GP9 Hà Nội có gì mà SCIC thoái vốn hơn 43.000 đồng/cp?

(Vietnamdaily) - Ngày 28/12 tới, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức bán đấu giá cổ phần sở hữu tại Công ty cổ phần GP9 Hà Nội.

SCIC dự kiến bán đấu giá lô 212.629 cổ phần nắm giữ tại doanh nghiệp này, tương đương 12,71% vốn, với giá khởi điểm cả lô là 9,17 tỷ đồng, tức là 43.145 đồng/cổ phần.
Tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), CTCP GP9 Hà Nội chính thức trở thành CTCP vào năm 2011. Bộ GD&ĐT sau đó đã chuyển giao lại quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC vào năm 2016.
GP9 Hà Nội có vốn điều lệ 16,7 tỷ đồng và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt, kinh doanh thương mại. Hiện tại, Công ty vẫn đang đóng tiền thuê sử dụng và quản lý một mảnh đất làm trụ sở tại số 9 đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội có diện tích 2.188 m2 dù trước đây từng được yêu cầu phải di chuyển để sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt.
GP9 Ha Noi co gi ma SCIC thoai von hon 43.000 dong/cp?
 SCIC sắp thoái vốn tại GP9 Hà Nội.
Tại thời điểm ngày 1/6/2023, GP9 Hà Nội có 29 cổ đông, gồm 2 tổ chức và 27 cá nhân. Tuy nhiên, một cổ đông tổ chức (SCIC) và 5 cá nhân là các cổ đông lớn, đã nắm giữ tới 89,98% vốn cổ phần của Công ty.
Ngoài SCIC, cổ đông lớn khác của GP9 Hà Nội là Tổng giám đốc Mai Thế Dũng (38,2%), thành viên HĐQT Phan Thanh Bình (11,82%), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thành Định (11,29%), ông Đỗ Văn Sử (9,09%) và ông Phạm Quốc Tuấn (6,87%).
GP9 Hà Nội ghi nhận doanh thu ba năm 2020, 2021 và 2022 lần lượt 83 tỷ đồng, 44 tỷ đồng và 106 tỷ đồng, chủ yếu đến từ hoạt động xây lắp. Lợi nhuận sau thuế chỉ khoảng 0,8% - 2,5% doanh thu, lần lượt đạt 2 tỷ đồng, 0,4 tỷ đồng và 2,3 tỷ đồng.
Mặc dù kết quả kinh doanh năm 2022 của GP9 Hà Nội tăng mạnh so với năm 2021 và vượt chỉ tiêu đề ra, song các chỉ tiêu tài chính của Công ty lại được tổ chức tư vấn cho đợt thoái vốn là CTCP Chứng khoán quốc tế Hoàng Gia (IRS) đánh giá không mấy tích cực.
IRS cho rằng một số chỉ tiêu tài chính của GP9 Hà Nội lại thể hiện sự “khó khăn, không tốt”.
Cụ thể, về chỉ tiêu khả năng thanh toán, IRS cho rằng, với tỷ trọng hàng tồn kho không đáng kể, hệ số thanh toán ngắn hạn có phần cao hơn so hệ số thanh toán nhanh của Công ty trong năm 2022, nhưng không đáng kể.
Điều này thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời, phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp.
Về chỉ tiêu cơ cấu vốn, các hệ số nợ của Công ty khá cao, đặc biệt là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy, chỉ tiêu an toàn tài chính của Công ty không tốt, tỷ lệ nợ tăng so với năm 2021. Tài sản của Công ty được tài trợ chủ yếu từ các khoản nợ.
Tuy nhiên, đáng chú ý là, nhiều khoản phải thu và phải trả của GP9 Hà Nội đều liên quan đến các xí nghiệp thành viên. Cụ thể, phải thu Xí nghiệp 1 là 13,1 tỷ đồng, Xí nghiệp 3 là 12 tỷ đồng, Xí nghiệp 6 là 6 tỷ đồng, nhưng đồng thời phải trả Xí nghiệp 1 là 9,2 tỷ đồng, Xí nghiệp 3 là 20,2 tỷ đồng và Xí nghiệp 6 là 8,6 tỷ đồng.
Đối với chỉ tiêu năng lực hoạt động, vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2022 có phần nhỉnh hơn so với năm 2021. Tuy nhiên, điều này là do giá vốn hàng bán của Công ty tăng khá mạnh trong năm 2022, chứng tỏ chi phí Công ty bỏ ra vẫn khá nhiều so với việc bán được hàng tồn kho để tăng doanh thu.
Tổng tài sản cuối năm 2022 là 132 tỷ đồng, trong đó hơn 95 tỷ đồng là phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho 28,5 tỷ đồng. Khoản vay ngắn hạn và dài hạn không đáng kể.

Âm 3.336 tỷ khoản đầu tư vào Vietnam Airlines kéo lãi ròng SCIC lao dốc 63%?

(Vietnamdaily) - Khoản lỗ hơn 3.108 tỷ từ liên doanh liên kết kéo lội nhuận năm 2022 của SCIC giảm 63%, riêng giá trị đầu tư vào Vietnam Airlines đã âm 3.336 tỷ đồng. 

