Giật mình góc khuất của "Paris giữa lòng Hà Nội"

The Manor như một "Paris giữa lòng Hà Nội", và không ai ngờ, bên trong hệ thống máy móc tòa nhà xuống cấp trầm trọng!

The Manor như một "Paris giữa lòng Hà Nội", và không ai ngờ, bên trong hệ thống máy móc tòa nhà xuống cấp trầm trọng!.
 The Manor như một "Paris giữa lòng Hà Nội", và không ai ngờ, bên trong hệ thống máy móc tòa nhà xuống cấp trầm trọng!.
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Chất lượng rất kém, ai chịu trách nhiệm? Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Chất lượng rất kém, ai chịu trách nhiệm
Chủ đầu tư Bitexco thu phí bảo trì hàng tỉ đồng nhưng… một ngày vẫn có đến 4 – 5 lần hệ thống cứu hỏa báo động giả, dây cáp thang máy trong tình trạng sơ, mòn…
Những cư dân đang sinh sống tại chung cư The Manor không chỉ phản ánh về việc suốt 7 năm qua họ mòn mỏi chờ sổ đỏ mà còn vô cùng bức xúc khi công ty TNHH Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh (Bitexco)thu phí bảo trì nhưng lại không mảy may quan tâm đến chuyện này.
Chung cư The Manor do Bitexco làm chủ đầu tư, đơn vị quản lý tòa nhà là công ty quản lý Bình Minh Thăng Long (công ty con của Bitexco). Đến tháng 8/2013 vừa qua, Công ty Savill đã vào tiếp quản tòa nhà thay thế công ty Bình Minh Thăng Long.
Thu tiền tỉ nhưng không bảo trì, bảo dưỡng?
Năm 2007 – 2008, Bitexco thu phí bảo trì 16.000 đồng/m2 sau thỏa thuận xuống còn 4.000 đồng/m2. Tương tự, các năm sau đó dân tiếp tục đấu tranh vì mức phí bảo trì cao và các năm đều được giảm, trong đó, các năm như 2009 – 2012 thu 7.000 đồng/m2, năm 2011 – 2012 là 8.500 đồng/m2 và mới đây nhất, năm 2013 phí bảo trì Bitexco thu của dân là 9.500 đồng/m2.
Ngoài ra, bà Nguyễn Nhung Hạnh - tổ trưởng tổ dân phố The Manor còn cho hay: Bitexco đã thu tiền phí bảo trì 2% giá trị hợp đồng của 58 hộ dân với tổng tiền là 5,2 tỷ đồng.
Tháng 8/2013, khi Công ty Savill vào tiếp quản tòa nhà thay công ty quản lý Bình Minh Thăng Long, Bitexco chỉ cho họ 7 ngày để nhận bàn giao tất cả mọi hạng mục tại dự án khổng lồ này.
“7 ngày là thời gian quá ít cho việc nhận bàn giao một tòa nhà lớn như The Manor nên chúng tôi không còn cách nào khác là tiếp nhận theo kiểu kiểm đếm số lượng, không thể kiểm tra tình trạng thực tế của các thiết bị”, ông Trương Đức Tú – Giám đốc quản lý của Savills tại The Manor cho hay.
Đánh giá khách quan, ông Tú cho rằng, hệ thống máy móc của tòa nhà này được xếp vào hạng hiện đại bậc nhất tại Việt Nam nhưng do quá trình vận hành quá lâu mà không có sự bảo trì, bảo dưỡng nên đã xuống cấp trầm trọng.
Ú tim vì hệ thống cứu hỏa báo động giả 4 – 5 lần/ngày
Một câu chuyện mà các “thượng đế” The Manor mỗi khi nhắc đến vẫn “cười ra nước mắt”. Ông Nguyễn Quang H. kể: “Trước đây, đã không ít lần chúng tôi giật mình khi hệ thống báo cháy tòa nhà thông báo có hỏa hoạn, nhưng sau nhiều lần phát hiện đó chỉ là báo cháy giả. Người dân ở đây đã quen với việc mỗi ngày có đến 4 – 5 lần hệ thống báo cháy vang lên và câu chuyện này đã xảy ra trong nhiều năm qua”.
Cả tòa nhà có 368 đèn cứu hỏa thì thời điểm tháng 8/2013 khi Savill tiếp quản có tới 308 đèn không hoạt động – Báo cáo của Savill cho hay.
Cư dân tại The Manor còn cho biết, theo thiết kế ban đầu, 21 thang máy tại tòa nhà này đều được trang bị thiết bị cứu hỏa nhưng những thiết bị này chỉ mới được lắp đặt vào 8/2013 – trước một vài ngày khi bàn giao cho Savill.
Trong cảnh báo về hệ thống kỹ thuật tại The Manor được Savills gửi cho Ban quản trị tòa nhà này ghi rõ: “Từ trước đến nay, không có bất kỳ nhật ký bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ nào. Toàn bộ các đầu báo khói, báo nhiệt đều chưa được kiểm định trên thực tế” và công ty quản lý này cảnh báo người dân: “Hệ thống báo cháy, chữa cháy không đạt độ tin cậy cao, nguy cơ hệ thống không kiểm soát được khi xảy ra hỏa hoạn là rất lớn”.
Thang máy, hệ thống nước thải 7 năm không bảo dưỡng, xử lí
Sau khi tiếp quản hai tháng, tháng 10/2013, Công ty Savill đã phải liên hệ với công ty Schindler - công ty uy tín về lĩnh vực thang máy của Đức – công ty đã lắp ráp và vận hành toàn bộ thang máy tại The Manor – để bảo trì các thang máy tại The Manor. Thực trạng lúc đó là 3 thang máy của tòa nhà không hoạt động được, buộc phải ngừng và bảo dưỡng trong 1 tháng. Ngoài ra, chi phí bảo dưỡng của Schindler cho The Manor lúc đó lên đến 1 tỉ đồng.
Tháng 10/2013, công ty Savills đã phải ký hợp đồng bảo dưỡngthang máy với Công ty Schindler trị giá 45,223.2 USD, tương đương với 1 tỉ đồng.
Tháng 10/2013, công ty Savills đã phải ký hợp đồng bảo dưỡngthang máy với Công ty Schindler trị giá 45,223.2 USD, tương đương với 1 tỉ đồng. 
Để tìm hiểu tiếp về con số 1 tỉ đồng này, chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo Schindler và được nhận định: Nếu nói về bảo dưỡng thang máy thì đây là một số tiền "khổng lồ", có thể nói, trong suốt 7 năm qua, Bitexco không bảo dưỡng gì các thang máy cả!
Về hệ thống lọc nước, tại thời điểm tiếp quản, 2 máy sục khí thì chỉ còn 1 máy hoạt động chạy hết công suất vẫn không đủ đáp ứng. Đặc biệt, các bể chứa cặn thải đều quá tải, trong khi bể có độ sâu 2,3m thì cặn thải rắn dày tới 1,5m với mùi hôi thối nồng nặc.
Sau 7 năm vận hành tòa nhà, bể chứa cặn có độ sâu 2,3m thì cặn thải rắn dày tới 1,5m.
 Sau 7 năm vận hành tòa nhà, bể chứa cặn có độ sâu 2,3m thì cặn thải rắn dày tới 1,5m.
“Nhìn hiện trạng này, tôi khẳng định, 7 năm qua Bitexco không hề bảo trì hệ thống xử lý nước thải lần nào”, ông Tú nói.
Tại thời điểm tiếp quản, ông Tú cho hay, nước thải tại tòa nhà này có những chỉ số cao gấp hàng ngàn lần tiêu chuẩn cho phép. Ban Quản lý tòa nhà là công ty Savills đã phải phối hợp với cư dân tìm mọi phương án để cải thiện tình trạng trên.

