Đó là lời chia sẻ của bà Võ Thị Phương Anh, Tổng Giám đốc Coface Việt Nam khi nói về thị trường quản lý rủi ro các khoản phải thu cách đây hơn một thập kỷ trước.
Theo khảo sát của Tập đoàn Coface, 40% tổng tài sản của một công ty thường được thể hiện dưới hình thức là dư nợ của các khoản phải thu. Một công ty thường phát hành hóa đơn có thời gian đáo hạn 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày. Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu khách hàng cố tình không thanh toán, hoặc mất khả năng thanh khoản?
Số liệu khảo sát cũng cho thấy, cứ 4 doanh nghiệp phá sản sẽ có 1 đơn vị sụp đổ vì nợ xấu (các khoản phải thu khó đòi kéo dài nhiều năm).
Chặng đường 15 năm với nhiều cột mốc của Coface tại Việt Nam
Ở thời điểm hơn 15 năm trước, “quản lý rủi ro các khoản phải thu” còn là một khái niệm rất mới. Doanh nghiệp Việt lúc đó có thể đã không biết có một giải pháp có thể kiểm soát và hạn chế được tổn thất này.
Năm 2007, Coface tiên phong đặt chân đến Việt Nam – một trong những thị trường mới nổi đầy tiềm năng của thế giới, nơi hoạt động giao thương, thương mại diễn ra nhộn nhịp trong khu vực.
Khi đó, những giải pháp quản lý rủi ro các khoản phải thu đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, Coface Việt Nam quyết định bắt tay với đối tác chiến lược Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh.
Năm 2009, nhận thấy trọng trách cần “làm thị trường”, Coface Việt Nam chính thức được thành lập dưới sự quản lý của công ty mẹ là Tập đoàn Coface (Pháp), giúp hỗ trợ những doanh nghiệp trên toàn cầu đang hoạt động tại Việt Nam.
Một năm sau khi thành lập, với sự quan tâm của Bộ Tài Chính và các cơ quan quản lý Nhà nước, Coface Việt Nam tham gia vai trò khá quan trọng trong Đề án thí điểm về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (năm 2011 - 2013) để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với giải pháp quản lý rủi ro các khoản phải thu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Cũng trong năm 2010, Coface Việt Nam xúc tiến chương trình với đối tác chiến lược thứ hai tại thị trường Việt Nam - Công ty Bảo hiểm Liên hiệp UIC.
Bốn năm sau đó, Công ty bảo hiểm PVI thuộc Tập đoàn PVI chính thức là đối tác thứ ba của Coface Việt Nam để mang giải pháp thiết thực trong quản lý rủi ro các khoản phải thu đến cho doanh nghiệp.
Những năm tiếp theo, Coface Việt Nam tập trung chỉnh sửa những bất cập, những điểm hạn chế của gói giải pháp để phù hợp hơn với thị trường.
Nhìn lại chặng đường hơn một thập kỷ đã qua, bà Võ Thị Phương Anh, Tổng Giám đốc Coface Việt Nam trải lòng: “5 năm đầu tiên, trong một thị trường quản lý các khoản phải thu còn rất mới, Coface chưa kỳ vọng vào kết quả, thay vào đó, công ty dồn lực, chú trọng đến việc tham vấn, tư vấn thị trường, cho doanh nghiệp biết rằng, thực sự có giải pháp có thể giúp kiểm soát, quản lý những rủi ro không thanh toán từ khách hàng”.
Những ngày tháng đó, các khái niệm như “quản lý rủi ro các khoản phải thu”, “bảo hiểm tín dụng thương mại”, “bảo hiểm rủi ro các khoản phải thu”,… thật sự rất mới mẻ đối với tất cả các chủ thể trên thị trường, từ các doanh nghiệp bảo hiểm, các đơn vị môi giới bảo hiểm, các ngân hàng, định chế tài chính cho đến các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất và cả các cơ quan quản lý nhà nước.
“Hơn 15 năm về trước, lúc đó không có ai làm, không ai thực hiện, không ai cung cấp giải pháp. Bây giờ, sau 15 năm, Coface Việt Nam có thể tự tin nói rằng, những hiểu biết của doanh nghiệp về việc quản lý rủi ro các khoản phải thu đã được cải thiện đáng kể”, bà Phương Anh hào hứng chia sẻ.
|
Bà Võ Thị Phương Anh – Tổng Giám đốc Coface Việt Nam. |
Coface Việt Nam đến nay vẫn là doanh nghiệp tiên phong, dần cho doanh nghiệp Việt thấy và hiểu tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro các khoản phải thu. Không những hiểu mà doanh nghiệp còn biết vận dụng vào thực tiễn quản lý rủi ro tài chính.
Theo Tổng Giám đốc Coface Việt Nam, thông thường những phương pháp thanh toán trong thương mại chỉ có tính chất một chiều, hoặc là thúc đẩy, hoặc quản trị một rủi ro nào đó. Trong khi đó, giải pháp quản lý rủi ro các khoản phải thu lại có tính song song.
Bằng nghiệp vụ và mạng lưới hoạt động với 700 chuyên gia quản lý rủi ro và phân tích tín dụng trên khắp thế giới, cùng với dữ liệu của 200 triệu công ty, Coface sẽ thẩm định nhà mua hàng để đánh giá sức khỏe tài chính, từ đó bản thân doanh nghiệp sẽ có cái nhìn đúng đắn để đưa ra quyết định hợp tác với đối tác hay không.
