Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Hitech - Xe

Bất ngờ lý do lịch trên điện thoại thiếu hẳn 10 ngày

27/05/2025 07:32

Nhiều người đã phát hiện ra một điều thú vị trên ứng dụng lịch của smartphone. Nguyên nhân đến từ thay đổi diễn ra nhiều thế kỷ trước.

Tuệ Minh

Giáo hoàng Leo XIV chính thức nhậm chức

Giải mã thú vị đồng hồ Apple Watch của Giáo hoàng Leo XIV

AI phục dựng chân dung Alexander Đại đế, da Vinci... chấn động cái kết

Khai quật tượng thần tình yêu La Mã cổ đại lộ chi tiết lạ

Vì sao lăng mộ La Mã cổ được canh gác bởi 2 đầu bò?

Mới đây, một người dùng mạng xã hội X/Twitter đã ngồi kéo lịch về tới năm 1582 và phát hiện ra tháng 10 năm đó thiếu mất 10 ngày. Người này công bố phát hiện của mình khiến cho cộng đồng mạng được một phen trổ tài suy luận hài hước.
Mới đây, một người dùng mạng xã hội X/Twitter đã ngồi kéo lịch về tới năm 1582 và phát hiện ra tháng 10 năm đó thiếu mất 10 ngày. Người này công bố phát hiện của mình khiến cho cộng đồng mạng được một phen trổ tài suy luận hài hước.
Người thì cho rằng "chắc server đang bảo trì", người thì nghĩ ra những thuyết âm mưu về "thời gian bị đánh cắp" bởi các thế lực đen tối bởi thời gian đó xảy ra những sự kiện chấn động v.v.. Nhưng qua đây, mọi người được một dịp ôn lại câu chuyện lịch sử đằng sau nguyên nhân đó.
Người thì cho rằng "chắc server đang bảo trì", người thì nghĩ ra những thuyết âm mưu về "thời gian bị đánh cắp" bởi các thế lực đen tối bởi thời gian đó xảy ra những sự kiện chấn động v.v.. Nhưng qua đây, mọi người được một dịp ôn lại câu chuyện lịch sử đằng sau nguyên nhân đó.
Nếu vào các ứng dụng lịch trên smartphone hoặc và quay ngược thời gian về lại năm 1582, người dùng sẽ thấy tháng 10 năm đó bị mất đi 10 ngày. Ngay sau thứ năm, ngày 4/10 là thứ sáu, ngày 15/10/1582. Đây không phải là lỗi lập trình hay người nào đó cố ý đùa giỡn, mà thật sự, 10 ngày này hoàn toàn không tồn tại trong lịch. Nguyên nhân nằm ở sự thay đổi cách người ta tính ngày, tháng, năm vào thế kỷ 16.
Nếu vào các ứng dụng lịch trên smartphone hoặc và quay ngược thời gian về lại năm 1582, người dùng sẽ thấy tháng 10 năm đó bị mất đi 10 ngày. Ngay sau thứ năm, ngày 4/10 là thứ sáu, ngày 15/10/1582. Đây không phải là lỗi lập trình hay người nào đó cố ý đùa giỡn, mà thật sự, 10 ngày này hoàn toàn không tồn tại trong lịch. Nguyên nhân nằm ở sự thay đổi cách người ta tính ngày, tháng, năm vào thế kỷ 16.
Vào thời điểm đó, Giáo hoàng Gregory XIII chủ trì Giáo hội Công giáo, ban hành sắc lệnh "Inter gravissimas", chính thức công bố lịch Gregorian. Trước đó, toàn bộ châu Âu vẫn sử dụng lịch Julian, được thiết lập vào năm 46 TCN, dưới chỉ thị của Thống lĩnh Tối cao Julius Caesar.
Vào thời điểm đó, Giáo hoàng Gregory XIII chủ trì Giáo hội Công giáo, ban hành sắc lệnh "Inter gravissimas", chính thức công bố lịch Gregorian. Trước đó, toàn bộ châu Âu vẫn sử dụng lịch Julian, được thiết lập vào năm 46 TCN, dưới chỉ thị của Thống lĩnh Tối cao Julius Caesar.
Hai loại lịch này khá giống nhau. Cả hai đều là lịch tính theo chu kỳ xoay quanh Mặt Trời, gồm 12 tháng với số ngày dao động từ 28 đến 31. Tổng số ngày trong một năm thường là 365 ngày, và vào một số năm nhất định sẽ có thêm một ngày nhuận vào tháng 2.
Hai loại lịch này khá giống nhau. Cả hai đều là lịch tính theo chu kỳ xoay quanh Mặt Trời, gồm 12 tháng với số ngày dao động từ 28 đến 31. Tổng số ngày trong một năm thường là 365 ngày, và vào một số năm nhất định sẽ có thêm một ngày nhuận vào tháng 2.
