Hà Nội: Người dân ở Nhật Tân được phát thẻ đi chợ theo giờ

Để giảm thiểu tối đa lượng người dân đến chợ, tránh tụ tập đông người trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, phường Nhật Tân, Bưởi của quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai phát thẻ đi chợ cho người dân.

Ngày 27/7, trao đổi với PV lãnh đạo UBND phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) cho biết, phường triển khai việc phát thẻ đi chợ cho người dân từ chiều qua (26/7) và sẽ có những điều chỉnh cho hợp lý. Mục đích là giảm thiểu tối đa lượng người đến chợ, tránh tập trung đông người, phòng dịch.
Đến tối cùng ngày, các tổ dân phố trên địa bàn phường cơ bản đã triển khai đồng loạt và phát đi hết các phiếu đi chợ đến người dân. Hiện tại, phường rà soát nốt những hộ còn thiếu và sót để phát nốt thẻ.
Ha Noi: Nguoi dan o Nhat Tan duoc phat the di cho theo gio
Thẻ đi chợ được phát cho người dân trên địa bàn phường Nhật Tân. 
Được biết, mỗi hộ dân ở phường Nhật Tân được nhận phiếu đi chợ trong 15 ngày giãn cách xã hội, trên phiếu ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình, địa chỉ. Mỗi tuần, đại diện các hộ có thể đi chợ 4 lần, luân phiên vào một khung giờ nhất định theo ngày chẵn hoặc lẻ và chủ nhật.
Thời gian đi chợ được ghi chia rõ ràng trên thẻ từ 5h30 đến 6h30 buổi sáng, buổi chiều chỉ được đi chợ vào thứ bảy từ 15h30 đến 16h30.
Ngoài phát phiếu đi chợ, phường Nhật Tân còn phát thẻ lao động cho các hộ gia đình, mỗi hộ một người, được phép ra vào bãi đào phường Nhật Tân lao động trong thời gian giãn cách xã hội.
Tại phường Bưởi (Tây Hồ, Hà Nội) cũng bắt đầu triển khai việc phát thẻ đi chợ cho người dân.
Thông tin với PV, ông Hoa Xuân Thuận - Phó Chủ tịch UBND phường Bưởi cho biết, thẻ đi chợ dân sinh phát cho người dân được phường tự làm từ tấm bìa và phát cho người dân từ chiều ngày 26/6.
Đến sáng nay, các cán bộ phường tiếp tục in ấn và đóng dấu nốt những chiếc thẻ còn lại để phát cho các tổ trưởng triển khai nhanh chóng đến người dân.
Trước đó, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp, tối ngày 23/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố.

Đi chợ đầu năm: Hải sản tăng giá vùn vụt, hoa tươi rẻ hơn trước Tết

Tại các chợ truyền thống Hà Nội, từ mùng 2 Tết, lác đác có tiểu thương mở hàng. Đến mùng 4 Tết, hàng hóa đầy ắp chợ, sức mua chưa cao. Hải sản tăng giá vẫn đắt khách, hoa tươi rẻ bằng nửa trước Tết.

Thời tiết ấm, rau củ quả tươi ngon sẵn hàng tại chợ xuyên suốt kỳ nghỉ Tết. Mở hàng muộn hơn ngày thường khoảng nửa tiếng, tiểu thương chỉ đi chợ sáng, số ít nán lại tới qua trưa. Giá rau xanh tương đối ổn định.
Di cho dau nam: Hai san tang gia vun vut, hoa tuoi re hon truoc Tet
 

Rau tại chợ đầy đủ các mặt hàng như trước Tết. Các loại rau ăn lá, rau sống đắt hàng, số ít nhích nhẹ thêm 1.000 đồng/ mớ. Khách đi chợ hài lòng vì mua được rau ngon, khách quen mở hàng còn lì xì thêm tiểu thương.

Di cho dau nam: Hai san tang gia vun vut, hoa tuoi re hon truoc Tet-Hinh-2
 

Thịt lợn giữ giá ổn định trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, thịt bò theo đà tăng từ trước Tết, một số phần ngon tăng tới 200.000 đồng/kg. "Bắp hoa 700.000 đồng/kg, gầu 300.000 đồng/kg, lõi rùa hết sạch vì khách đặt ăn lẩu từ mấy ngày nay", tiểu thương chợ Kim Liên (Hà Nội) cho biết.

