Dự thảo giám sát của Bộ Công an: “Không được quay phim dân giám sát thế nào“

(Kiến Thức) - Theo luật sư, Điều 11 của Dự thảo đã bỏ qua hình thức quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình của người dân là trái với quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

Vừa qua, Bộ Công an đang lấy ý kiến người dân về Dự thảo lần 2 "Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông" gồm 3 chương 13 điều (thay thế cho Thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009).
Trong dự thảo lần này, Bộ Công an đề xuất nhân dân chỉ được giám sát Công an trong chấp hành điều lệnh, thái độ, tác phong; cách xử lý có khách quan, đúng pháp luật hay không khi làm nhiệm vụ.
Việc giám sát được thực hiện qua hình thức thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với công an nhân dân...
Du thao giam sat cua Bo Cong an: “Khong duoc quay phim dan giam sat the nao“
Bộ Công an vừa công bố dự thảo, đề xuất công khai thông tin cán bộ CSGT khi làm việc (Ảnh minh họa).
So với quy định tại Thông tư 54, dự thảo này không còn hình thức giám sát của người dân qua "quan sát, phát hiện hoạt động của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ ở trụ sở, nơi làm việc hoặc trên tuyến đường hay trên các phương tiện giao thông".
Đến đây, nhiều người đặt câu hỏi: Nếu dự thảo được thông qua thì người dân có được quay clip, chụp ảnh để giám sát CSGT làm nhiệm vụ hay không? Việc quay clip ghi hình có bị coi là vi phạm pháp luật không?
Về vấn đề này, PV Kiến Thức đã có cuộc phỏng vấn với luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM) để có nhận định rõ ràng hơn về dự thảo luật mới của Bộ Công an.
Theo luật sư, nếu dự thảo thông tư mới của Bộ Công an được thông qua thì người dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình cảnh sát trong quá trình thực thi nhiệm vụ có bị coi là phạm pháp không? 
Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Theo đó, trên tinh thần của Hiến pháp, công dân được làm những gì pháp luật không cấm, vì thế quy chế cấm người dân quay phim, chụp ảnh là trái luật, trái với quyền dân chủ và thực hành giám sát của công dân. Cán bộ tiếp công dân hay lực lượng cảnh sát là những người đại diện cho quyền lực nhà nước thực thi công vụ, là tượng trưng cho sự "công khai, dân chủ, công bằng, văn minh" là hình ảnh đại diện cho bộ máy quản lý nhà nước.
Đây là quan hệ hành chính nhà nước chứ không phải quan hệ dân sự thông thường và không thuộc phạm vi bí mật đời tư. Quyết định số 160/2004/QĐ-TTg. Chỉ ở những nơi được coi là thuộc phạm vi bí mật Nhà nước như khu vực an ninh, quốc phòng hay các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế thì người quay phim, chụp hình bắt buộc phải có sự cho phép của cơ quan chức năng, của đơn vị có thẩm quyền.
Như vậy việc Điều 11 của Dự thảo quy định 04 hình thức người dân được quyền giám sát mà bỏ qua hình thức quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình của người dân là trái với quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
Du thao giam sat cua Bo Cong an: “Khong duoc quay phim dan giam sat the nao“-Hinh-2
Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng việc người dân giám sát hoạt động của cảnh sát nói riêng hay của các lực lượng chức năng khác là rất tốt và pháp luật không cấm.  
Ông đánh giá thế nào về quyền giám sát bằng hình thức quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình của người dân?
Tôi cho rằng việc người dân giám sát hoạt động của cảnh sát nói riêng hay của các lực lượng chức năng khác là rất tốt và pháp luật không cấm. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người dân có quyền giám sát đối với hoạt động thi hành công vụ của các lực lượng chức nhưng không được gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động công vụ. Nếu có hành động cản trở người thi hành công vụ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội Chống người thi hành công vụ, quy định tại điều 330 tại Bộ luật Hình sự.
Nếu những đoạn phim, hình ảnh do công dân quay được thể hiện cán bộ tiếp công dân hay lực lượng CSGT có hành vi sai trái, không đúng với các quy định pháp luật thì người dân có quyền sử dụng làm bằng chứng tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền. Việc tố cáo các sai phạm, tiêu cực không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của người dân. Luật không có quy định cấm quay phim, chụp ảnh nhưng cấm phát tán bừa bãi.
Trong trường hợp người dân cố ý "quay phim, chụp ảnh" là để nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân người bị đăng tải, lợi dụng vào đó kích động quần chúng, lôi kéo dụ dỗ người dân tham gia vào các hoạt động chống phá chính quyền thì đó là hành vi phạm pháp.
Theo đó, người vi phạm sẽ xử phạt theo Luật An ninh mạng hoặc có thể bị xử lý hình sự. Quy trình sử dụng các đoạn phim, hình ảnh đó sẽ căn cứ theo trình tự tố tụng tại tòa án hoặc khiếu nại, kiến nghị theo thủ tục hành chính. Nếu việc sử dụng được xem là đem lại công bằng - dân chủ cho người dân, giữ vững kỷ cương - pháp chế nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, khi đó hình ảnh đã được sử dụng hợp pháp.
Du thao giam sat cua Bo Cong an: “Khong duoc quay phim dan giam sat the nao“-Hinh-3
Trần Đình Sang - một trong những đối tượng quay phim, chụp ảnh lực lượng chức năng với mục đích xấu. 
Thực thi quyền giám sát của người dân đối với các nhân viên công vụ là cần thiết để chống sự lạm quyền của nhân viên công vụ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người dân có thể lạm dụng quyền giám sát của mình để cản trở hoạt động nghiệp vụ, cũng như xâm phạm các quyền về hình ảnh cá nhân của nhân viên công vụ.
Thực tế, không ít người dân sau khi ghi hình cảnh sát giao thông tác nghiệp đã hồn nhiên đưa vào những lời lẽ bình luận ác ý, thô lỗ và đưa lên mạng xã hội. Hình ảnh nhiều khi được biên tập, chế biến nhằm mục đích bôi nhọ quá trình tác nghiệp của nhân viên công vụ.
Tuy nhiên, theo tôi mọi thứ vấn đề không phải nằm ở người dân mà nằm ở lực lượng chức năng, đây mới là vấn đề mấu chốt. Nếu nghiệp vụ của các anh giỏi, tuân theo pháp luật, không lót tay thì không việc gì phải sợ ai ghi âm, ghi hình mình cả.
Khi gặp những đối tượng có hành vi gây rối trong khi thực thi nhiệm vụ, lực lượng chức năng, trước hết phải bình tĩnh, giữ đúng tư thế, tác phong, điều lệnh công an nhân dân, tránh để các đối tượng lợi dụng, kích động.
Cần phải giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là đã vi phạm pháp pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi đó. Trong những trường hợp cần thiết có thể cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi. Nếu cố tình không chấp hành, tiếp tục vi phạm thì khống chế đưa về trụ sở UBND hoặc công an phường gần nhất để giải quyết.
>>> Xem thêm video: “Thánh chửi” Trần Đình Sang bị Công an vây bắt

