Giới trẻ Trung Quốc sốt với trào lưu “check in”, giả vờ du lịch Mỹ

Không đi được du lịch nước ngoài, giới trẻ Trung Quốc "thi nhau" theo trend chụp hình hình phong cách trang trại đồng quê ở Mỹ, hay chụp ảnh trước cửa siêu thị để giả vờ đang du lịch Mỹ.

Giới trẻ Trung Quốc sốt với trào lưu “check in”, giả vờ du lịch Mỹ

 

Loài vịt trở thành thú cưng mới của giới trẻ Trung Quốc

Vịt được nhiều người trẻ Trung Quốc yêu thích và chi ra hàng chục nghìn nhân dân tệ để mua vì kích thước nhỏ, vẻ ngoài dễ thương, phù hợp nuôi trong chung cư, theo Sixh Tone.

Đối với hầu hết người Trung Quốc, vịt chủ yếu là một món ăn nổi tiếng, điển hình là vịt quay Bắc Kinh. Song, trong vài năm trở lại đây, loài vịt đang trở thành một lựa chọn vật nuôi ngày càng phổ biến với thế hệ trẻ nước này.

Thay vì ăn những con vịt béo, chủ nuôi sẽ dành thời gian tắm rửa, chải lông, chơi đùa với loài gia cầm này. Giống vịt gọi (call duck) có lông màu kem, mỏ và bàn chân màu vàng được ưa chuộng hơn cả.

Giới trẻ Trung Quốc khủng hoảng do kỳ vọng của cha mẹ

Nhiều thanh thiếu niên tại Hechuan (Trung Quốc) tỏ rõ tâm lý chán nản mọi thứ. Thậm chí, không ít em đã bỏ học để ở nhà ngủ và rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Tại thị trấn Hechuan (huyện Yongxin, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc), sau mỗi kỳ thi Gaokao (tuyển sinh đại học), những học sinh đạt điểm số cao hoặc được nhận vào các trường hàng đầu luôn được mọi người ngưỡng mộ.

Trong khi đó, số đông học sinh còn lại, dù đã rất nỗ lực, bị đem ra so sánh.

Giới trẻ Trung Quốc tội lỗi khi hẹn hò với người tình ảo

Cô đơn nhưng ngán ngẩm chuyện hẹn hò thực tế, nhiều người trẻ ở đất nước tỷ dân sẵn sàng chi tiền mua bạn tình ảo.

Gioi tre Trung Quoc toi loi khi hen ho voi nguoi tinh ao

Khi mối tình 6 năm của Jessie Chan tan vỡ, một chàng trai hóm hỉnh, quyến rũ tên Will xuất hiện và trở thành bạn trai của cô.

Giới trẻ Trung Quốc đổ xô mua thực phẩm sắp hết hạn dùng

Trước nhu cầu ngày một tăng, mô hình kinh doanh thực phẩm cận hạn sử dụng đang phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc.

Theo CGTN, sau khi lượt một loạt sản phẩm trên Taobao, sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, Zhang Shijia bỗng nảy ra ý tưởng mua thực phẩm cận đát. Thay vì bỏ ra 6,2 USD mua một túi chocolate bình thường, cô quyết định chọn túi còn 6 tháng hạn sử dụng với giá 1,54 USD.

“Giá của chúng thấp hơn nhiều. Nếu tôi có thể ăn hết trong vài ngày thì việc tiêu thụ thực phẩm cận đát đâu có khác biệt gì?”, Zhang nói

Giới trẻ Trung Quốc 'lạnh nhạt' với hàng mới

Khó khăn tài chính và nhận thức rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường khiến giới trẻ Trung Quốc có xu hướng lạnh nhạt với đồ mới, ưu ái mua đồ secondhand.

Cô Kang Yu (24 tuổi), một nghiên cứu sinh ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc chuyển sang mua các món đồ đã qua sử dụng (secondhand) từ 4 năm nay để duy trì khả năng độc lập tài chính, giữa lúc nền kinh tế rơi vào khó khăn và bất ổn. 

Những món đồ cũ mà cô Kang đã mua chủ yếu là thiết bị cỡ lớn như đồ dân dụng và nội thất. “Những đồ dùng mới cỡ lớn sẽ rất đắt đỏ, nhưng mua đồ cũ sẽ có giá rẻ hơn và có lợi cho cả người bán lẫn người mua. Việc bỏ đi những đồ dùng cỡ lớn cũng rất rắc rối, nên ai đó mua lại và mang đi là điều rất tốt”, cô Kang chia sẻ.