Sự khác biệt chính nằm ở cách xác định năm nhuận. Lịch Julian thêm một ngày sau mỗi 4 năm, lịch Gregorian cũng vậy, thêm vào một điều kiện là năm đó phải chia hết cho cả 100 cho 400. Ví dụ năm 1900, 2100 chia hết cho 4, 100, nhưng không chia hết cho 400 nên không phải năm nhuận.
Sự khác biệt chính nằm ở cách xác định năm nhuận. Lịch Julian thêm một ngày sau mỗi 4 năm, lịch Gregorian cũng vậy, thêm vào một điều kiện là năm đó phải chia hết cho cả 100 cho 400. Ví dụ năm 1900, 2100 chia hết cho 4, 100, nhưng không chia hết cho 400 nên không phải năm nhuận.
Dễ hiểu hơn, lịch Julian tính mỗi năm có 365,25 ngày (1 ngày nhuận mỗi năm). Tuy nhiên, năm Mặt Trời thực tế (thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời) chỉ dài khoảng 365,2422 ngày. Sự chênh lệch này (khoảng 11 phút mỗi năm) dẫn đến việc lịch Julian bị lệch 1 ngày sau mỗi 128 năm so với chu kỳ Mặt Trời. Nghe có vẻ nhỏ, điều này lại là vấn đề lớn đối với Giáo hội Công giáo vì nó làm xáo trộn nghiêm trọng thời điểm tổ chức Lễ Phục Sinh.
Dễ hiểu hơn, lịch Julian tính mỗi năm có 365,25 ngày (1 ngày nhuận mỗi năm). Tuy nhiên, năm Mặt Trời thực tế (thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời) chỉ dài khoảng 365,2422 ngày. Sự chênh lệch này (khoảng 11 phút mỗi năm) dẫn đến việc lịch Julian bị lệch 1 ngày sau mỗi 128 năm so với chu kỳ Mặt Trời. Nghe có vẻ nhỏ, điều này lại là vấn đề lớn đối với Giáo hội Công giáo vì nó làm xáo trộn nghiêm trọng thời điểm tổ chức Lễ Phục Sinh.
Giáo hội đã quy định rằng Lễ Phục Sinh phải được tổ chức vào chủ nhật đầu tiên sau kỳ trăng tròn đầu tiên kể từ điểm xuân phân, tức ngày 21/3. Theo thời gian đến thế kỷ 16, hiện tượng đó tích lũy đến mức xuân phân rơi vào ngày 11/3, khiến lịch tổ chức ngày lễ không còn chính xác.
Giáo hội đã quy định rằng Lễ Phục Sinh phải được tổ chức vào chủ nhật đầu tiên sau kỳ trăng tròn đầu tiên kể từ điểm xuân phân, tức ngày 21/3. Theo thời gian đến thế kỷ 16, hiện tượng đó tích lũy đến mức xuân phân rơi vào ngày 11/3, khiến lịch tổ chức ngày lễ không còn chính xác.
Do đó, Giáo hoàng Gregory XIII đã giới thiệu lịch Gregorian. Nhằm điều chỉnh lại lịch mới khớp với chuyển động thực tế của Mặt Trời, người ta buộc phải bỏ đi 10 ngày, số ngày đã bị lệch tích lũy do sai sót của lịch Julian.
Do đó, Giáo hoàng Gregory XIII đã giới thiệu lịch Gregorian. Nhằm điều chỉnh lại lịch mới khớp với chuyển động thực tế của Mặt Trời, người ta buộc phải bỏ đi 10 ngày, số ngày đã bị lệch tích lũy do sai sót của lịch Julian.
Tháng 10 được chọn là thời điểm bỏ đi số ngày này vì không trùng với bất kỳ sự kiện lớn nào trong lịch Kitô giáo. Sau Lễ Thánh Francis thành Assisi vào ngày 4/10, việc chuyển sang lịch Gregorian diễn ra, và thế giới nhảy thẳng sang ngày 15/10. Chính vì vậy, đa số các cuốn lịch khi tra về năm 1582 sẽ bỏ qua khoảng thời gian trên, bao gồm cả lịch trực tuyến trên iPhone.
Tháng 10 được chọn là thời điểm bỏ đi số ngày này vì không trùng với bất kỳ sự kiện lớn nào trong lịch Kitô giáo. Sau Lễ Thánh Francis thành Assisi vào ngày 4/10, việc chuyển sang lịch Gregorian diễn ra, và thế giới nhảy thẳng sang ngày 15/10. Chính vì vậy, đa số các cuốn lịch khi tra về năm 1582 sẽ bỏ qua khoảng thời gian trên, bao gồm cả lịch trực tuyến trên iPhone.

