểm soát chặt chẽ, Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ của Thủ đô. Hà Nội cũng báo cáo Thủ tướng để làm việc với các tỉnh thành lân cận, phối hợp quản lý người ra vào Thủ đô. Sau ngày 21/9, Hà Nội sẽ xây dựng phương án phòng, chống dịch theo hướng nới lỏng từng bước để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Các quận, huyện, thị xã chủ động các phương án phòng, chống dịch sau ngày 21/9; chú trọng các phương án bảo đảm phòng chống dịch cho các phương tiện đường bộ, đường hàng không về Thành phố; chuẩn bị điều kiện cần thiết khi các trường học đón học sinh, sinh viên trở lại học tập.

Nguồn: Tiền Phong

Báo Tri thức và Cuộc sống có tôn chỉ, mục đích và mối quan hệ với VUSTA

Tôn chỉ, mục đích của Báo Tri thức và Cuộc sống là tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chính sách liên quan đến các lĩnh vực KH&CN; vai trò và sứ mệnh của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Báo Tri thức và Cuộc sống là cơ quan báo trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Báo mới được thành lập vào tháng 12/2020, trên cơ sở thực hiện Quyết định 362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch báo chí và sự sáp nhập của 4 cơ quan báo trực thuộc VUSTA, đó là: Báo Khoa học và Đời sống, Báo Đất Việt, Báo điện tử Tầm nhìn và Báo điện tử Kiến thức. Như vậy, dù là mới thành lập nhưng thực chất báo đã được kế tục sự nghiệp của các báo, tạp chí có uy tín, có bề dày trong làng báo cách mạng Việt Nam và trước đội ngũ trí thức Việt Nam.

FPT nhận nuôi 1.000 trẻ mồ côi vì COVID: Ông Trương Gia Bình cần làm gì?

Tập đoàn FPT đã thành lập trường nuôi dưỡng, đào tạo cho 1.000 em nhỏ mất cha, mẹ vì COVID-19 theo ý tưởng trước đó từ Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình.

Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Trương Gia Bình đã công bố thành lập trường và chu cấp toàn bộ việc nuôi dưỡng, đào tạo 1.000 trẻ em mất cha, mẹ vì COVID-19.
Đã sẵn sàng kinh tế nhận nuôi
Theo ông Trương Gia Bình, dịch COVID-19 đã gây ra rất nhiều khó khăn đất nước. Dịch khiến hàng nghìn người chết, hàng chục nghìn doanh nghiệp đóng cửa, hàng triệu người lao động mất việc, đau thương hơn nữa là hàng nghìn em nhỏ mất cha, mất mẹ.
Là một tập đoàn lớn hàng đầu Việt Nam, FPT muốn góp một phần sức của mình chung tay cùng khó khăn của đất nước bằng cách nhận các em, giúp đỡ các em trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội. "Với các em nhỏ mất cha, mẹ do COVID-19, tôi mong muốn tạo ra một môi trường để các em được học tập, rèn luyện, biến đau thương thành sức mạnh chinh phục những đỉnh cao" - ông Trương Gia Bình nói.
FPT nhan nuoi 1.000 tre mo coi vi COVID: Ong Truong Gia Binh can lam gi?
Nhiều trẻ em mồ côi cha, mẹ vì COVID-19. 
Theo đó, FPT sẽ nhận 1.000 trẻ mất cha, mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm tới cho tới khi các em trưởng thành, chi phí mỗi năm 80 tỷ đồng. “Chúng tôi cam kết giúp các em học tập theo chương trình phổ thông, đại học FPT và học lên cao hơn nếu có nguyện vọng. Trong quá trình đào tạo đó, chúng tôi muốn giúp các em phát huy mọi khả năng của mình. Nếu các em giỏi công nghệ thì đi theo con đường công nghệ, giỏi nghệ thuật đi theo con đường nghệ thuật, giỏi khoa học thì làm khoa học” - ông Trương Gia Bình khẳng định.
FPT nhan nuoi 1.000 tre mo coi vi COVID: Ong Truong Gia Binh can lam gi?-Hinh-2
Tập đoàn FPT sẽ nhận nuôi, chu cấp cho 1000 em nhỏ đến tuổi trưởng thành. 
Theo đại diện FPT, trường sẽ mở tại FPT City Đà Nẵng, nơi có thể nuôi dưỡng, đào tạo các em từ lớp 1 đến 12 và cả Đại học.
Trường học sẽ được xây dựng theo mô hình thiếu sinh quân. Đây là mô hình giúp các em hoà đồng với các bạn, rèn luyện kỷ luật, dành nhiều thời gian học hành, phát triển, trở thành những người có ích cho xã hội để phục vụ quê hương đất nước.
Gia đình là nơi tốt nhất cho trẻ em
Luật sư Vũ Tuấn - Văn phòng luật sư Hưng Việt cho biết, hành động của ông Trương Gia Bình và Tập đoàn FPT là rất đáng hoan nghênh và tán dương, nhưng để nhận nuôi 1.000 em nhỏ này, cá nhân ông Bình và FPT phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý, cũng như đảm bảo cơ sở vật chất.
Hiện nay, nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, trợ giúp đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội trên lãnh thổ Việt Nam và cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật. Điều này được thể hiện rõ tại Điều 3, nghị định 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính Phủ.

Dân Hà Nội đổ xô đi mua đồ chơi Trung thu bất chấp COVID-19

Người dân đổ về một số hiệu sách, cửa hàng văn phòng phẩm, quà lưu niệm trên các tuyến phố Tô Hiệu, Trần Thái Tông, Cầu Giấy (Hà Nội) mua đồ chơi Trung thu cho trẻ em tối 19/9.

Dan Ha Noi do xo di mua do choi Trung thu bat chap COVID-19

Trước đêm Trung thu hai ngày, tuyến phố Tô Hiệu (quận Cầu Giấy) nhộn nhịp hơn thường lệ khi các gia đình cho trẻ nhỏ đi mua đồ chơi.

Dan Ha Noi do xo di mua do choi Trung thu bat chap COVID-19-Hinh-2

Nhiều cửa hàng bán sách, vật phẩm lưu niệm ở khu vực này đón lượng khách đông đảo cả ngày và tối. Cảnh chen chân chọn mua đồ chơi Trung thu diễn ra ở một số thời điểm, gây lo ngại về an toàn phòng dịch Covid-19.