Giờ nào đẹp nhất để tiễn ông Công ông Táo về trời?

Cá chép sau khi cúng ông Công ông Táo được thả ra sông hay ra ao với ngụ ý “cá chép hóa rồng” đưa Táo Quân chầu trời.

Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23. Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.
Cá chép được thả ra sông hay ra ao với ngụ ý “cá chép hóa rồng” đưa Táo Quân chầu trời. Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Theo quan niệm dân gian, Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng ngày 23. Trong đó thời gian được cho là đẹp nhất là vào buổi sáng ngày 23, nếu gia chủ bận công việc thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình. Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật (Bảo tàng dân tộc Việt Nam), quan niệm dân gian cho rằng giờ đẹp nhất để cung tiễn Táo quân về Trời là giờ Ngọ (từ 11 – 13h) – tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng.
“Long (rồng) tượng trưng cho trục tung, Mã tượng trưng cho trục hoành. Long Mã có đặc điểm là đầu rồng, thân ngựa, đuôi rồng. Như vậy, giờ Ngọ là giờ tối linh thiêng trong ngày 23 tháng Chạp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời”, ông Thuật giải thích.
Gio nao dep nhat de tien ong Cong ong Tao ve troi?
Chọn giờ đẹp để thả cá chép lấy tài lộc. 
Nhà nghiên cứu phong thủy Nguyễn Hồng Hải lại cho rằng, tuy giờ Ngọ là giờ đẹp nhất nhưng thực tế, nhiều người không có đủ điều kiện thời gian để cúng, thả cá vào giờ này. Chính vì vậy, không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa. Thay vào đó, người ta có thể cúng bắt đầu từ 23h đêm ngày 22 cho đến trước giờ Hợi (21h -23h) ngày 23 tháng Chạp.
Lưu ý khi đi thả cá
Trước khi phóng sinh bạn cần nên suy xét kĩ lưỡng môi trường nơi đó, ví dụ như nơi đó có thích hợp để cá chép sinh tồn hay không? Chất lượng nước thế nào? Có ô nhiễm không? Nước nông hay sâu? Bạn nên chọn ao hồ nên rộng rãi, thoải mái và có cảnh quan đẹp để thả cá chép. Tránh thả cá ở những nơi nước bẩn để tránh cá bị chết.
Nên chọn những hồ được xây kè cẩn thận, có bậc thang lên xuống. Nếu nơi thả cá chưa xây kè nên chọn chỗ có nền đất vững chắc.
Tâm thái khi đi khi đi thả cá rất quan trọng, cần vui vẻ, thoải mái đi phóng sinh cá. Trong lúc thả cá cũng không cần phải cầu khấn gì cả, chỉ cần đơn giản nghĩ là mình đang đơn thuần cứu vớt chúng là được.
Nên thả bằng cách thả từ từ nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá chép có cơ hội sống. Thường ngoài thả cá chép, các gia đình cũng thả cả tro cúng Táo quân xuống nước, nhưng để bảo vệ môi trường, hành động này không nên thực hiện.
Dù thả cá chép ở đâu, hãy nhớ bảo về môi trường nước, tuyệt đối không vứt túi ni lông, chân, tàn hương hay các vật dụng thờ cúng khác xuống sông hồ.
Sau khi thả cá, nên lưu lại một chút xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt hoặc lưu luyến chưa muốn rời đi.

Top con giáp luôn hiếu thảo với cha mẹ

(Kiến Thức) - Đức Phật đã dạy: Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh. Trong 12 con giáp ai sẽ là người luôn hiếu thảo với cha mẹ? 

Top con giap luon hieu thao voi cha me
Tuổi Hợi: Từ nhỏ đã là những đứa trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời cha mẹ. Khi trưởng thành làm cha mẹ tuổi Hợi càng hiểu được sự vĩ đại và sự hi sinh to lớn của cha mẹ nên càng hiếu thảo với cha mẹ

Những con giáp thất bát đủ đường năm Bính Thân 2016

Năm mới của bạn liệu có quay cuồng mà "mùa màng vẫn thất bát" giống những con giáp sau đây không?

Nhung con giap that bat du duong nam Binh Than 2016
 2016 chính là năm tuổi của người cầm tinh con khỉ. Trong năm nay, công việc của người tuổi Thân vô cùng bận rộn. Điều đó khiến bạn khó tránh khỏi những lúc mệt mỏi, tinh thần xuống dốc. Nghe mọi người bảo năm tuổi gặp nhiều vận xui, tưởng nói chơi ai dè... chuẩn không cần chỉnh nha. Năm mới của bạn liệu có quay cuồng mà "mùa màng vẫn thất bát" giống những con giáp sau đây không?
Nhung con giap that bat du duong nam Binh Than 2016-Hinh-2
 1. Người tuổi Dần: Dần và Thân tương xung, nên vận trình của người tuổi Dần trong năm 2016 gặp chút trở ngại. Tất nhiên, bản thân những ai cầm tinh con Hổ không tin vào cái gọi là số mệnh. Bạn luôn nỗ lực hết mình để chinh phục được những mục tiêu lớn lao của cuộc đời. 

Tráng lệ lâu đài Pháp là nguyên mẫu cho truyện cổ tích

(Kiến Thức) - Usse - tên của lâu đài Pháp là nguyên mẫu cho truyện cổ tích nổi tiếng thế giới "Người đẹp ngủ trong rừng".

Trang le lau dai Phap la nguyen mau cho truyen co tich
 Nằm ở thung lũng sông Loire, lâu đài Usse được xây dựng ở bìa rừng Chinon vào thế kỷ 17. Lâu đài Pháp là nguyên mẫu cho truyện cổ tích nổi tiếng thế giới "Người đẹp ngủ trong rừng" do tác giả Charles Perrault sáng tác.