Hà Nội chuẩn bị 1.000 giường bệnh sẵn sàng chống dịch Covid-19

(Kiến Thức) - Sáu bệnh viện mũi nhọn phải sẵn sàng 1.000 giường, xét nghiệm 24/24 giờ, theo kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 được Sở Y tế Hà Nội đưa ra trong cuộc họp khẩn với hơn 30 giám đốc trung tâm y tế và các bệnh viện trên địa bàn.

Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức họp khẩn với giám đốc 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, giám đốc các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn để quán triệt và triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, thời điểm này, các biện pháp tổ chức tiếp nhận, điều trị và quản lý, theo dõi cách ly triệt để tại chỗ khi có người mắc Covid-19 là hết sức quan trọng.
Với mức độ dịch diễn biến phức tạp như hiện nay, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu 6 bệnh viện mũi nhọn là Bắc Thăng Long, Đống Đa, Thanh Nhàn, Đức Giang, Xanh Pôn, Hà Đông có phương án chuẩn bị 1.000 giường bệnh chống dịch. Các bệnh viện phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ số thuốc, trang bị, vật tư tiêu hao, tổ chức diễn tập sẵn sàng kích hoạt khi có tình huống ca bệnh xảy ra.
Ha Noi chuan bi 1.000 giuong benh san sang chong dich Covid-19
Hà Nội chuẩn bị phương án 1.000 giường bệnh chống dịch Covid-19. Ảnh: Internet.
Thành phố thành lập 5 đội phản ứng nhanh luôn thường trực sẵn sàng 24/24 giờ, tổ chức xuống thực địa để triển khai các biện pháp khoanh vùng, điều tra, xử lý ổ dịch, lấy mẫu bệnh phẩm tất cả các trường hợp nghi nhiễm nCoV để làm xét nghiệm. Trong trường hợp cần thiết, có thể huy động tất cả các đội chống dịch cơ động của các quận, huyện tham gia hỗ trợ nhằm đảm bảo tối đa lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
Khoa Xét nghiệm của các bệnh viện sẽ thường trực 24/24 giờ, đảm bảo đủ nhân lực phục vụ công tác lấy mẫu tất cả những trường hợp nghi nhiễm được xét nghiệm khi có yêu cầu.
Kết luận tại cuộc họp, TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị cần tập trung vào 2 vấn đề chính. Thứ nhất, cần rà soát lại kịch bản phòng chống dịch của đơn vị, chú trọng sang hướng dự phòng, giám sát tại cộng đồng để chủ động phát hiện ca bệnh, tuân thủ quy trình cách ly, hạn chế tối đa việc lây nhiễm. Thứ hai, tập trung cho công tác truyền thông, thông tin chính xác, minh bạch về tình hình dịch bệnh tại địa phương, đặc biệt là các hướng dẫn của ngành y tế để cộng đồng cùng hiểu và chung tay với chính quyền địa phương trong phòng chống dịch.
TS Nguyễn Khắc Hiền cũng lưu ý đến các đơn vị cần đảm bảo sức khỏe, phương tiện phòng hộ cho cán bộ, nhân viên y tế khi tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch Covid-19.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết việc xuất hiện ca dương tính tại Hà Nội nằm trong kịch bản phòng chống dịch của thành phố. Trong những ngày tới thành phố cần sẵn sàng tâm thế để tiếp tục điều tra, cách ly y tế, kịp thời phát hiện người dương tính Covid-19.
Ông khuyến cáo mỗi cán bộ y tế và người dân không chủ quan nhưng cũng hết sức bình tĩnh, tiếp nhận thông tin tình hình dịch bệnh một cách chính thống cũng như chủ động các biện pháp bảo vệ bản thân theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh COVID-19!

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch COVID-19.

Hà Nội phát hiện ca nghi mắc COVID-19, hơn 2.200 người cách ly giám sát y tế

Báo cáo mới nhất cập nhật ngày 4/3 của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, Hà Nội hiện có 1 ca nghi mắc COVID-19 và đang cách ly 2.245 người trở về từ các vùng dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia, Iran).

Theo đó, từ đầu mùa dịch đến nay, Hà Nội có 77 ca nghi nhiễm đã cho kết quả âm tính, hiện có một trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và 583 trường hợp có tiếp xúc gần phải giám sát y tế, trong đó có 579 trường hợp đã kết thúc giám sát y tế và 4 trường hợp hiện vẫn đang phải giám sát.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, hiện tại, các đơn vị y tế trên địa bàn có khả năng triển khai được 5.000 giường bệnh để cách ly, điều trị cho người nhiễm COVID-19. Ngoài ra, theo kế hoạch, thành phố sẽ bố trí 2 bệnh viện dã chiến với quy mô mỗi bệnh viện 600 giường bệnh. Thành phố cũng đã thành lập 65 đội cơ động phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Theo báo cáo cáo cập nhật lúc 14 giờ 30 của Bộ Y tế, Việt Nam: 16/16 trường hợp nhiễm COVID-19 đã được điều trị khỏi.
Kể từ ngày 13/2/2020 tới thời điểm hiện tại, Việt Nam không ghi nhận trường hợp nào mắc mới.
16 người dương tính với COVID-19 đã điều trị khỏi gồm:
- 02 cha con người Trung Quốc;
- 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc;
- 06 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm COVID-19;
- 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
- 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.
Các tỉnh có người mắc COVID-19: Vĩnh Phúc (11); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).
Số ca xét nghiệm COVID-19 âm tính: 1.769 trường hợp.

