Hà Nội: Dân “tố” công an xã xông vào công ty đánh người

(Kiến Thức) - Sau khi xảy ra cự cãi với Trưởng phòng nhân sự, anh Dũng "tố" đã bị nhóm khoảng 7-8 người xưng là công an xã Liên Phương "hành hung".

Chiều 4/11, phóng viên Kiến Thức nhận được phản ánh của anh Phan Văn Sang và anh Lê Văn Dũng, đều trú ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa, đang làm việc tại Công ty cổ phần Hoa Nam (xã Liên Phương, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) về việc họ bị một số công an xã Liên Phương “hành hung” ngay nơi làm việc sau khi xảy ra cãi cọ với anh Đăng Quốc Long, Trưởng phòng nhân sự của công ty Hoa Nam.
Công ty cổ phần Hoa Nam nơi xảy ra sự việc.
 Công ty cổ phần Hoa Nam nơi xảy ra sự việc.
Theo anh Lê Văn Dũng (lái xe của công ty Hoa Nam) cho biết: “Sự việc xảy ra khoảng 13h ngày 4/11, lúc đó tôi đang sửa xe ô tô ngoài sân công ty thì đồng chí Long đến điều tôi đi gắp công ở Ngọc Hồi. Do mỗi lần các lái xe trong công ty đi gắp công tác đều phải nhận lệnh từ lãnh đạo, đặc biệt phải có kinh phí mới di chuyển được nên tôi không đi".
"Thấy tôi không đi, Long liền buông những lời lẽ tục tĩu xúc phạm, đồng thời chửi bới tôi một cách thậm tệ. Trong lúc nổi nóng, tôi đã cãi lại và có ném một khúc gỗ nhỏ vào chân Long, sau đó anh Long đi ra phía cổng bảo vệ, tôi quay trở lại làm việc bình thường".
"Đến khoảng 15h, tôi đang ở trong phòng tổng hợp thì bất ngờ có một tốp khoảng 7-8 người (3 người mặc quần áo công an xã, những người còn lại mặc quần áo bình thường) đến và xưng là Công an xã Liên Phương, mời tôi về trụ sở UBND xã để làm việc. Lúc này tôi vẫn không hiểu vì sao những người này lại mời tôi về UBND xã, cũng không biết họ có phải là công an xã hay không. Tôi liền thắc mắc và đề nghị phải có giấy mời hoặc đưa ra những giấy tờ liên quan đến công an tôi mới đi theo. Ngay lập tức nam thanh niên mặc áo vest đen cầm chiếc dùi cui chỉ vào mặt tôi quát lớn, sau đó ghì cổ, đập liên tiếp vào người tôi".
"Thấy tôi bị nhóm đối tượng hành hung, anh Sang đã lao vào can ngăn, đồng thời yêu cầu nhóm người này phải có giấy mời hoặc giấy triệu tập từ công an xã Phương Liên mới được đưa tôi đi và cũng liền bị những người này chửi bới".
"Khi thấy nhóm người đó hành hung chúng tôi mà không có ai vào can ngăn, tôi đã sử dụng điện thoại của mình gọi cho lực lượng cảnh sát 113 và được hướng dẫn gọi cho công an huyện Thường Tín. Ít phút sau, công an huyện đến đưa chúng tôi cùng những người liên quan về trụ sở UBND xã Liên Phương lấy lời khai…”
Một trong số nhóm người xưng là công an xã (áo vest đen) dùng dùi cui chỉ vào mặt anh Phan Văn Sang (trái).
 Một trong số nhóm người xưng là công an xã (áo vest đen) dùng dùi cui chỉ vào mặt anh Phan Văn Sang (trái).
Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh, phóng viên đã tìm đến nơi xảy ra sự việc để tìm hiểu thông tin. Trong chiều ngày 5/11, phóng viên đã trực tiếp đến trụ sở công an xã Liên Phương để liên hệ làm việc. Tuy nhiên, thời điểm đó chỉ có ông Nguyễn Nam Tuyến (công an viên) trực ban. Ông Tuyến cho hay, trưởng công an xã Liên Phương đang bận đi họp.
Anh Lê Văn Dũng, người "tố" công an xã Liên Phương hành hung mình và đồng nghiệp Phan Văn Sang.
 Anh Lê Văn Dũng, người "tố" công an xã Liên Phương hành hung mình và đồng nghiệp Phan Văn Sang.
Liên quan tới vụ xô xát xảy ra ngày 4/11 trên địa bàn xã Liên Phương, ông Tuyến cho biết, công an xã đã phối hợp với công an huyện lấy lời khai của những người liên quan. Ông Tuyến thừa nhận bản thân là một trong số những người đến công ty Hoa Nam “mời” hai anh Dũng và Sang về UBND xã làm việc nhưng không có chuyện công an xã “hành hung” người dân như phản ánh.
Clip công an xã Liên Phương thừa nhận có đến nơi xảy ra sự việc.

Ông Tuyến nói: “Nguyên nhân xảy ra là do người điều hành công ty xúc phạm đến mấy anh em lái xe. Trong khi đó, công ty này nợ lương mấy tháng trời, mấy anh em bảo vệ ở dưới đấy đã lên trên này nói chuyện, kêu lắm… Lúc báo lên trên này, anh em ở trên này xuống thì Dũng và Sang có nhiều lời lẽ không hay và không hợp tác với cả anh em".
"Anh em mời lên trên này giải quyết bởi vì ở dưới đấy không phải nơi làm việc của công an xã. Trường hợp này phải viết giấy triệu tập nhưng đầu tiên anh em xuống vì sự việc xảy ra nghe ghê gớm lắm nên không kịp chuẩn bị giấy tờ; khi Dũng và Sang yêu cầu phải có giấy mời thì cử anh em về viết giấy mời có chữ ký của người có trách nhiệm mang xuống, nhưng họ bảo giấy này không có giá trị. Lúc đấy, một trong 2 người họ còn đe dọa một công an viên chỉ 2 ngày sau sẽ vác súng đến tận nhà dí vào đầu. Còn anh em ở đây chẳng ai đánh cả”.

5.000 người sẽ cầu siêu cho nạn nhân tai nạn giao thông

(Kiến Thức) - TW Giáo hội Phật giáo VN cùng UBATGT Quốc gia sẽ tổ chức Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do TNGT với khoảng 5.000 người tham dự.

Sáng nay 5/11, tại Tổ đình chùa Vĩnh Nghiêm (TP HCM), Trung ương Giáo hội Phật giáo (TWGHPG) Việt Nam do Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TW GHPG Việt Nam và Ủy ban ATGT Quốc gia do ông Khuất Duy Hùng, phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Việt Nam chủ trì đã thông tin chính thức về chương trình Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) năm 2014. Đây là đại lễ nằm trong chuỗi các hoạt động “Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ tại Việt Nam" theo Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Mỗi ngày, ở Việt Nam, 25 người rời nhà là ra đi mãi mãi vì TNGT...
Mỗi ngày, ở Việt Nam, 25 người rời nhà là ra đi mãi mãi vì TNGT... 

Ngày làm việc cuối cùng của thượng tá Lê Đức Đoàn

(Kiến Thức) - Trong dòng xe cộ tấp nập, hình ảnh một “người lính già” đã làm nóng cộng đồng mạng. Đó là Thượng tá Lê Đức Đoàn, Đội CSGT số 1.

Hà Nội, những ngày cuối thu trời trở gió, tiết trời se lạnh len lỏi khắp phố phường. Trong dòng xe cộ tấp nập, hình ảnh một “người lính già” đã làm nóng cộng đồng mạng. Đó là Thượng tá Lê Đức Đoàn - Đội CSGT số 1, người trực chốt tuyến đường cầu Chương Dương.

Cần một lời xin lỗi chiếc khăn Piêu của người Thái

(Kiến Thức) - Trong đời sống tình cảm của người Thái, chiếc khăn Piêu chính là kỷ vật đặc biệt cho tình yêu đôi lứa từ khi yêu nhau cho tới khi chuẩn bị lấy chồng...

Khăn Piêu là biểu tượng đẹp cho văn hóa các dân tộc Thái.
Khăn Piêu là biểu tượng đẹp cho văn hóa các dân tộc Thái. 
Trên sóng truyền hình trực tiếp của VTV, vòng bán kết chương trình nhân tố bí ẩn vừa qua làm cho công chúng xem truyền hình được một phen ngỡ ngàng và "phẫn nộ" khi nhóm Fband trình diễn chuỗi các ca khúc nổi tiếng của hai nhạc sĩ Trần Tiến và Nguyễn Cường: "Ngọn lửa cao nguyên, Còn yêu nhau thì về Buôn Mê Thuột, Đôi mắt Pleiku" những bài hát mang âm hưởng Tây nguyên nhưng cái "đặc biệt quái" của nhóm ở đây, đó là sử dụng chiếc khăn Piêu của người Thái Tây Bắc, vật dụng rất thiêng liêng trong đời sống tinh thần của họ vốn được đội ở trên đầu nay lại mang ra "đóng làm khố" phục vụ cho tiết mục biểu diễn đặc sắc của mình.