Hà Nội đặt chỉ tiêu xử phạt hành chính 500 lượt người bán dâm

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu tăng cường các hoạt động phòng ngừa, trấn áp tội phạm liên quan đến tệ nạn mại dâm.

Kế hoạch Phòng, chống mại dâm trên địa bàn Hà Nội năm 2017 đặt ra những chỉ tiêu cụ thể như triệt xóa 200 vụ, xét xử 150 vụ liên quan đến hoạt động, tệ nạn mại dâm.
Đồng thời, Công an TP Hà Nội sẽ kiểm tra hành chính 150 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, không để tái hoạt động trở lại đối với 20 tụ điểm mại dâm nơi công cộng đã triệt xóa từ năm 2009.
Ha Noi dat chi tieu xu phat hanh chinh 500 luot nguoi ban dam
Ảnh minh họa. 
UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu tăng cường các hoạt động phòng ngừa, trấn áp tội phạm liên quan đến mại dâm, triệt phá các tụ điểm, “khu vực”, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm ở các địa bàn trọng điểm. Quản lý chặt chẽ các đối tượng nghi vấn, kịp thời phát hiện các đường dây, ổ nhóm hoạt động mại dâm để có kế hoạch triệt xóa.
Công an TP Hà Nội được giao nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các quận huyện tiến hành lập án đấu tranh, triệt xóa các ổ nhóm, tụ điểm, đường dây mại dâm, không để hình thành các ổ nhóm, đường dây mại dâm hoạt động công khai.
Đồng thời phối hợp với Sở LĐTB&XH sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý người vi phạm tệ nạn xã hội, nắm bắt danh sách người bán dâm thông qua việc xử phạt vi phạm hành chính.
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn, phòng, chống lây nhiễm HIV, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

'Phải đau đáu khi trong nhà dân không quá 500.000 đồng'

"Phải đau đáu khi trong nhà dân không quá 500.000 đồng" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tài sản trong nhà người dân ở Sa Pa (Lào Cai) có không quá 500.000 đồng và lưu ý từng ngành, địa phương phải thấy nỗi đau đau đáu này để tập trung nguồn lực cho xây dựng nông thôn, nông dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn chứng khi lên Sa Pa (Lào Cai) dịp rét đậm, rét hại đến mức trâu bò chết, vào trong nhà dân tháy tài sản trong nhà không quá 500.000 đồng, và lưu ý phải thấy nỗi đau đau đáu đó để tập trung nguồn lực cho nông thôn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn chứng khi lên Sa Pa (Lào Cai) dịp rét đậm, rét hại đến mức trâu bò chết, vào trong nhà dân tháy tài sản trong nhà không quá 500.000 đồng, và lưu ý phải thấy nỗi đau đau đáu đó để tập trung nguồn lực cho nông thôn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngoài ông Đinh La Thăng, còn bao nhiêu cán bộ cao cấp “ngã ngựa”?

(Kiến Thức) - Ngoài ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh, còn có hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo tỉnh, thành khác bị xử lý kỷ luật cách chức, thậm chí khởi tố, truy tố hình sự…

Nguyên Ủy viên BCT, ủy viên TƯ Đảng cũng bị kỷ luật, khởi tố
Trong số hàng loạt cán bộ cao cấp “ngã ngựa”, thu hút sự chú ý của dư luận nhất là trường hợp ông Đinh La Thăng. Ngày 7/5/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII. Bộ Chính trị sau đó quyết định ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh.

PVN mất 800 tỷ: Từ né trách nhiệm đến nhận sai của ông Đinh La Thăng

(Kiến Thức) -  Ông Đinh La Thăng đã thay đổi thái độ từ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu…đến nhận trách nhiệm và xin pháp luật khoan hồng.

Trong vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thiệt hại 800 tỉ đồng của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), ông Đinh La Thăng bị truy tố tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại kết luận điều tra của cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 19/12 nêu rõ, ông Đinh La Thăng có thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó gây cản trở hoạt động điều tra.