(Kiến Thức) - Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 8h sáng ngày 8/7 khiến một người đàn ông trung niên tử vong trên địa phận phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Liên quan đến vụ việc một người đàn ông tử vong do vượt đường sắt, trao đổi với PV sáng 8/7, Lãnh đạo công an phường Hoàng Liệt xác nhận sự việc và cho biết, nạn nhân tử vong tên là Hoàng Văn Quý (SN 1954, ở xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Hiện trường vụ tai nạn.
Vụ tai nạn đường sắt xảy ra vào khoảng 8h15 cùng trên đường Giải Phóng (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo những người dân xung quanh, ông Quý di chuyển bằng xe đạp, tới đoạn rẽ vào Linh Đàm thì xuống xe để đi vệ sinh. Tuy nhiên lúc này, đoàn tàu SE11 băng qua làm nạn nhân tử vong tại chỗ.
Cũng theo lãnh đạo công an phường Hoàng Liệt, ngay sau khi nhận được thông tin, đơn vị đã có mặt để khám nghiệm hiện trường và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa.
Trước đó vào đêm 7/7, một vụ tai nạn đường sắt cũng đã xảy ra tại địa phận phường Hòa Thuận (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Nạn nhân là anh Nguyễn Văn T. (30 tuổi, trú xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
Hiện trường vụ tai nạn tại tỉnh Quảng Nam.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h30 khuya 7/7, tàu hỏa SE8 chạy hướng ra Bắc, khi đi đến Km 862+788 thuộc phường Hòa Thuận thì bất ngờ phát hiện một người đang đứng giữa đường ray.
Dù lái tàu đã bấm còi nhưng do không thể hãm phanh và khoảng cách quá ngắn nên đoàn tàu đã đâm trúng anh T., hất văng ra khỏi đường sắt, làm nạn nhân tử vong tại chỗ. Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được cho do anh T. muốn tự tử.
>>> Xem thêm: Cố vượt qua đường sắt, 2 thanh niên bị tàu hỏa đâm tử vong
Tàu hỏa tông xe tải văng xa, đường sắt tê liệt nhiều giờ
(Kiến Thức) - Nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn tàu hỏa tông xe tải tại khu vực huyện Thuận Nam, Ninh Thuận được cho là do lái xe tải thiếu quan sát, vượt ẩu.
Vụ tai nạn tàu hỏa tông xe tải xảy ra vào khoảng 13h20 chiều nay (7/8) tại km 1429+900 đoạn qua Hòa Trinh - Cà Ná (huyện Thuận Nam, tinh Ninh Thuận).
Thông tin ban đầu, khi di chuyển tới đây, tàu hỏa SE5 đang hành trình từ Hà Nội vào Sài Gòn đã tông phải xe tải mang BKS 85C-02514.
Dự thảo giám sát của Bộ Công an: “Không được quay phim dân giám sát thế nào“
(Kiến Thức) - Theo luật sư, Điều 11 của Dự thảo đã bỏ qua hình thức quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình của người dân là trái với quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
Vừa qua, Bộ Công an đang lấy ý kiến người dân về Dự thảo lần 2 "Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông" gồm 3 chương 13 điều (thay thế cho Thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009).
Trong dự thảo lần này, Bộ Công an đề xuất nhân dân chỉ được giám sát Công an trong chấp hành điều lệnh, thái độ, tác phong; cách xử lý có khách quan, đúng pháp luật hay không khi làm nhiệm vụ.
Việc giám sát được thực hiện qua hình thức thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với công an nhân dân...
Bộ Công an vừa công bố dự thảo, đề xuất công khai thông tin cán bộ CSGT khi làm việc (Ảnh minh họa).
So với quy định tại Thông tư 54, dự thảo này không còn hình thức giám sát của người dân qua "quan sát, phát hiện hoạt động của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ ở trụ sở, nơi làm việc hoặc trên tuyến đường hay trên các phương tiện giao thông".
Đến đây, nhiều người đặt câu hỏi: Nếu dự thảo được thông qua thì người dân có được quay clip, chụp ảnh để giám sát CSGT làm nhiệm vụ hay không? Việc quay clip ghi hình có bị coi là vi phạm pháp luật không?
Về vấn đề này, PV Kiến Thức đã có cuộc phỏng vấn với luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM) để có nhận định rõ ràng hơn về dự thảo luật mới của Bộ Công an.
Theo luật sư, nếu dự thảo thông tư mới của Bộ Công an được thông qua thì người dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình cảnh sát trong quá trình thực thi nhiệm vụ có bị coi là phạm pháp không?