Trường hợp sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo điều khoản hợp đồng thương mại, nhưng bên khách hàng không thanh toán hoặc chậm thanh toán so với cam kết, bên công ty bảo hiểm sẽ bồi thường 90% các giá trị đơn hàng. Như vậy, công cụ này đóng vai trò như chia sẻ rủi ro, đảm bảo cho doanh nghiệp không bị gián đoạn dòng tiền, tránh bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc khách hàng chây ì hay không trả nợ tiền hàng theo cam kết.
Mặt khác, khi có công cụ tự quản lý rủi ro khoản phải thu, doanh nghiệp sẽ tăng cường sự tự tin khi hợp tác với đối tác mới nhờ dịch vụ đánh giá sức khoẻ tài chính đối tác và theo dõi rủi ro đến từ Coface Việt Nam. Qua đó doanh nghiệp có cơ hội gia tăng được doanh số và nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công ty đang phát triển, chưa có kinh nghiệm trong quản lý rủi ro các khoản phải thu.
Có thể thấy, giải pháp Coface Việt Nam đưa ra không chỉ bảo vệ dòng tiền cho doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy thương mại, giảm thiểu tổn thất tài chính và hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp và đầy biến động, vai trò của giải pháp quản lý rủi ro các khoản phải thu càng trở nên quan trọng.
Khách hàng nói gì về Coface Việt Nam?
Ông Nguyễn Tuấn Khanh, Chủ Tịch Công ty Thương Mại Phú Lâm (Hải Phòng) – một trong hàng trăm khách hàng sử dụng giải pháp quản lý rủi ro các khoản phải thu của Coface Việt Nam, bày tỏ: “Là doanh nghiệp xuất khẩu, lựa chọn cho người mua trả chậm hay buộc phải trả trước, hoặc chỉ dựa vào điều kiện thanh toán truyền thống L/C là một quyết định khó khăn, đặc biệt là đối với người mua mới giao dịch. Với sự hỗ trợ của Coface Việt Nam, điều này trở nên dễ dàng khi họ đã giúp chúng tôi tự tin đưa ra quyết định của mình chỉ trong vòng một vài ngày thẩm định. Đây chính là lợi thế lớn giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ trong tương lai, phát triển khách hàng mới ở những thị trường mới, tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp để đưa hàng hoá Việt Nam đến với thế giới”.
“Giải pháp mà Coface Việt Nam mang lại là công cụ hữu ích giúp chúng tôi nhận diện, thẩm định, đánh giá và quản lý toàn diện rủi ro tín dụng trên các khách hàng của chúng tôi, đặc biệt là thị trường nội địa. Việc hợp tác này không chỉ hỗ trợ chúng tôi quản lý rủi ro mà còn giúp chúng tôi tập trung phát triển thị trường mà không phải lo lắng gì đến vấn đề quản lý công nợ, hỗ trợ chúng tôi tăng cường khả năng đưa ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực, tăng trưởng và bảo vệ biên lợi nhuận của chúng tôi khỏi những rủi ro tài chính tiềm ẩn”, ông Shishir Saxena, CFO Công ty Olam Global Agri Vina khi nói về 2 năm hợp tác với Coface Việt Nam.
Còn với vai trò là đối tác chiến lược kể từ ngày đầu Coface Việt Nam đặt chân tới Việt Nam, Ông Nguyễn Ngọc Anh – Phó Tổng Giám Đốc – Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đánh giá “Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ toàn diện, nhiệt tình, chu đáo, thân thiện, chuyên nghiệp và hiệu quả của Coface Việt Nam: từ đào tạo nghiệp vụ, chăm sóc khách hàng, quản trị rủi ro, cho đến việc kết nối và phát triển mạng lưới kinh doanh. Đặc biệt là sự bảo vệ an toàn tài chính của Coface Việt Nam cho Bảo Minh trong vai trò của một nhà Tái bảo hiểm uy tín hàng đầu thế giới đã giúp Bảo Minh đứng vững và tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm bảo hiểm tín dụng thương mại”.
|
Triển vọng đáng mong chờ của ngành quản lý rủi ro các khoản phải thu |
Sau 15 năm hiện diện tại thị trường Việt, đây là thời điểm mà Coface Việt Nam xác định sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng.
“Đến hiện tại, tôi vẫn giữ ý kiến đánh giá về ngành bảo hiểm quản lý rủi ro các khoản phải thu như lúc ban đầu, đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng và đáng kỳ vọng”, Tổng Giám đốc Coface Việt Nam nói.
Những nhà bảo hiểm khai phá phân khúc mảng quản lý rủi ro các khoản phải thu kỳ vọng thị trường này sẽ tăng trưởng hơn trong tương lai gần, đặc biệt khi các hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam tham gia đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu.
Chưa kể, Việt Nam đang được bạn bè quốc tế tín nhiệm, trở thành đối tác toàn diện, đối tác chiến lược với một loạt quốc gia lớn, là thị trường năng động và đầy tiềm năng của khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Bên cạnh đó, các chuyên gia kỳ vọng các giao dịch thương mại trong và ngoài nước sẽ mạnh mẽ hơn bởi niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế ổn định của Việt Nam và các chính sách chủ động, sâu rộng từ Chính phủ.
Ngoài ra, các ưu đãi thuế, cải cách quy định kinh doanh,… sẽ giúp định vị các doanh nghiệp Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt đối tác.
Khi các giao dịch thương mại trao đổi hàng hoá sôi động hơn, sự cấp thiết để có giải pháp quản lý rủi ro các khoản phải thu cho doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao. Coface Việt Nam sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp tạo ra hệ thống quản lý rủi ro bài bản, giúp doanh nghiệp tránh khỏi những tổn thất, từ đó tạo động lực tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường mới.