GS Hà Minh Đức, người thầy thầm lặng sau trang sách

Với nhiều thế hệ học trò, GS.NGND Hà Minh Đức là người thầy mẫu mực, tấm gương đạo đức, học thuật và nhân cách lớn, cả ở đời thực và trong những trang sách.

Là người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn, người thầy của nhiều thế hệ, GS.NGND Hà Minh Đức đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu. Bằng sự uyên bác, tận tâm và một "đạo đức đối với nghề giáo" mà ông luôn gìn giữ, Giáo sư đã truyền lửa cho bao thế hệ học trò, nhiều người trong số họ đã trở thành những tên tuổi lớn. Ngay cả ở tuổi 90, với cuốn sách thứ 107 vừa ra mắt, ông vẫn là minh chứng sống động cho tinh thần cống hiến không ngừng nghỉ và tình yêu lớn lao với tri thức.

Người đặt nền móng, người thầy của nhiều thế hệ

Sinh ngày 3/5/1935 tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, GS.NGND Hà Minh Đức là một trong những học giả uyên bác và nhà giáo mẫu mực của nền giáo dục Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp ngành Văn học tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1958, ông bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) từ năm 1957 đến năm 1991.

ha-minh-duc.png
GS.TS Hà Minh Đức. Ảnh: Hữu Toàn.

Trong suốt gần 60 năm đứng trên bục giảng, GS Hà Minh Đức đã truyền đạt kiến thức và cảm hứng cho hàng nghìn sinh viên. Nhiều học trò của ông đã trở thành những nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà văn, nhà báo nổi tiếng, đóng góp quan trọng cho nền văn hóa và giáo dục nước nhà.

Nói về ông, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với tiền thân là Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội đã sở hữu một đội ngũ giáo sư lỗi lạc.

Không chỉ là những nhà khoa học xuất sắc, họ còn là những người thầy tận tâm, hun đúc tri thức và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sinh viên. Đặc biệt, họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam, từ văn học, lịch sử, triết học đến báo chí, truyền thông. Cùng nhờ có họ, mà nhà trường đã trở thành một trung tâm tri thức quan trọng, nơi đào tạo nhiều thế hệ học giả, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà quản lý văn hóa có uy tín trong và ngoài nước.

“Trong đó, GS Hà Minh Đức nổi bật là nhà nghiên cứu xuất sắc về văn học, đặc biệt là về Hồ Chí Minh và các nhà thơ lớn của dân tộc. Ông không chỉ giảng dạy mà còn giữ các vị trí quản lý quan trọng như Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn (từ năm 1987-1988) và là Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Báo chí (từ năm 1990-2000)”, GS Hoàng Anh Tuấn đánh giá.

55 năm làm học trò của thầy Đức, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Long, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội vẫn thấy mình là cậu học trò bé nhỏ. Đã nhiều dịp được lắng nghe thầy nói chuyện về đời, về nghề, những trăn trở của mình trong công việc và cả những nỗi vất vả của người làm nghề giáo, PGS Long nhận ra, nghề giáo rất đặc biệt

“Bên cạnh tài năng và phẩm chất vốn có, nếu ai không thật yêu nghề, ai không thật sự hy sinh thì khó theo đuổi nghề đến cùng. Vậy mà, 55 năm làm học trò của thầy, chưa bao giờ tôi thấy thầy than phiền”, PGS.TS Phạm Quang Long chia sẻ.

Lắng nghe những tình cảm của học trò, GS Hà Minh Đức bày tỏ sự xúc động. “Không có niềm vui nào bằng sự trân trọng của học trò dành cho mình. Tôi đã gắn bó với nghề dạy học gần 60 năm, nhưng nếu còn sức khỏe, còn được dạy nữa, tôi vẫn có thể tiếp tục cố gắng được”, GS Hà Minh Đức xúc động.

Suốt đời đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật

GS Hà Minh Đức kể, thời thanh xuân, ở vào tuổi 17, 18, ông lao động khá giỏi. Ông cày luống thẳng, bừa gọn và cuốc bờ, cuốc góc vuông vắn nhìn cũng ưa mắt. “Trên đường thường có lão nông đi qua đứng nhìn một lúc rồi tấm tắc khen. Cụ cố nhắc bảo: “Anh làm gọn, theo được nghề nông”, ông nhớ lại.

gs-ha-minh-duc-2.jpg
GS.NGND Hà Minh Đức được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về KH-CN năm 2000 cho cụm công trình về Văn học Việt Nam hiện đại và lý luận văn học; Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH-CN năm 2010 với cụm công trình sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hoá, văn nghệ Việt Nam.

Thế nhưng, chàng thanh niên ấy cuối cùng lại ra Hà Nội, trở thành nhà nghiên cứu, đi vào con đường “tìm cái đẹp trong nghệ thuật” (tên một tác phẩm của ông).

Ông là tác giả của gần 100 cuốn sách, gồm các công trình nghiên cứu về các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu như Nam Cao, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu... Những công trình nghiên cứu của ông không chỉ là những tài liệu tham khảo quan trọng cho giới nghiên cứu, mà còn là những nhịp cầu nối đưa người đọc đến gần hơn với chiều sâu văn hóa của dân tộc mình.

