Hà Nội: Ngán ngẩm cảnh du xuân, dẫm chân lên cỏ

Để có được những tấm hình du xuân ưng ý nhất, nhiều người đã có hành động không mấy đẹp mắt trong đêm giao thừa và ngày đầu năm khi du xuân.

Như mọi năm, ở thủ đô địa điểm được nhiều người lựa chọn để du xuân là phố đi bộ, không gian quanh khu vực hồ Gươm, đền Ngọc Sơn. Đặc biệt, năm nay khu vực hồ Gươm được bài trí các hình con thú ngộ nghĩnh được kết bằng hoa lá tự nhiên càng khiến người thưởng ngoạn thích thú.
Và để có được những tấm hình xuân ấn tượng nhằm lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ trong dịp Tết, nhiều người, nhất là các bạn trẻ đã có hành động không mấy đẹp mắt ngay trong đêm giao thừa và ngày đầu năm mới: chen nhau dẫm đạp lên các ô cỏ, tiến lại gần các hình con vật để chụp ảnh.
Ha Noi: Ngan ngam canh du xuan, dam chan len co
Ha Noi: Ngan ngam canh du xuan, dam chan len co-Hinh-2
 Những hình ảnh không mấy đẹp mắt đêm giao thừa.
Tối 30 Tết, chúng tôi nhận thấy không chỉ một mà rất nhiều nhóm bạn trẻ thản nhiên dẫm chân lên cỏ để có được bức hình đẹp. Nhiều bạn trẻ sau khi được hỏi đều cùng chung lý do vì không thấy có biển cấm nên nghĩ đó là hành động bình thường, không đáng trách.
Ông Nguyễn Hải (phố Hàng Chiếu) phàn nàn không dẫm lên cỏ công viên, nơi công cộng... là điều đương nhiên mà nhiều người phải biết nhưng có lẽ người quá đông nên khó kiểm soát. Đồng thời, ý thức của lớp trẻ bây giờ chưa tốt, chưa có tính tự giác; hệ thống biển cấm đặt chưa nhiều, chưa hợp lý nên cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Trao đổi với chúng tôi, anh Trung Đức (ở phố Nguyễn Du) đang đưa vợ con đi du xuân, dạo quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm bảo: “Thật ra tôi cũng muốn cho các con được tiến gần hơn với các con thú ngộ nghĩnh nhưng nếu thỏa mãn yêu cầu của con thì vô tình đã tạo một thói quen thiếu văn hóa cho các con”.
Theo anh Đức, không nhất thiết phải bước tới chân dẫm lên cỏ, tiến gần vào với các con vật mới có được bức hình đẹp. Hiện nay, nhờ sự trợ giúp của công nghệ, mọi người có thể đứng bên ngoài rào chắn mà vẫn có được bức hình ưng ý.
Ha Noi: Ngan ngam canh du xuan, dam chan len co-Hinh-3
Ha Noi: Ngan ngam canh du xuan, dam chan len co-Hinh-4
  Những hình ảnh không mấy đẹp mắt đêm giao thừa.
Quay lại khu vực hồ Hoàn Kiếm vào chiều ngày mùng 1 Tết, chúng tôi thấy dù hành động dẫm chân lên cỏ vẫn tiếp diễn nhưng số lượng đã giảm đi đáng kể, chỉ còn lác đác vài trường hợp. Nhưng với lượng người đổ về khu trung tâm Hà Nội quá đông thì hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đôi chân kia đang thản nhiên dẫm lên cỏ thì vườn hoa đẹp cũng mau chóng bị xơ xác.
Nói về điều này, GS Ngô Đức Thịnh – nhà nghiên cứu văn hóa, từng cho rằng đây là một hành động kỳ lạ và bản thân ông cũng sợ nó dần dần trở thành bản tính của con người Việt Nam. Tương lai thì chưa biết thế nào nhưng bây giờ, theo GS Thịnh, chúng ta chưa có cách giải quyết triệt để cũng như người dân chưa có sự nhận thức đúng đắn về hành vi của mình tại điểm công cộng.
Ha Noi: Ngan ngam canh du xuan, dam chan len co-Hinh-5
Ha Noi: Ngan ngam canh du xuan, dam chan len co-Hinh-6
 Rất thản nhiên dẫm chân lên cỏ.

Ngậm ngùi những nghề ăn Tết không trọn vẹn

(Kiến Thức) - Tết Nguyên đán là dịp để mỗi gia đình sum vầy đón năm mới. Nhưng có rất nhiều người thường xuyên không được nghỉ Tết trọn vẹn...

Ngam ngui nhung nghe an Tet khong tron ven
 Mỗi dịp Tết đến xuân về, nghề cửu vạn (bốc vác) lại và dịp "làm ăn", nhất là ở những vùng giáp biên, khi hàng hóa đổ về dồn dập. Vì gánh nặng mưu sinh, những người gắn với nghề này không biết lúc nào được nghỉ Tết, họ phải phụ thuộc vào những chuyến hàng đến và đi. Không ít trong số họ là nữ giới vẫn chấp nhận công việc nặng nề này. Ảnh: Tiền Phong.

Nhà giàu ăn gì mỗi dịp lễ Tết?

(Kiến Thức) - Cứ mỗi dịp cuối năm, những món ăn lạ được nhà giàu săn lùng ráo riết để phục vụ nhu cầu ăn Tết hoặc làm quà Tết.

Lùng gà Brahma hàng chục triệu. Năm nay, dường như, gà Đông Cảo phục vụ đại gia ăn Tết đã lỗi thời. Nó đang bị thất sủng trước giống gà có tên Brahma, hay còn có tên tiếng Việt là gà Kỳ Lân với lớp lông óng mượt chạy dọc từ bụng xuống móng chân. Ảnh: Vietnamnet.
Lùng gà Brahma hàng chục triệu. Năm nay, dường như, gà Đông Cảo phục vụ đại gia ăn Tết đã lỗi thời. Nó đang bị thất sủng trước giống gà có tên Brahma, hay còn có tên tiếng Việt là gà Kỳ Lân với lớp lông óng mượt chạy dọc từ bụng xuống móng chân. Ảnh: Vietnamnet.
Đây là vua của các loại gà, mỗi con khoảng 9-18kg, đẻ 70-90 quả trứng/năm. Loại gà này có hình dáng hùng dũng, ít dính bệnh, sức đề kháng cao vì thế mà nó mang biểu tượng của sự quyền lực phú quý. Một đôi gà Brahma thuần chủng ở nước ngoài với giá 40 triệu, nhiều người phải đặt ở Ấn Độ và Pháp mới tìm được con thuần chủng. Ảnh: Vietnamnet.
Đây là vua của các loại gà, mỗi con khoảng 9-18kg, đẻ 70-90 quả trứng/năm. Loại gà này có hình dáng hùng dũng, ít dính bệnh, sức đề kháng cao vì thế mà nó mang biểu tượng của sự quyền lực phú quý. Một đôi gà Brahma thuần chủng ở nước ngoài với giá 40 triệu, nhiều người phải đặt ở Ấn Độ và Pháp mới tìm được con thuần chủng. Ảnh: Vietnamnet.