Giữa “bão” biểu tình, Trung Quốc định thay Đặc khu trưởng Hong Kong?

(Kiến Thức) - Chính phủ Trung Quốc được cho là đang có ý định thay thế Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) bằng một "lãnh đạo lâm thời", người dự kiến sẽ tại nhiệm đến năm 2022 sau khi thay thế bà Lâm từ tháng 3/2020.

Theo Sputnik, tờ Financial Times dẫn nguồn tin ngày 22/10 cho biết, Trung Quốc được cho là đang có ý định thay thế Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) bằng một "lãnh đạo lâm thời".
Nếu được Chủ tịch Tập Cận Bình phê chuẩn, Trung Quốc dự định sẽ cho Đặc khu trưởng Carrie Lam "nghỉ việc" từ tháng 3/2020 và thay thế bà bằng một lãnh đạo lâm thời - người sẽ nắm quyền cho đến năm 2022.
Giua “bao” bieu tinh, Trung Quoc dinh thay Dac khu truong Hong Kong?
 Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Ảnh: AP.
Các nguồn tin cho biết thêm, cựu lãnh đạo Cơ quan tiền tệ Hong Kong Norman Chan và cựu Tổng thư ký chính quyền Hong Kong Henry Tang hiện đang chạy đua cho vị trí của bà Lâm.
Tháng trước, bà Lâm được cho là đã suy sụp tinh thần trong bối cảnh cuộc biểu tình ở Hong Kong tiếp diễn với các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình, gây ra “sự tàn phá không thể tha thứ” trong thành phố.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)

“Nếu tôi được lựa chọn, việc đầu tiên là từ chức và gửi lời xin lỗi sâu sắc”, Reuters dẫn lời bà Lâm hồi tháng 9/2019.
Mặc dù vậy, bà Lâm vẫn liên tục lên án các cuộc biểu tình bạo lực và cảnh báo về khả năng chính phủ Trung Quốc can thiệp vào Hong Kong.
"Tôi vẫn cảm thấy rằng chúng ta nên cùng nhau tìm ra giải pháp. Nhưng nếu tình hình trở nên tồi tệ, mọi lựa chọn đều được xem xét nếu chúng ta muốn Hong Kong có ít nhất một cơ hội nữa", bà Lâm nói ngày 2/10.

CS Hong Kong cảnh báo dùng đạn thật “dập” biểu tình

Cảnh sát Hong Kong cảnh báo có thể dùng đạn dược để tự vệ hoặc bảo vệ những người khác khi một số đối tượng biểu tình trở nên quá khích và khó kiểm soát.

"Các sỹ quan của cúng tôi lo ngại mức độ bạo lực có thể đã lên tới mức họ có thể giết một ai đó hoặc tự sát. Chúng tôi rất kiềm chế nhưng khi đối mặt với bạo lực như vậy, áp lực đó trở nên cực kỳ nguy hiểm", một quan chức cảnh sát Hong Kong nói trong cuộc họp báo ngắn hôm 20/9.

Toàn cảnh cuộc đối thoại công chúng của lãnh đạo Hong Kong

(Kiến Thức) - Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã có cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên với đại diện của công chúng trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 4 tháng qua tại đặc khu này.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong
 Ngày 26/9, Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã có cuộc đối thoại đầu tiên với đại diện của công chúng trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 4 tháng qua tại đặc khu này. (Nguồn ảnh: Reuters)

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-2
 Cuộc đối thoại được tổ chức tại sân vận động Queen Elizabeth thuộc quận Wan Chai với sự tham dự của Trưởng Đặc khu Lâm, một số quan chức cấp cao Hong Kong và khoảng 150 người dân đại diện của công chúng. Được biết, mỗi người dân có khoảng 3 phút để trình bày vấn đề mà họ đang quan tâm về kinh tế, xã hội hay chính trị.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-3
"Sự kiện này không phải chỉ nhằm mục đích đối thoại và cũng không phải là chiến thuật trong quan hệ với công chúng, mà là để tìm kiếm sự thay đổi hướng tới cải thiện xã hội Hong Kong", bà Lâm phát biểu tại buổi "Đối thoại cộng đồng". 

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-4
 Theo bà Lâm, đối thoại hòa bình và hợp lý chính là giải pháp cho những căng thẳng đang diễn ra tại đặc khu này.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-5
 Nhà lãnh đạo Hong Kong cũng bày tỏ sẽ tìm kiếm sự thay đổi để cải thiện xã hội Hong Kong thông qua các cuộc đối thoại tiếp theo với người dân.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-6
Hơn 4 giờ sau khi cuộc đối thoại cộng đồng kết thúc, đoàn xe chở bà Lâm và các quan chức cấp cao khác của Hong Kong đã rời khỏi tòa nhà dưới sự bảo vệ của cảnh sát.  

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-7
 Được biết, đông đảo người biểu tình đã bao vây sân vận động nơi diễn ra cuộc đối thoại và phong tỏa các lối thoát hiểm.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-8
 "Xã hội Hong Kong gặp phải hàng loạt các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị. Tôi hy vọng các hình thức đối thoại khác nhau có thể tạo ra nền tảng để chúng ta thảo luận", bà Lam nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm 17/9.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-9
 Tuy nhiên, Đặc khu trưởng Hong Kong cũng nhấn mạnh việc xây dựng nền tảng đối thoại không có nghĩa là chính phủ dung thứ cho các hành vi bạo lực.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-10
 Hình ảnh phiên đối thoại công chúng của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 26/9. 

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-11
 Những người biểu tình phản đối chính quyền Hong Kong tập trung trên đường phố hôm 26/9.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-12
 Lực lưọng cảnh sát đứng gác ở nhà ga MTR Sha Tin ngày 25/9.