Ha Noi phat hien ca nghi mac COVID-19, hon 2.200 nguoi cach ly giam sat y te

Nguồn: Sở Y tế Hà Nội

Em trả trầu cau để lấy ông già hơn 60 tuổi

Yêu nhau ngần ấy năm trời, tình cảm chân thành của tôi hóa ra cũng không bằng vật chất xa hoa.

Tôi và Linh yêu nhau từ khi hai đứa mới học cấp 3, tình cảm kéo dài cho đến khi ra trường, tôi đỗ đại học, nhưng nhà Linh nghèo nên cô ấy đi học may để nhanh phụ giúp được gia đình.

Linh học có gần 2 năm là ra nghề, trong thời gian đó tôi vẫn đi học, làm thêm. Dù tôi học trên phố còn Linh ở quê nhưng đều đặn 1 tháng tôi về quê 1 lần, tình cảm của 2 đứa vẫn rất tốt, cực kỳ ít cãi nhau. Gia đình biết chuyện, ai cũng có ý vun vào nên tôi thấy mừng lắm.

Cho đến khi tôi học năm cuối, thời gian học nhiều, thực tập, lại làm khóa luận tốt nghiệp nên không có thời gian về nhà nhiều nữa, tôi cũng thấy gần đây Linh có sự thay đổi, cách nói chuyện của cô ấy không còn mặn mà, nồng nhiệt như trước nữa. Nghĩ Linh giận dỗi vì tôi không có thời gian cho cô ấy, tôi chỉ biết giải thích và bảo chờ tôi thêm tháng nữa, rồi tôi sẽ bù đắp lại.

Em tra trau cau de lay ong gia hon 60 tuoi

Ảnh minh họa

Có thể bạn quan tâm

Số tôi cũng may mắn, ra trường cái thì ở xã nhà có đợt thi công chức, tôi thi đỗ, dù lương thấp ăn theo bậc, nhưng như thế là may mắn gấp vạn lần với bạn bè đồng trang lứa.

Lúc nhận quyết định đi làm cũng là lúc tôi nghĩ nên làm đám cưới. Dù nhiều người nói tôi chưa phải vội, nhưng nghĩ yêu nhau bao nhiêu năm rồi, để Linh chờ thế cũng đủ nên tôi ngỏ lời. Linh đồng ý. Hơn tháng sau thì nhà tôi qua bỏ trầu. Dự định ra làm đám cưới để chờ Linh được tuổi.

Vậy mà không ngờ, đùng một cái Linh đòi tôi, tôi ngỡ ngàng hoàn toàn không hiểu chuyện gì, Linh chỉ nói cô ấy nghĩ kỹ rồi, thấy không còn tình cảm với tôi nữa, nên dứt khoát sớm thì hơn, tôi níu kéo thế nào em cũng không nghe. Sau đó 1 ngày, bố mẹ Linh mang trả trầu cau và xin lỗi bố mẹ tôi.

Thời điểm đó vô cùng khó khăn với tôi, tình cảm bao năm bỗng dưng đổ vỡ, ra ngoài hàng xóm láng giềng lại xì xào nọ kia. Vậy mà sốc hơn, chưa đầy 2 tháng, tôi nghe làng xóm đồn đại ầm ỹ Linh sắp lấy chồng, mà người cô ấy lấy ở trên phố, hơn 60 tuổi, góa vợ và rất giàu có.

Tìm hiểu thêm, tôi biết thời điểm tôi còn đi học, đã đôi lần người đàn ông này xuống nhà Linh chơi, cũng có người bắt gặp cô ấy từng đi cùng với người kia.

Thế là rõ trắng đen, chẳng phải hợp với không hợp gì, cô ấy ham giàu mà phụ tôi. Tôi buồn, hận và cảm thấy xót xa cho tình cảm của mình. Ngần ấy năm chờ đợi, yêu thương, cuối cùng lại kết thúc như này, biết trách ai bây giờ, chỉ trách sao lòng người quá bạc.

Nhật Bản xác nhận ca tử vong đầu tiên do Covid-19

Ngày 13/2, Bộ Y tế Nhật Bản đã xác nhận ca tử vong đầu tiên vì bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona - Covid-19 (trước đây gọi là nCoV).

Theo Bộ Y tế Nhật Bản, bệnh nhân tử vong là một cụ bà 80 tuổi ở tỉnh Kanagawa, gần thủ đô Tokyo. Cụ bà không hề đi du lịch trong thời gian gần đây, và được phát hiện nhiễm Covid-19 sau khi qua đời. Trước đó, bà đã được chẩn đoán viêm phổi và nhập viện từ ngày 1-2, sau đó bị suy giảm chức năng hô hấp từ ngày 6-2.