Hà mã cứu giúp linh dương đầu bò thoát khỏi tay cá sấu

(Kiến Thức) - Cảnh tượng bất ngờ được ghi lại tại khu bảo tồn động vật hoang dã Chidor 'Africa Safaris ở phía đông bắc Nam Phi. Khi một con linh dương đầu bò đang chiến đấu với cá sấu, đàn hà mã đã bất ngờ xuất hiện để giải cứu. 

Mới đây, trong chuyến tham quan tại khu bảo tồn động vật hoang dã Chidor 'Africa Safaris ở phía đông bắc Nam Phi, một nhóm du khách đã ghi lại được cảnh tượng kịch tính, khi một con linh dương đầu bò thoát chết đầy bất ngờ nhờ có sự xuất hiện đậm chất "anh hùng" của đàn hà mã. 
Theo thông tin đăng tải, khi di chuyển đến đoạn đập Gezanftombi, gần cầu Crocodile, cả nhóm đã bị cảnh tượng trước mắt thu hút triệt để. 
 
Theo chia sẻ, khi đàn linh dương đầu bò đang thong thả kiếm ăn gần mép nước, bất ngờ, một con cá sấu khổng lồ đã phục kích từ lâu xuất hiện và tấn công con linh dương mất cảnh giác nhất.
Tiếp đó, một con cá sấu khác cũng có mặt và quyết định "dây máu ăn phần". Nó cắn chặt vào chân của linh dương đầu bò, dùng lực để cố gắng xé xác linh dương, chia con mồi với đồng loại.
Trong cơn đau đớn, linh dương tội nghiệp vẫn cố gắng chống chọi, chiến đấu, mong thoát khỏi số phận.

Mời quý vị xem video: Bất ngờ sư tử nhận linh dương làm con

Linh dương đầu bò nỗ lực hết sức để trồi lên khỏi mặt nước. Nhưng chưa đầy vài giây, nó lại bị kéo xuống bởi cá sấu khổng lồ. Cuộc chiến đấu càng kéo dài, linh dương đáng thương càng mệt mỏi và mất dần hy vọng sống.
Đúng lúc đó, điều bất ngờ xuất hiện, đàn hà mã ở gần đó bỗng dưng tiến lại gần và quyết định cứu giúp linh dương đầu bò.
Ngay sau khi xuất hiện, những con hà mã anh hùng đã tiếp cận cá sấu khổng lồ và dùng sức mạnh đỉnh cao của mình để xua đuổi, buộc cá sấu khổng lồ phải thả con mồi đang đuối sức ra.
Tận dụng cơ hội ngàn năm có một, linh dương đầu bò đã trốn thoát được khỏi hàm cá sấu. Nó tập tễnh chạy lên bờ và lánh đi thật xa trước khi có thêm kẻ săn mồi đáng sợ nào xuất hiện.

Kinh ngạc với cảnh ba con hà mã đánh nhau tóe máu

(Kiến Thức) - Trong cuộc chiến vương quyền của hà mã, cực hiếm khi có những trận đấu tay ba quyết liệt và kịch tính như thế này.

Kinh ngac voi canh ba con ha ma danh nhau toe mau
 Nhiếp ảnh gia Kanwar Deep Juneja, New Delhi, Ấn Độ đã xuất sắc ghi lại được những hình ảnh độc đáo và tuyệt vời ở cự ly gần về ba con hà mã đánh nhau chí tử trên con sông Nam Luangwa, Zambia mặc dù anh đã được cảnh báo việc chụp ảnh hà mã chiến đấu ở khoảng cách gần rất nguy hiểm. (Nguồn Dailymail)

Kinh ngac voi canh ba con ha ma danh nhau toe mau-Hinh-2
Theo nhiếp ảnh gia Kanwar, hà mã là một trong những loài động vật hung dữ nhất thế giới, nặng trung bình khoảng 1500kg và có tính cách cực kỳ thất thường. (Nguồn Dailymail)

Kinh ngac voi canh ba con ha ma danh nhau toe mau-Hinh-3
 Những con hà mã đực thường đấu tranh để giành quyền thống trị bầy đàn. Bên cạnh đó, chúng cũng đánh giết lẫn nhau để chiếm lấy không gian tốt hơn, vị trí tốt hơn khi cảm thấy quá chật chội và ngột ngạt. (Nguồn Dailymail)

Kinh ngac voi canh ba con ha ma danh nhau toe mau-Hinh-4
 Tuy vậy, những cuộc kịch chiến của hà mã thường là những trận đấu tay đôi vô cùng bạo lực chứ không phải là trận ẩu đả tay ba kỳ lạ như thế này. (Nguồn Dailymail)

Kinh ngac voi canh ba con ha ma danh nhau toe mau-Hinh-5
 Tuy là cuộc chiến tay ba nhưng cũng kịch tính và hấp dẫn không kém những trận đối kháng một chọi một. Thậm chí, màn kịch đấu này của hà mã đã khiến nhiếp ảnh gia Kanwar Deep Juneja mạo hiểm cả mạng sống của mình để có thể chụp được những khoảnh khắc hiếm thấy ở cự ly gần. (Nguồn Dailymail)