Di cho dau nam: Hai san tang gia vun vut, hoa tuoi re hon truoc Tet-Hinh-3
 

Tiểu thương quan niệm may mắn đầu năm là bán chạy hàng, khách dễ tĩnh. Do vậy, các quầy nhập hàng ít hơn thường lệ để mong hết hàng sớm. Nhiều năm đi chợ, tiểu thương nắm được tâm lý tích trữ của người dân, nhập hàng dè dặt ngày đầu để đón ý khách.

Di cho dau nam: Hai san tang gia vun vut, hoa tuoi re hon truoc Tet-Hinh-4
 

Đổi món với hải sản, nhiều gia đình chọn mua tôm, cá, bề bề, ngao, … cho bữa cơm ngày Tết. Các quầy hải sản hoàn toàn vắng bóng mực. Tôm sú 750.000 đồng/ kg, bề bề 600.000 đồng/kg, cá các loại 200.000 - 400.000 đồng/kg. Chị Bích Thủy (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng chất lượng hải sản chưa tương xứng với giá, tuy nhiên ngày Tết không có nhiều lựa chọn.

Di cho dau nam: Hai san tang gia vun vut, hoa tuoi re hon truoc Tet-Hinh-5
 

Thời tiết tốt, hoa màu sinh trưởng ổn định, giá hoa nhiều loại rẻ bằng nửa trước Tết. Cúc đại đóa 2.000 đồng/ bông. Hoa hồng đắt hơn do dư âm lễ tình nhân, khoảng 4.000 - 5.000 đồng/ bồng.

Di cho dau nam: Hai san tang gia vun vut, hoa tuoi re hon truoc Tet-Hinh-6
 

Khách lựa hoa bên chợ Nguyễn Công Trứ (Hà Nội). Quầy hàng trong chợ phần nhiều vẫn đóng cửa, các xe hoa thoải mái đỗ vỉa hè buôn bán.

Di cho dau nam: Hai san tang gia vun vut, hoa tuoi re hon truoc Tet-Hinh-7
 

Nhìn chung, giá cả hàng hóa sau Tết tương đối ổn định. Tiểu thương và hàng hóa trở lại chợ đủ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Quầy hàng khô, đồ chế biến sẵn và một số khu chợ nổi tiếng tại Hà Nội vẫn cửa đóng then cài.

Choáng váng 5 loại cây cảnh giá đắt ngang biệt thự

(Kiến Thức) - Vẻ đẹp độc đáo và sự quý hiếm, những loại cây này trở thành đối tượng săn lùng của giới đam mê cây cảnh trên thế giới. 

Choang vang 5 loai cay canh gia dat ngang biet thu
Tại Hội nghị cây cảnh quốc tế năm 2013 được tổ chức tại Takamatsu (Nhật Bản), một cây bonsai đã được bán với giá kỷ lục 1,3 triệu USD. Ảnh: Japan times.  

Ngỡ ngàng sự thật sau màn rao bán sầu riêng "không chạm đất"

Bài đăng bán quả sầu riêng với giá trên trời của 1 người đàn ông đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Đoạn đăng tải của anh Wan Mahussin Wan Zain, một người đàn ông 27 tuổi sống ở Shah Alam, Selangor, Malaysia gần đây đã lan truyền chóng mặt khi anh ta "rao bán" 1 quả sầu riêng vơi giá sau khi anh ta nói đùa trên máy ảnh để bán một quả sầu riêng với giá 500 RM (khoảng 2,7 triệu đồng). Người đàn ông này cho rằng, đây là trái sầu riêng siêu đặc biệt, vì "không chạm đất".

Theo lời "quảng cáo" của Wan Mahussin Wan Zain, quả sầu riêng này rơi trúng ô tô và làm vỡ kính chắn gió phía sau chiếc xe của anh. Bởi vậy, số tiền rao bán quả sầu bằng đúng tiền thay kính mới cho xe.