Hà Nội: Ca mắc tay chân miệng tăng nhanh

Hà Nội ghi nhận các ca chân tay miệng tăng nhanh, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngày 14/3, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, hiện nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố đang có xu hướng gia tăng.
Tính từ ngày 7/3 đến 12/3, trên địa bàn thành phố có thêm 64 ca mắc tay chân miệng. Như vậy, từ đầu năm 2025 đến ngày 12/3, Hà Nội đã ghi nhận 282 ca bệnh tại 29/30 quận, huyện, thị xã (trừ quận Long Biên). So với cùng kỳ năm 2024, số ca mắc tay chân miệng tăng 1,5 lần, đã ghi nhận các ổ dịch tại trường mầm non, mẫu giáo và ổ dịch tại cộng đồng.
Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, CDC Hà Nội đã có văn bản đề nghị, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, ghi nhận báo cáo đầy đủ các trường hợp đến khám tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa, duy trì tần suất giám sát chủ động tại các bệnh viện được phân cấp (đảm bảo tối thiểu 2-3 lần/tuần).
Ha Noi: Ca mac tay chan mieng tang nhanh
 Ảnh minh hoạ/Internet
Ngoài ra, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với màng lưới y tế trường học, đặc biệt là các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn, màng lưới cộng tác viên y tế - dân số để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại trường học và trong cộng đồng.
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, khoanh vùng xử lý sớm, triệt để khu vực có ca bệnh, ổ dịch theo đúng quy định, đặc biệt tại các trường mầm non, mẫu giáo, khi có bệnh nhân.
Bên cạnh đó, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh đối với các trường hợp mắc bệnh có phân độ lâm sàng từ 2b trở lên hoặc các trường hợp bệnh nhân trong ổ dịch. Mặt khác, tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống bệnh tay chân miệng để nâng cao nhận thức của người dân, cha mẹ học sinh.
Theo CDC Hà Nội, thời điểm nồm ẩm như hiện nay bắt đầu “vào mùa” của dịch bệnh tay chân miệng. Điều đáng nói, khi trẻ mắc bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
“Hiện, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh nên bố mẹ cần chủ động thực hiện tốt 6 biện pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả đối với trẻ, gồm: Vệ sinh tay, chân sạch sẽ với xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh ăn uống; vệ sinh đồ chơi, đồ dùng; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh; sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ và đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu mắc bệnh”, CDC Hà Nội khuyến cáo.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước. Các nốt phỏng nước này xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.
Hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, bệnh diễn biến nhanh, chỉ nửa ngày đã chuyển sang cấp độ nặng hơn, làm tăng nguy cơ suy hô hấp và biến chứng.
Việc phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị được thuận lợi. Trẻ bệnh được chăm sóc và theo dõi sát, hạn chế những rủi ro có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ nếu phát hiện và điều trị quá chậm.
Một trong những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc tay chân miệng là tình trạng loét miệng. Vị trị loét nhiều nhất là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi…
Có trẻ có thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5 độ C - 38 độ C. Tuy nhiên, có trẻ bị sốt cao trên 39 độ C liên tục là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ bị tay chân miệng đã nghiêm trọng, cần đến ngay các cơ sở y tế.
Các bác sĩ khuyến cáo, với những bệnh nhiễm virus cấp tính như tay chân miệng, tình trạng chuyển độ có thể tiến triển rất nhanh, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Phụ huynh không nên chủ quan khi thấy con có các biểu hiện như lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, bàn chân, bàn tay, mông, gối; hoặc những dấu hiệu như sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run, yếu chi.
Ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh mức độ nhẹ, được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.
Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể dẫn đến các di chứng thần kinh, tim mạch, thậm chí tử vong.

Bộ Y tế cảnh báo nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gia tăng

Chiều 16/1, Bộ Y tế thông tin hiện nay tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Việt Nam cũng đang trong giai đoạn gia tăng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong tháng 12/2023, thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11/202; các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, hiện biến thể JN.1 đã gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.

Tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu cũng ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác như cúm mùa và virus hợp bào hô hấp (RSV).

Du lịch Bắc Ninh bằng xe buýt miễn phí cần lưu ý gì?

Nắm bắt cơ hội từ sức hút của MV "Bắc Bling", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chiến dịch quảng bá du lịch xây dựng hình ảnh với 2 tour miễn phí bằng xe buýt.

Du lich Bac Ninh bang xe buyt mien phi can luu y gi?
 Ngay sau khi MV "Bắc Bling" ra mắt, nhiều du khách đã lên kế hoạch ghé thăm những địa điểm xuất hiện trong video như chùa Bút Tháp, làng tranh Đông Hồ, hay những bến nước – sân đình nơi các liền anh, liền chị quan họ giao duyên.
Du lich Bac Ninh bang xe buyt mien phi can luu y gi?-Hinh-2
 Nắm bắt cơ hội từ sức hút của MV, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã triển khai hàng loạt hoạt động kích cầu du lịch, nhằm biến sự quan tâm trên mạng thành lượt khách thực tế. 

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng để tránh biến chứng nặng

(Kiến Thức) - Khi có các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn cụ thể cách chăm sóc trẻ nhằm tránh biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh tay chân miệng trẻ em thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và lây lan nhanh. Bệnh thường tự khỏi và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu chăm sóc trẻ bị tay chân miệng không đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé.
Cach cham soc tre bi benh chan tay mieng de tranh bien chung nang
Nếu chăm sóc trẻ bị tay chân miệng không đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé. 

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Bệnh tay chân miệng cần được phát hiện và điều trị sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Tuy bệnh này có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết sớm trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu điển hình để kịp thời điều trị.

Theo đó các biểu hiện dễ nhận biết của bệnh tay chân miệng gồm:

- Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đặc biệt, biểu hiện sốt cao khó có thể hạ sốt là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

– Tổn thương ở da: Trẻ có biểu hiện rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như: Họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng nhằm tránh những diễn biến nặng, nguy hiểm.

Cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Mời độc giả theo dõi video "Nhiều hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư". Nguồn: VTC14.

BS. Nguyễn Văn Lâm cũng khuyến cáo, trong trường hợp gia đình có trẻ mắc tay chân miệng, cần đảm bảo:

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt... của trẻ.

- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay.

- Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol. Các loại thuốc còn lại nếu dùng phải do bác sĩ kê đơn. Bổ sung đủ nước cho bé nếu bé sốt cao bị mất nước.

- Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn.

- Ở các vết thương hở ngoài da do phỏng nước để lại nên dùng các loại dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ chưa nhiễm bệnh, người lớn khi chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng cũng nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh lây lan sang những trẻ khác.

- Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2%. Hoặc có thể luộc qua nước sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

- Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh bị nhiễm khuẩn.

- Theo dõi sát sao tình trạng bệnh của bé để khi có dấu hiệu bất thường có thể ứng biến kịp thời.

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đưa trẻ đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Cach cham soc tre bi benh chan tay mieng de tranh bien chung nang-Hinh-2
Thường xuyên rửa tay chân cho trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để phòng bệnh chân tay miệng.