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố báo cáo tài chính năm 2022 với doanh thu hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn đạt 10.221 tỷ đồng, tăng 32% so năm 2021.

Tuy nhiên chi phí hoạt động chiếm 3.856 tỷ đồng, trong khi năm trước được hoàn nhập 2.403 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận gộp của SCIC giảm 37% về còn 6.365 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên ở mức 62%.

SCIC nhận về gần 450 tỷ đồng từ cổ tức của SJG

(Vietnamdaily) - Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) - đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước với gần 449 triệu cp đang sở hữu, tương ứng 99,79% vốn, ước tính sẽ thu về gần 449 tỷ đồng từ SJG.
 

HĐQT Tổng Công ty Sông Đà - CTCP (SJG) thông báo ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức năm 2022 bằng tiền tỷ lệ 10%. Ngày đăng ký cuối cùng là 8/12, thời gian trả dự kiến 28/12.

Với gần 450 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính SJG cần chi ra gần 450 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. 

Xuất khẩu thép trong quý 1/2024 của Hoà Phát sẽ như thế nào?

(Vietnamdaily) - Sản lượng tiêu thụ thép các loại trong quý 4/2023 của Tập đoàn Hoà Phát (HPG) có thể tăng 10%, đồng thời, xuất khẩu thép quý 1/2024, đặc biệt là sang EU, dự kiến tiếp tục duy trì ở mức cao.

Trong quý 4/2023, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đang ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong sản lượng tiêu thụ thép. Sản lượng tiêu thụ trong tháng 10/2023 đã tăng 8% so với tháng 9/2023 và tiếp tục gia tăng 14% trong tháng 11/2023 so với tháng trước đó.

Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát đã có sự cải thiện đáng kể tại thị trường EU, với sản lượng xuất khẩu đi Italy tăng gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, Hòa Phát cũng mở rộng thị trường xuất khẩu đến các quốc gia mới như Bỉ và Bồ Đào Nha.

Tại thị trường EU, sau quý 3/2023, các nhà sản xuất thép đã phải tạm dừng sản xuất hoặc giảm sản lượng để cạnh tranh với thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước châu Á, đồng thời do nhu cầu tiêu thụ duy trì ở mức thấp. Đến quý 4/2023, một số nhà máy tại EU tiếp tục duy trì công suất ở mức thấp để cân bằng cung - cầu trên thị trường và tối ưu hoạt động.

Xuat khau thep trong quy 1/2024 cua Hoa Phat se nhu the nao?
HPG sẽ đạt sản lượng xuất khẩu cao trong quý 1 năm tới. 

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, sản lượng kênh xuất khẩu của Tập đoàn Hòa Phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý 1/2024, đặc biệt là tại EU nhờ lợi thế cạnh tranh về giá và xu hướng các nhà phân phối nước ngoài gia tăng tích trữ hàng tồn kho giá cạnh tranh từ nguồn nhập khẩu.

Bước sang quý 4/2023, hãng nghiên cứu thị trường thép GMK Center cho biết, một số nhà máy tại EU đã phải chủ động duy trì công suất ở mức thấp nhằm cân bằng cung - cầu trên thị trường và tối ưu hoạt động.

Do đó, KBSV nhận định sản lượng kênh xuất khẩu của Tập đoàn Hoà Phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý 1/2024, đặc biệt là tại EU nhờ lợi thế cạnh tranh về giá và xu hướng các nhà phân phối nước ngoài gia tăng tích trữ hàng tồn kho giá cạnh tranh từ nguồn nhập khẩu.

Đồng thời, KBSV đánh giá, sau khi tăng mạnh trong quý 4/2023, giá nguyên liệu đầu vào sẽ đi ngang trong quý 1/2024; cùng với đó, giá thép tại thị trường Mỹ và EU cũng sẽ giữ ở mức hiện tại sau khi đã xác lập đáy trong quý 3/2023.

Động thái đẩy mạnh kênh xuất khẩu của Tập đoàn Hoà Phát thời gian gần đây có thể nhằm dần chuẩn bị thị trường cho sản phẩm HRC từ Dự án Dung Quất 2 - dự kiến cho sản phẩm thương mại từ quý 1/2025 và chạy đủ công suất vào năm 2027.

Tại thị trường trong nước, thị trường bất động sản dân cư được kỳ vọng sẽ dần hồi phục từ quý 2/2024 sẽ giúp kích thích nhu cầu tiêu thụ thép.

Trong quý 3 vừa qua, thị trường đã ghi nhận 15 dự án Bất động sản được cấp phép xây dựng, đi ngang so với quý 2/2023. Tuy nhiên, thị trường đã bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực khi giá đất nền, căn hộ trên thị trường thứ cấp đã có dấu hiệu tạo đáy và đi ngang, và số lượng giao dịch đất nền có xu hướng gia tăng từ nửa cuối năm 2023.

Với các chính sách hỗ trợ thị trường như: hạ - giữ mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp, đẩy mạnh tháo gỡ các vấn đề pháp lý cho các dự án dân cư, và thúc đẩy đầu tư công… đà phục hồi của thị trường bất động sản dân cư được dự báo sẽ tăng tốc trong thời gian tới.