Đặc biệt, ông nổi bật với các công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, phân tích sâu sắc về văn hóa và tư tưởng của Người. Ông nhận định, văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện qua tám khía cạnh chính như: văn hóa học đường, văn hóa và đời sống xã hội, văn hóa và ứng xử, văn hóa và báo chí, văn hóa và văn học-nghệ thuật, văn hóa và đổi mới, văn hóa quân sự và văn hóa với công tác tuyên giáo.

gs-ha-minh-duc-3.jpg
Giáo sư Hà Minh Đức bên cuốn “Người thầy và những trang sách”. (Ảnh: HỮU TOÀN)

Ở tuổi 90, GS Hà Minh Đức vẫn không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu. Vừa qua, ông đã ra mắt ấn phẩm thứ 107 mang tên "Người thầy và những trang sách". Khác với các tác phẩm trước đây, ấn phẩm lần này do chính Giáo sư lên ý tưởng và trực tiếp làm việc với nhà xuất bản, thể hiện tâm huyết và dấu ấn cá nhân sâu sắc của ông.

Cuốn sách không chỉ kể lại những kỷ niệm hơn 65 năm làm báo, dạy học của Giáo sư, mà còn là những suy tư sâu sắc về tâm thế của người trí thức trong thế kỷ XXI, vừa tiếp nối truyền thống, vừa đối diện và thích ứng với dòng chảy không ngừng của thời đại.

“Tôi nhớ lắm các thầy của tôi, Giáo sư Đặng Thai Mai, Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn, Giáo sư Cao Xuân Huy… Họ đã truyền lại cho tôi một đạo đức đối với nghề giáo”, GS Hà Minh Đức xúc động chia sẻ.

Với những cống hiến của mình, GS Hà Minh Đức đã được trao tặng danh hiệu: Nhà giáo Ưu tú; Giáo sư, Nhà giáo nhân dân; Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhì; Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất

Ông cũng đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng danh giá, gồm: Giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ năm 2000; Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam về tác phẩm Đi tìm chân lý nghệ thuật năm 2009.

Giải thưởng Sách hay của Bộ Thông tin và Truyền thông về tác phẩm Một nền văn hóa nghệ thuật đậm bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú năm 2011; Giải thưởng cuộc thi viết “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của Ban Tuyên giáo Trung ương về tác phẩm Hồ Chí Minh anh hùng dân tộc và tầm thời đại của Người năm 2015; Giải thưởng Sách hay Quốc gia lần thứ nhất Bộ Thông tin và Truyền thông về tác phẩm Hà Nội - Gặp gỡ với nụ cười năm 2018.

TS Lương Minh Thắng... từ IMO dang dở đến đỉnh cao AI Google

Từ giấc mơ Olympic Toán dang dở, TS Lương Minh Thắng vươn tới Google DeepMind, ghi dấu ấn Việt với Bard, AlphaGeometry, truyền lửa đam mê AI.

Định theo đuổi Toán học, việc trở thành nhà khoa học về trí tuệ nhân tạo là bước ngoặt lớn đối với TS Lương Minh Thắng, chuyên gia cao cấp tại Google DeepMind, bộ phận nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) của Google. Trong gần 10 năm, TS Thắng đã tham gia xây dựng hàng loạt chatbot AI, trong đó có Meena - chatbot được đánh giá tốt nhất thế giới năm 2020, sau này trở thành Bard và hiện là Gemini.

luong-minh-thang-1.jpg
TS Lương Minh Thắng, chuyên gia cao cấp tại Google DeepMind.

Thời tiết ngày càng cực đoan chuyên gia Việt hiến kế gì?

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt với nắng nóng cực đoan, mưa lũ thất thường và bão mạnh hơn. Làm thế nào để thích nghi và giảm thiểu tác động.?

Khi cái nóng, cơn mưa không còn như xưa

Chắc hẳn nhiều người đã nhận ra rằng thời tiết những năm gần đây không còn như trước. Cái nóng oi ả đến sớm hơn, kéo dài hơn, có lúc lên tới hơn 40°C. Mưa thì không còn rả rích dịu dàng, mà đổ xuống ào ạt, chỉ trong vài chục phút đã khiến nhiều con phố ngập sâu.

Chân dung GS Peter Lax thần đồng toán học thế kỷ XX

GS Peter Lax, nhà toán học kiệt xuất thế kỷ XX, người tiên phong kết nối toán học, máy tính và thực tiễn, vừa qua đời ở tuổi 99 tại New York.

Giáo sư Peter Lax, một tượng đài của toán học thế kỷ XX với những đóng góp nền tảng cho việc ứng dụng máy tính trong khoa học kỹ thuật thời Chiến tranh Lạnh, từ phát triển vũ khí, thiết kế hàng không đến dự báo thảm họa tự nhiên đã từ trần vào ngày 16 tháng 5 tại tư gia ở Manhattan, Mỹ, hưởng thọ 99 tuổi. Thông tin từ con trai ông, bác sĩ James D. Lax, nguyên nhân qua đời của cha mình có liên quan đến bệnh lý tim mạch.

gs-lax-2.jpg
Giáo sư Peter Lax, một tượng đài của toán học thế kỷ XX.