Hà Nội: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết trong năm nay

Sở Y tế Hà Nội vừa ghi nhận một nữ bệnh nhân ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, tử vong do bệnh sốt xuất huyết.

Đây là bệnh nhân sốt xuất huyết đầu tiên tử vong trong năm nay. Nữ bệnh nhân vừa nêu 19 tuổi, là sinh viên Học viện Ngân hàng (thuê trọ tại phường Trung Liệt), được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương xác định mắc sốt xuất huyết Dengue, loại huyết thanh virus typs 1 và tử vong do Hội chứng sốc Dengue.
Ha Noi: Benh nhan dau tien tu vong do sot xuat huyet trong nam nay
Cán bộ y tế dự phòng phát hiện nơi có bọ gậy và muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. 
Ngay sau vụ việc, Trung tâm y tế Dự phòng thành phố, quận Đống Đa và phường Trung Liệt, đã tổ chức điều tra côn trùng, diệt bọ gậy; phun hóa chất diệt muỗi và tiến hành giám sát tại khu vực ổ dịch và chưa phát hiện thêm trường hợp nào mắc bệnh.
Từ đầu năm đến nay, tại Hà Nội đã ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016. Các bệnh nhân cư trú tại 190 xã, phường ở 26 quận, huyện. Những quận, huyện có số mắc cao hơn cùng kỳ năm ngoái là Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hà Đông…
Số ca bệnh sốt xuất huyết ở Hà Nội gia tăng từ đầu tháng 4 và dự báo đỉnh dịch có thể xảy ra trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 tới./.

Bí quyết giúp sĩ tử thuộc nhanh nhớ lâu trong mùa thi

(Kiến Thức) - Tập thể dục, chơi thể thao, vận động nhiều không chỉ giúp các sĩ tử tăng cường sức mạnh cơ bắp mà còn tăng cường trí nhớ.

Nếu bạn học mãi cũng không thuộc bài hay học rồi lại quên thì  đó chính là lúc bạn cần chơi thể thao. Đây là lời khuyên của được các nhà nghiên cứu Hà Lan đưa ra sau khi phát hiện cách tốt nhất để tăng cường trí nhớ là tập thể dục cường độ cao.

Bi quyet giup si tu thuoc nhanh nho lau trong mua thi
Để tăng cường trí nhớ cần thực hiện các bài tập cường độ cao.

Tiết lộ về ca ghép đầu người được trông đợi năm 2017

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Sergio Canavero người Italia muốn là người đầu tiên ghép đầu người thành công với những chức năng vốn có của não cho người bệnh vào cuối năm nay.

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Sergio Canavero người Italia muốn là người đầu tiên ghép đầu người thành công với những chức năng vốn có của não cho người bệnh vào cuối năm nay. Nhiều người cho rằng ông là người điên, nhưng thật sự ông đã có sự chuẩn bị, nghiên cứu rất kỹ lưỡng cho công việc của mình.
Đầu năm 2015, Tạp chí Nhà khoa học mới của Anh thông báo rằng, cuối năm 2017, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Sergio Canavero sẽ cấy một đầu người lên một cơ thể khác. Đây không phải là bác sĩ đầu tiên trên thế giới thực hiện ghép đầu nhưng có thể là trường hợp được trông đợi thành công nhất.

Phẫu thuật thành công cho BN nhiễm HIV lóc động mạch chủ type A

Đây là ca bệnh đầu tiên mắc hội chứng lóc động mạch chủ type A trên nền nhiễm HIV tại Việt Nam được cứu sống. tại BV Hữu nghị Việt Đức.

Bệnh nhân được cứu sống là nữ - 42 tuổi mắc hội chứng Marphan, phát hiện HIV từ năm 2005, điều trị thuốc ARV từ năm 2015. Bệnh nhân nhập viện ngày 4/5/2017.

Ngày 09/05/2017 kíp mổ do PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - Trưởng khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực – BV Hữu nghị Việt Đức cùng TS.BS Phùng Duy Hồng Sơn, Khoa phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực tiến hành phẫu thuật.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết ca mổ rất phức tạp bởi bệnh nhân mắc hội chứng Marphan. Marphan là bệnh lý bẩm sinh, di truyền gây tổn thương mô liên kết. Hội chứng Marphan chỉ chiếm ~0.5% dân số. Bệnh nhân mắc hội chứng Marphan có nhiều biểu hiện bệnh lý về mắt, cơ xương khớp, tim mạch...

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị lóc động mạch chủ type A mãn tính, phồng gốc động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hở van hai lá, phồng hình thoi động mạch chủ bụng dưới thận.

Phau thuat thanh cong cho BN nhiem HIV loc dong mach chu type A
 PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - Trưởng khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực – BV Hữu nghị Việt Đức - người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, lóc động mạch chủ type A là bệnh lý nặng nguy hiểm tính mạng. Lóc động mạch chủ chỉ gặp với tần suất 3-4 bệnh nhân/100.000 dân/năm. Bệnh nhân lóc động mạch chủ nếu không được điều trị tỉ lệ sống sau 1 năm dưới 10%.
Điều đáng lưu ý là bệnh nhân bị nhiễm HIV nên hệ miễn dịch bị suy giảm, vì thế nguy cơ nhiễm trùng rất cao trong và sau mổ. Ben cạnh đó, do bệnh nhân bị nhiễm HIV nên nguy cơ phơi nhiễm HIV đối với kíp bác sĩ thực hiện mổ là rất cao.
Kíp phẫu thuật đã tiến hành thay van động mạch chủ, thay động mạch chủ lên, cắm lại hai động mạch vành, sửa van hai lá có vòng van. Ca mổ kéo dài suốt 8 giờ đồng hồ.
Sau mổ, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản sau 6 giờ, quá trình hậu phẫu diễn ra thuận lợi. Bệnh nhân đã được chuyển sang Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và được điều trị nội khoa sau mổ. PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện trong tuần tới.