Kinh ngac voi canh ba con ha ma danh nhau toe mau-Hinh-6
 Mặc dù phải đối mặt với mối nguy hiểm tiềm ẩn như cá sấu khổng lồ đang lởn vởn gần đó và rủi ro bị hà mã nổi điên tấn công nhưng cuối cùng,  Kanwar Deep Juneja vẫn ghi lại được những khoảnh khắc sống động, chân thực nhất. (Nguồn Dailymail)

Kinh ngac voi canh ba con ha ma danh nhau toe mau-Hinh-7
 Trong thực tế, mọi hành động giống như nhiếp ảnh gia Kanwar Deep Juneja đều không được khuyến khích. Hơn nữa, người hướng dẫn của nhiếp ảnh gia cũng đã liên tục yêu cầu Kanwar di chuyển vào bờ, cách xa khu vực ẩu đả để đảm bảo an toàn. (Nguồn Dailymail)

Kinh ngac voi canh ba con ha ma danh nhau toe mau-Hinh-8
 Từ trước đến nay, hà mã vẫn được coi là bá vương trên sông, ngay cả cá sấu khổng lồ cũng phải nể nang loài động vật này. Đây cũng là loài động vật được cho là giết người nhiều nhất châu Phi. (Nguồn Dailymail)

Kinh ngac voi canh ba con ha ma danh nhau toe mau-Hinh-9
 Với sức mạnh và sự hung dữ của nó, hà mã luôn có thể nghiền nát cả những con thuyền nhỏ. (Nguồn Dailymail)

Kinh ngac voi canh ba con ha ma danh nhau toe mau-Hinh-10
 Trong những trận huyết chiến tranh giành ngôi vị tối cao của hà mã, luôn có những cảnh tượng đẫm máu rùng rợn như thế này. (Nguồn Dailymail)


Giây phút thập tử nhất sinh của người đàn ông bị hà mã nuốt chửng

Mặc dù bị hà mã nuốt vào miệng tới hai lần nhưng Paul vẫn chiến đấu hết mình, không từ bỏ hy vọng sống sót.

Paul Templer, 49 tuổi, hướng dẫn viên du lịch sống tại Chicago, từng bị hà mã kéo lê như một con búp bê vô tri vô giác khi anh chèo thuyền trên sông ở Zimbabwe vào năm 1996. Cuộc chiến kinh hoàng giữa người và thú trên sông hôm ấy khiến Paul thập tử nhất sinh, mất đi một cánh tay và để lại 39 vết thương trên cơ thể.
Paul Templer, 49 tuổi.
 Paul Templer, 49 tuổi.
Ngày hôm đó, Paul dẫn một tour du khách gồm 6 người chèo thuyền xuống sông Zambezi thăm thú. Không may thay, đoàn của Paul gặp đối đầu một con hà mã. Do sở hữu thân hình to lớn với chiều dài gần 5 m, cao 1,5 m nên Paul chắc chắn rằng nó là kẻ tấn công anh 6 tháng trước đó. Tuy nhiên, lần này không may mắn như lần trước, Paul bị con hà mã nuốt chửng vào trong miệng.
Kể lại giây phút kinh hoàng đó, Paul nói rằng ban đầu con hà mã liên tục húc vào mạn xuồng, khiến một người đàn ông rơi xuống nước. Sau đó, Paul vội vã chèo thuyền tới cứu thì anh bị hà mã bất ngờ tấn công, nuốt chửng anh.
Paul (ngoài cùng bên tay trái) là một hướng dẫn viên du lịch hoang dã.
Paul (ngoài cùng bên tay trái) là một hướng dẫn viên du lịch hoang dã. 
“Khi tôi chèo thuyền về phía anh ta, hà mã cũng di chuyển về hướng tôi. Những gợn sóng trên đầu khiến con hà mã như một quả ngư lôi ngầm đang xuyên qua mặt nước vậy. Thấy vậy, tôi quay lại và cố gắng nắm lấy tay người đàn ông kia. Tuy nhiên, khi tay của chúng tôi sắp chạm vào nhau thì bỗng nhiên mọi thứ tối sầm lại. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh và tôi không biết chuyện quái gì đang diễn ra nữa.
Tôi không thể cử động được. Lúc đó, tôi mới nhận thức được tôi đang bị kẹt trong một nơi chật hẹp và nơi đó không đâu khác chính là bên trong miệng của một con hà mã hay cá sấu nào đó. Hàm răng của nó kẹp chặt vào tôi. Thứ tôi có thể cảm nhận lúc đó chính là hơi thở phì phò có mùi trứng thối cùng cổ họng và khoang miệng ấm nóng, nhầy nhụa của con vật“, Paul chia sẻ.
Nam hướng dẫn viên du lịch đấm vào họng hà mã túi bụi, không lâu sau, nó phải nhổ Paul ra. Tuy nhiên, “con quái vật” lại nhanh chóng nuốt Paul vào trong miệng lần nữa, nhưng lần này là từ chân anh. Mặc dù trước khi đưa đoàn đi khám phá thiên nhiên hoang dã, Paul được trang bị một khẩu súng lục nhưng trong tình huống này, mọi thứ diễn ra quá nhanh khiến anh không kịp trở tay.
Paul từng bị hà mã tấn công và nuốt vào trong miệng tới 2 lần.
 Paul từng bị hà mã tấn công và nuốt vào trong miệng tới 2 lần.
“Khi nó kéo tôi dưới nước, tôi nín thở. Khi nó đưa tôi lên phía trên, tôi sẽ cố gắng hít một hơi thật sâu. Một lúc sau, tôi phát hiện ra nếu giữ chặt những chiếc răng nanh của con hà mã sẽ giảm được độ sâu của răng đâm vào người tôi“, Paul kể lại.
Sau cuộc đụng độ trên mặt nước, con hà mã kéo Paul xuống tận đáy sông. “Lúc đó, tôi còn nhìn thấy máu mình loang lổ trên mặt nước. Tôi không nhớ rõ tôi bị nhốt trong đó bao lâu nhưng chắc chắn một điều rằng, khi bạn trong miệng một con hà mã, bạn sẽ cảm thấy thời gian trôi rất chậm. Một lúc sau, có lẽ con hà mã cảm thấy thất vọng vì không thể nuốt trọn tôi nên đành thả tôi ra“, Paul nói.
Khi Paul được con hà mã nhả ra, một người bạn trong đoàn du lịch đã chèo thuyền lại để kéo ông lên. Tuy nhiên, con hà mã lại “nổi giận”, đánh bật người đó ra ngoài xuồng khiến anh ta bị chết đuối.
Cuộc tấn công khiến Paul bị mất một tay và để lại 39 vết thương trên người.
 Cuộc tấn công khiến Paul bị mất một tay và để lại 39 vết thương trên người.
Cuộc chiến khiến Paul bị thương nghiêm trọng, nhưng phải mất 8 tiếng không có thuốc giảm đau hay thuốc cầm máu, Paul mới tới được bệnh viện bệnh viện gần nhất để chữa trị. Tại đây, anh phải phẫu thuật để cắt bỏ cánh tay trái.
“Tôi bị thương ở cổ, cột sống và một cánh tay của tôi bị đập vỡ thành hàng triệu mảnh. Toàn thân đau đớn khiến tôi chỉ muốn chết quách đi cho xong. Không ngờ tôi lại có thể chịu đựng được cơn đau đó. Nếu khẩu súng của tôi không rơi ra khỏi bao da, chắc chắn tôi sẽ tự sát ngay lúc đó“, Paul nhớ lại.
Nhiều năm sau đó, Paul, cha của 3 đứa trẻ, đang lấy câu chuyện của mình để truyền động lực sống và cảm hứng cho người khác.

Khám phá về loài cây “ác mộng” với những chú chim

(Kiến Thức) - Cây bắt chim Pisonia là loài cây chết chóc bí ẩn khiến nhiều chú chim vô tình vướng vào quả của nó đều phải bỏ mạng bởi không thể di chuyển được, mắc kẹt và cuối cùng là chết vì đói.
 

Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim
 Cây bắt chim Pisonia sống ở vùng nước nhiệt đới của Ấn Độ và Thái Bình Dương. Ảnh ydvn.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-2
 Quả của cây bắt chim Pisonia dài khoảng 7mm - 14mm, được bao phủ bởi gai và đặc biệt là có tiết ra một loại chất cực kỳ dính. Ảnh khoahoc.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-3
 Chính những chiếc gai và chất dính của quả Pisonia khiến những chú chim bị vướng vào sẽ không thể di chuyển được, mắc kẹt và cuối cùng là chết vì đói. Ảnh quantrimang.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-4
 Thậm chí có những chú chim bị mắc kẹt treo lơ lửng trên cành cây. Ảnh quantrimang.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-5
 Xác của những chú chim bị phân hủy trở thành nguồn phân bón dồi dào cho cây Pisonia tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Ảnh quantrimang.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-6
 Thậm chí, xác của những chú chim này còn thu hút những con cú và các loài săn mồi lớn khác. Những con vật này sau đó cũng bị dính và “làm mồi” cho cây Pisonia. Ảnh quantrimang.
Kham pha ve loai cay “ac mong” voi nhung chu chim-Hinh-7
Mới đây nhất, hai loài mới có tên Pisonia horneae và Pisonia roqueae thuộc nhóm cây bắt chim Pisonia đã được phát hiện trong rừng của Puerto Rico. Ảnh ydvn. 

Mời quý vị xem video: Cây nhân trần cứu tinh của bệnh gan