Nguồn VTC


Đề xuất lắp camera, ghi âm giám sát cán bộ, chống "tham nhũng vặt"

(Kiến Thức) - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất tại những nơi cán bộ cơ quan NN thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng camera. máy ghi âm... khắc phục tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng.

Sáng 27/6, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị 10 của Thủ tướng về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến rõ rệt và đã có sự chuyển biến tích cực, thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức và cơ chế lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được hoàn thiện.

De xuat lap camera, ghi am giam sat can bo, chong
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất lắp camera, ghi âm giám sát cán bộ, chống "tham nhũng vặt".

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng đã có chuyển biến tích cực, nhất là việc phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc, vụ án lớn, được xã hội quan tâm, đồng tình, ủng hộ, đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân, doanh nghiệp để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định.

Tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định, không công bằng, không khách quan. Điều này đã gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhiều nơi vẫn còn kém. Thấy rõ nhất ở một số lĩnh vực như: Thuế, hải quan, quản lý đất đai, cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, quản lý đầu tư, quản lý môi trường, xây dựng, cảnh sát giao thông, thanh tra chuyên ngành và một số đơn vị...

Còn tình trạng người dân, doanh nghiệp vì muốn được giải quyết công việc của mình, đã dễ dàng tiếp tay cho những hành vi sai trái của cán bộ, công chức, viên chức.

Trong những giải pháp được đưa ra để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất tại những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng công nghệ hiện đại như ghi âm, ghi hình… Khắc phục tình trạng chồng chéo, gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo và có chế tài xử lý.

Quốc hội thông qua giám sát tối cao việc phòng, chống xâm hại trẻ em

(Kiến Thức) - Sáng ngày 10/6, Quốc hội Đẫ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020 với 92,15% đại biểu Quốc hội tán thành phương án giám sát tối cao việc phòng, chống xâm hại trẻ em.

Sáng 10/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020 với 446/447 đại biểu (92,15% tổng số) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.

Thủ tướng: Tiếp dân cũng phải ghi âm, ghi hình

(Kiến Thức) - Tiếp dân cũng phải ghi âm, ghi hình, hỏi cung cũng vậy, quy định như thế để đảm bảo quyền con người - Thủ tướng nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác ngành tư pháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong thành tích chung của đất nước có sự đóng góp của ngành tư pháp.

Thu tuong: Tiep dan cung phai ghi am, ghi hinh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc