Giò chả chứa hàn the: Món ngon hóa độc dược

Giò chả đang trở thành hiểm họa tiềm tàng khi nhiều mẫu sản phẩm trên thị trường bị phát hiện có chứa hàn the, một chất bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Thực trạng đáng báo động

Công an tỉnh Tuyên Quang vừa khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Ngọc (SN 1973, trú tại TP Tuyên Quang (cũ) và Nguyễn Bá Tiến (SN 1965, trú tại huyện Sơn Dương (cũ) về hành vi vi phạm quy định an toàn thực phẩm.

Thực hiện đợt tổng kiểm tra rà soát, đấu tranh, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra, phát hiện, xử lý 100 cơ sở vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, xử phạt gần 164 triệu đồng. Trong đó, phát hiện, thu giữ tại cơ sở của bà Ngọc 192,2 kg giò chả có chứa hàn the; thu giữ tại cơ sở của ông Tiến 218 kg giò chả có chứa hàn the.

anh-1-10.jpg
Số giò, chả sử dụng hàn the tại cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Ngọc (Ảnh: CA).

Đây chỉ là một góc nhỏ trong “ma trận” thực phẩm bẩn đang tung hoành trên thị trường. Cơ quan chức năng trước đó đã phát hiện rất nhiều vụ sản xuất giò chả sử dụng hàn the.

Thực hiện Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện 2 cơ sở có hành vi sử dụng hàn the trong sản xuất giò chả gồm: Cơ sở của ông Nguyễn Út ở khu phố 2, phường 1, TP Đông Hà (cũ) và cơ sở của bà Nguyễn Thị Thúy ở khu phố 9, phường 1, TP Đông Hà (cũ).

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và đề nghị thanh tra Sở Nông nghiệp và Môi trường xử phạt 2 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 80 triệu đồng (40 triệu đồng/cơ sở), buộc tiêu hủy 32,5 kg sản phẩm chả dương tính với hàn the và đình chỉ hoạt động chế biến giò chả của cơ sở vi phạm trong thời gian 1 tháng.

Trước đó, tháng 12/2024, kiểm tra đột xuất tại cơ sở sản xuất chả Phạm Xu Tý (địa chỉ 41 Nhơn Hòa 12, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng (cũ) do ông Tý làm chủ, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 1 tấn chả các loại (chả bò, chả heo, chả da heo, chả quết), qua test nhanh phát hiện số chả nêu trên đều dương tính với hàn the.

Căn cứ thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 27/12/2024, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Phạm Xu Tý (40 tuổi), trú tổ 45, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê (cũ); đồng thời, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Võ Thị Tuyệt (vợ ông Tý), 33 tuổi, trú cùng địa chỉ trên về hành vi “Vi phạm quy định về lĩnh vực an toàn thực phẩm”.

Hàn the – chất cấm tuyệt đối trong thực phẩm

Hàn the có tên khoa học là Natri borat (Natri tetra borat hoặc borax), vốn là chất tẩy rửa và diệt khuẩn công nghiệp. Nhưng trong nhiều năm qua, nó đã bị một bộ phận cơ sở sản xuất giò chả lạm dụng như “bí quyết” giúp món ăn giòn, dai, không bị ôi thiu.

anh-2-9.jpg
Giò chả có hàn the và không có hàn the không khác nhau nhiều về mặt cảm quan. Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Thu Hiền (TP HCM), mẹ hai con nhỏ nói, “nhìn giò chả ở chợ thì đẹp mắt, giá lại rẻ hơn siêu thị. Nhưng tôi không dám mua nữa sau khi thấy phóng sự trên truyền hình - cách người ta bỏ hàn the vào thịt như thế nào. Mỗi lần đi chợ là một lần hoang mang”.

Anh Vũ Thanh Tùng (TP HCM) cho rằng cần phạt thật nặng, “phải xử lý hình sự nếu cần thiết. Làm giò bán cho hàng trăm người ăn mỗi ngày, mà bỏ hàn the thì chẳng khác gì tội đầu độc cộng đồng”.

Theo Bộ Y tế, hàn the đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm tại Việt Nam từ năm 2009 do các tác hại nghiêm trọng. Khi xâm nhập vào cơ thể, hàn the tích tụ dần trong gan, thận, gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương hệ thần kinh, ảnh hưởng chức năng sinh sản, thậm chí dẫn đến ung thư hoặc tử vong nếu ngộ độc cấp tính.

Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Chỉ với lượng hàn the nhỏ tích lũy theo thời gian, hệ thần kinh non nớt của trẻ có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Cách nhận biết giò chả có hàn the đơn giản

Quan sát bằng mắt

Giò chả ngon khi cắt phải mịn và ướt, đôi chỗ trên mặt có vài rỗ xốp. Đây chính là những khoanh giò chả được làm từ thịt ngon, nghiền thịt cho quánh dẻo, bọc lớp không khí. Khi luộc hoặc hấp giò, không khí bục tạo ra mặt xốp. Khi cắt ra, mặt trong của giò chả phải có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt đặc trưng.

Nếu khi cắt giò thấy bở, bề mặt khoanh giò không bị lỗ rỗ thì rất có thể bị trộn với bột hoặc làm bằng thịt không đảm bảo chất lượng. Còn nếu giò giòn, dai, láng mịn bất thường thì khả năng cao bị pha với hàn the. Tốt nhất không nên mua loại giò này để tránh nạp hóa chất độc hại vào cơ thể.

Mùi vị

Giò chả ngon mùi vị đặc trưng, sau khi nuốt, vị còn đọng lại nơi cổ họng với vị thơm ngọt, mềm, không bị bã, không có cảm giác khô rắn. Nếu ăn giò thấy có mùi thơm nồng, thơm nực thì cần cẩn trọng vì rất có thể đó là giò chả được tẩm ướp chất phụ gia.

Sử dụng giấy nghệ

Phương pháp này chỉ kiểm tra định tính, không kiểm tra định lượng. Bạn sử dụng giấy ngâm nước nghệ tươi rồi phơi khô, ấn vào bề mặt của giò chả. Sau một phút, nếu thấy giấy chuyển màu sắc từ vàng sang cam đỏ thì miếng giò đó chứa hàn the.

Từ yến chưng giả của Tuấn Dương & TKT, hàng thật thế nào?

Tổ yến ngày càng được nhiều người ưa chuộng khiến tình trạng hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã phát hiện và tạm giữ 23.468 sản phẩm yến chưng của Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT có dấu hiệu không đạt chất lượng so với bản tự công bố sản phẩm.

Đội QLTT số 7 đã tiến hành lấy 8 mẫu yến chưng tại công ty này để kiểm định chất lượng. Kết quả hàm lượng protein chỉ đạt từ 18% đến 58%, trong khi hàm lượng lipid chỉ đạt khoảng 3% so với mức đã công bố trên nhãn sản phẩm.

Hà Nội phát hiện, bắt giữ hơn 2.000 vụ buôn lậu, hàng giả

6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã kiểm tra 2.176 vụ, qua đó phát hiện, xử lý 2.068 vụ buôn lậu, sản xuất hàng giả.

Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội vừa thông tin, nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả, trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã kiểm tra 2.176 vụ, qua đó phát hiện, xử lý 2.068 vụ vi buôn lậu, sản xuất hàng giả. Trong đó, có 771 vụ hàng nhập lậu, 718 vụ hàng giả và 251 vụ kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc.

Thương mại điện tử tiếp tục là điểm nóng với 72 vụ vi phạm trong 6 tháng, riêng tháng 6 là 33 vụ. Hành vi phổ biến là kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm và phụ kiện không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, 23 vụ buôn bán thuốc lá nhập lậu và 7 vụ liên quan đến khí N2O (bóng cười) cũng đã bị lực lượng chức năng xử lý. Số tiền thu nộp ngân sách từ xử phạt và tịch thu, tiêu hủy hàng vi phạm đạt hơn 88,2 tỷ đồng.

Bẫy đồng hồ hàng hiệu "giả"...giá thật

Thị trường đồng hồ cao cấp đang bị “bủa vây” bởi các sản phẩm giả mạo tinh vi, khiến người tiêu dùng dễ rơi vào “bẫy” hàng nhái với mức giá không hề rẻ.

Trả “học phí” bằng tiền thật cho những chiếc đồng hồ giả

Trong những năm gần đây, đồng hồ từ các thương hiệu nổi tiếng như Rolex, Omega, Patek Philippe, Hublot, hay Tissot... ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng cao thì cũng là lúc thị trường đồng hồ giả bùng nổ.