Hà Nội cấm ghi hình cán bộ tiếp dân nếu không được phép: Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương nói gì?

Ông Nguyễn Hồng Điệp cho biết tại Trụ sở Tiếp dân Trung ương cũng có quy định không được quay phim, chụp ảnh cán bộ tiếp công dân khi chưa được phép và có trước cả Quy định Tiếp công dân của Thành phố Hà Nội.
 
 

Mới đây, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố.
Nội quy cũng quy định rõ, đối với công dân khi đến Trụ sở Tiếp công dân Thành phố (tại 34 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm và số 20 Hoàng Diệu, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông làm việc "không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.
Ha Noi cam ghi hinh can bo tiep dan neu khong duoc phep: Truong ban Tiep cong dan Trung uong noi gi?
 Ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương.
Bình luận vấn đề này ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương cho biết quy chế này đã có từ lâu và được Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành đối với Trụ sở tiếp dân Trung ương.
“Không phải cứ ghi âm, ghi hình thì mới giám sát được, điều quan trọng nhất là thái độ cư xử đúng mực của cán bộ, công chức khi làm việc với người dân", ông Điệp cho hay.
Ông Điệp cũng khẳng định các cơ quan chức năng, chính quyền đều mong muốn để cho người dân giám sát, xem cán bộ tiếp dân thế nào và nếu người dân giám sát được thì rất tốt.
"Nhưng cũng có những người vì bức xúc quá nên tới trụ sở tiếp dân lại quay trực tiếp trên mạng xã hội rồi có những lời lẽ, bình luận không đúng mực, lăng mạ cán bộ tiếp dân. Bên cạnh đó, một số người không quay phim chụp ảnh để giám sát mà mang động cơ, mục đích khác.
Do vậy, ở đây làm việc tại trụ sở phải có quy chế cụ thể và Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký quyết định ban hành nội quy đó là theo đúng thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan nên không sai", ông Điệp nói.
Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương cũng cho rằng quy định nội quy như thế nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm của cơ quan công quyền chứ không phải công dân đến đó muốn làm gì thì làm.
"Nhất là những người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ công chức tiếp dân, nhất là phía sau họ còn gia đình, con cái", ông Điệp nêu.
Vì vậy, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương khẳng định quan trọng nhất vẫn là thái độ của cán bộ tiếp công dân đối với người dân. Và khi công dân xin phép được ghi âm, ghi hình thì cán bộ nên cho người dân được sử dụng các thiết bị để cùng nhau hợp tác giải quyết sự việc.
Điều này cũng tránh việc quay để không tập trung vào mục đích chính hay gây ảnh hưởng đến công dân khác và những cán bộ ở trụ sở tiếp công dân.
Theo VTC New

Kỷ luật Chủ tịch xã ký xác nhận “bôi xấu” lý lịch dân ở HN

(Kiến Thức) - UBND huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) đã tiến hành kỷ luật Chủ tịch UBND xã Duyên Hà sau khi ký xác nhận “bôi xấu” lý lịch công dân.

Liên quan đến vụ việc cán bộ UBND xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì, Hà Nội) “bôi xấu” lý lịch công dân Ngô Việt A. trú tại xã Duyên Hà, lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì cho biết, Hội đồng kỷ luật của huyện đã quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Đăng Huấn - Chủ tịch UBND xã Duyên Hà với hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Trước đó, ông Phạm Văn Mạnh - Cán bộ tiếp dân của UBND huyện Thanh Trì, người trực tiếp bút phê vào sơ yếu lý lịch của Ngô Việt A. đã nhận hình thức kỷ luật khiển trách.

Luật sư lưu ý người dân phải thực hiện nghiêm quy định trong Luật An ninh mạng

(Kiến Thức)  Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực. Đây là một bộ luật còn khá mới mẻ với người dân Việt Nam. Để tránh bị truy tố trách nhiệm hình sự, người sử dụng mạng cần phải thực hiện nghiêm túc những quy định được đề ra trong luật an ninh mạng.

Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 sau khi được Quốc hội thông qua với 86,86% đại biểu tán thành tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Cấm dùng thiết bị nguỵ trang ghi âm, ghi hình: Đi ngược luật

(Kiến Thức) - Nếu theo quy định trong dự thảo cấm dùng thiết bị ngụy trang ghi âm, ghi hình, nghị định sẽ đi ngược lại với quy định của luật và quy định của Hiến pháp.

Dự thảo lần hai nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị do Bộ Công an soạn thảo đang gây nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Đặc biệt, khoản 3 Điều 4 dự thảo này quy định: "Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng" và Khoản 6 Điều 5 của dự thảo cũng nghiêm cấm việc sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gây phương hại an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Cam dung thiet bi nguy trang ghi am, ghi hinh: Di nguoc luat
 Dự thảo lần hai nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị do Bộ Công an soạn thảo đang gây nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Ảnh minh họa.