Bạn có thể quan tâm

Thi lý thuyết lái xe sẽ dùng bộ đề câu hỏi mới từ 1/6

Thi lý thuyết lái xe sẽ dùng bộ đề câu hỏi mới từ 1/6

Hô biến mỡ gà thành thiết bị lưu trữ năng lượng

Hô biến mỡ gà thành thiết bị lưu trữ năng lượng

Tai nghe over-ear “quốc dân” đẹp như Sony, pin tới 75 giờ

Tai nghe over-ear “quốc dân” đẹp như Sony, pin tới 75 giờ

Tia laser "gián điệp" Trung Quốc mới trình làng có gì?

Tia laser "gián điệp" Trung Quốc mới trình làng có gì?

"Xuyên không" vào bài giảng nhờ công nghệ AR

"Xuyên không" vào bài giảng nhờ công nghệ AR

Tận mục mỏ vàng 40 tấn đất hiếm trong hố nước thải

Tận mục mỏ vàng 40 tấn đất hiếm trong hố nước thải

Cosplayer xinh đẹp khuấy đảo sự kiện Vietnam GameVerse

Cosplayer xinh đẹp khuấy đảo sự kiện Vietnam GameVerse

Dùng sạc điện thoại kiểu này khiến cả nhà bốc cháy

Dùng sạc điện thoại kiểu này khiến cả nhà bốc cháy

Nghiên cứu nọc rắn, mở hy vọng thuốc giải "made in Viet Nam"

Nghiên cứu nọc rắn, mở hy vọng thuốc giải "made in Viet Nam"

Trong mắt kỹ sư NASA, pikleball ẩn chứa bí mật lý thú nào?

Trong mắt kỹ sư NASA, pikleball ẩn chứa bí mật lý thú nào?

GS Hà Minh Đức, người thầy thầm lặng sau trang sách

GS Hà Minh Đức, người thầy thầm lặng sau trang sách

Phát hiện chấn động 6 "hậu duệ sống" của Leonardo da Vinci?

Phát hiện chấn động 6 "hậu duệ sống" của Leonardo da Vinci?

Top tin bài hot nhất

Hot rần rần điện thoại dát vàng giá nửa tỷ đổ bộ Việt Nam

Hot rần rần điện thoại dát vàng giá nửa tỷ đổ bộ Việt Nam

16/05/2025 12:52
Samsung ra mắt nhẫn AI Galaxy Ring sang xịn mịn có đáng mua

Samsung ra mắt nhẫn AI Galaxy Ring sang xịn mịn có đáng mua

15/05/2025 18:55
Bằng chứng chấn động cả nhân loại về robot từ thời cổ đại

Bằng chứng chấn động cả nhân loại về robot từ thời cổ đại

25/05/2025 13:18
Nếu trồng cây trên sao Hỏa, chuyện kỳ lạ nào sẽ xảy ra?

Nếu trồng cây trên sao Hỏa, chuyện kỳ lạ nào sẽ xảy ra?

23/05/2025 12:52
Top kỳ quan công nghệ thế giới khốn khổ vì AI trỗi dậy

Top kỳ quan công nghệ thế giới khốn khổ vì AI trỗi dậy

15/05/2025 14:10

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status