Hà Nội bố trí cán bộ làm sáng thứ 7 để giải quyết công việc

Tập thể UBND TP Hà Nội thông qua Quyết định về việc tổ chức làm việc vào sáng thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Tại phiên họp tập thể UBND TP Hà Nội tháng 2/2017, các thành viên UBND TP Hà Nội thảo luận, cho ý kiến xung quanh dự thảo Quyết định về việc tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Theo đó, việc tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được căn cứ vào nhu cầu thực tế của cá nhân, tổ chức và điều kiện của cơ quan, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan ngang Sở quyết định về làm việc vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Phạm vi áp dụng gồm toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị triển khai đều tổ chức tiếp nhận, giải quyết sáng thứ 7 hàng tuần; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước...
Phát biểu kết luận về nội dung này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, mục đích của việc làm sáng thứ 7 là để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Sáng thứ 7 là ngày nghỉ nên đây là thời điểm thuận lợi để người dân và doanh nghiệp đi làm thủ tục hành chính. “Thành phố là lấy người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ”, ông Chung nhấn mạnh.
Lãnh đạo TP giao Sở Nội vụ nghiên cứu để có quy định một cách rõ ràng, minh bạch về lương, chế độ đối với cán bộ, công chức làm việc sáng thứ 7 bảo đảm đúng quy định và khuyến khích cán bộ. Đồng thời, các đơn vị cần phải công khai lịch làm việc sáng thứ 7 một cách cụ thể để người dân biết và đến làm việc.
Theo đánh giá sau 6 năm thực hiện Quyết định số 58/2010/QĐ-UBND về việc tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần, bên cạnh những kết quả đạt được đến nay, một số căn cứ tại Quyết định số 58 có thay đổi, do đó cần điều chỉnh một số nội dung của Quyết định này sao cho phù hợp hơn với thực tế. Bên cạnh đó, một số cơ quan, đơn vị thực hiện chưa nghiêm việc tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ 7.

Độc lạ phong tục đón Tết Nguyên đán của người Tày

(Kiến Thức) - Cũng giống người Kinh, Tết Nguyên Đán là lễ Tết quan trọng nhất trong năm đối với người Tày. Cùng khám phá phong tục đón Tết Nguyên đán độc đáo của người Tày. 
 

Doc la phong tuc don Tet Nguyen dan cua nguoi Tay

Người Tày ăn Tết bắt đầu ngày 28 tháng Chạp và kết thúc vào ngày mồng 3 năm mới. Ngày này, họ có những phong tục đón Tết vô cùng độc đáo. Người Tày thường trang trí và quét dọn nhà cửa. Ngày 29, người Tày bắt đầu làm thịt lợn và chế biến ra những món ăn như: giò, chả, lạp sườn… 

Doc la phong tuc don Tet Nguyen dan cua nguoi Tay-Hinh-2

Ngày 30 Tết, người Tày cất tất cả những đồ dùng trong nhà gồm dao, dựa, cày, bừa vào một nơi rồi làm lễ cúng để nghỉ ngơi ăn Tết. Đến mồng 7, họ ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức và đến ngày 15, họ ăn Tết lại. 

Doc la phong tuc don Tet Nguyen dan cua nguoi Tay-Hinh-3

Sáng mùng 1 Tết, mọi người trong bản sẽ dậy sớm đi lấy nước tại một nơi có nước trong sạch và đặt cành lá đào lên trên bát nước vừa lấy về rồi dâng lên ban thờ.

Doc la phong tuc don Tet Nguyen dan cua nguoi Tay-Hinh-4

Người Tày kiêng sáng mùng 1 có người không mời mà vào nhà. Những người được chọn và mời xông nhà ngày Tết phải là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, đặc biệt kỵ nhất là mời người có tang đến xông nhà. 

Doc la phong tuc don Tet Nguyen dan cua nguoi Tay-Hinh-5

Bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người Tày được các gia đình dựng 4 cây mía vào 4 góc chân bàn thờ để tỏ lòng thành kính mời tổ tiên về ăn Tết. 

Doc la phong tuc don Tet Nguyen dan cua nguoi Tay-Hinh-6

Các món ăn không thể thiếu trong Tết Nguyên đán của người Tày là bánh chưng đen, bánh khảo, chè lam... 

Doc la phong tuc don Tet Nguyen dan cua nguoi Tay-Hinh-7
Đàn ông người dân tộc Tày dành những ngày Tết để trả nghĩa cha mẹ: Mồng Một Tết cha (tức bố mẹ vợ), mồng Ba tết thầy (thầy cúng). 

Ảnh độc về Tết Sài Gòn trên bưu thiếp thời thuộc địa

(Kiến Thức) - Chợ hoa Tết ở đại lộ Charne, viết sớ vỉa hè, múa lân ở Chợ Lớn... là những hình ảnh hiếm có về ngày Tết Sài Gòn thời thuộc địa.

Anh doc ve Tet Sai Gon tren buu thiep thoi thuoc dia
 Chợ hoa Tết Sài Gòn trên đường Nguyễn Huệ. Hình ảnh được in trên bưu thiếp của Pháp trước năm 1954.

Vua chúa Việt ngày xưa ăn Tết thế nào?

Qua những tư liệu lịch sử, Tết của vua chúa xưa thường không nặng về hưởng thụ vật chất mà luôn hướng tới lễ nghi và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Có lẽ, trong suy nghĩ của nhiều người, Tết của vua chúa ngày xưa chắc phải xa hoa lắm, tráng lệ lắm.

Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