Giá “khủng” chung cư tỷ đô The Manor là tin vịt

(Kiến Thức) - Bitexco khẳng định chưa hề đưa ra bất cứ con số nào về giá tại dự án khu đô thị The Manor central Park.

Thời gian gần đây, dư luận đang dậy sóng với “hiện tượng lạ” khu đô thị The Manor central Park do Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư.

Zoom cận cảnh đoạn đường 2 km ngốn 1.300 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Đường vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1 với mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng vừa khởi công, sau 2 năm dự kiến đưa vào sử dụng.


UBND quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) cùng đại diện các nhà đầu tư vừa động thổ đoạn đường thuộc dự án đường vành đai 2,5 từ Đầm Hồng (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) đến đường Giải Phóng (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai). Đoạn đường dài 2,06 km, mặt cắt ngang 40 m, được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với số vốn hơn 1.300 tỷ đồng, do UBND quận Hoàng Mai cùng liên doanh nhà đầu tư: Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội và Công ty TNHH Xây dựng Công trình Hoàng Hà đầu tư xây dựng.
UBND quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) cùng đại diện các nhà đầu tư vừa động thổ đoạn đường thuộc dự án đường vành đai 2,5 từ Đầm Hồng (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) đến đường Giải Phóng (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai). Đoạn đường dài 2,06 km, mặt cắt ngang 40 m, được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với số vốn hơn 1.300 tỷ đồng, do UBND quận Hoàng Mai cùng liên doanh nhà đầu tư: Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội và Công ty TNHH Xây dựng Công trình Hoàng Hà đầu tư xây dựng. 

Đầm Hồng - nơi đoạn đường đi qua là một khu vực đất rộng, với nhiều đất đá ngổn ngang. Rất nhiều dự án tập trung quanh khu vực này như: Dự án cải tạo Đầm Hồng, dự án cải tạo Hồ Khương Trung 1, dự án Bệnh viện Đa khoa Thanh Xuân.
 Đầm Hồng - nơi đoạn đường đi qua là một khu vực đất rộng, với nhiều đất đá ngổn ngang. Rất nhiều dự án tập trung quanh khu vực này như: Dự án cải tạo Đầm Hồng, dự án cải tạo Hồ Khương Trung 1, dự án Bệnh viện Đa khoa Thanh Xuân. 

Đoạn đường cũng rất gần với Khu tập thể Bô Công an, trong đó có nhiều ngôi nhà chưa được hoàn thiện.
 Đoạn đường cũng rất gần với Khu tập thể Bô Công an, trong đó có nhiều ngôi nhà chưa được hoàn thiện.

Đoạn đường nằm ngay sát Khu đô thị mới Định Công.
 Đoạn đường nằm ngay sát Khu đô thị mới Định Công.

Một số chỗ đã được quây rào chắn bằng tôn để tập kết máy móc, nguyên vật liệu phục vụ thi công.
 Một số chỗ đã được quây rào chắn bằng tôn để tập kết máy móc, nguyên vật liệu phục vụ thi công.

Khung cảnh nhếch nhác, tạm bợ trên đoạn đường chờ ngày giải phóng mặt bằng.
 Khung cảnh nhếch nhác, tạm bợ trên đoạn đường chờ ngày giải phóng mặt bằng. 

Hầu hết các căn nhà đều được dựng bằng tôn hoặc các vật liệu dễ dỡ bỏ.
 Hầu hết các căn nhà đều được dựng bằng tôn hoặc các vật liệu dễ dỡ bỏ.

Các dịch vụ kinh doanh như: quán ăn...
Các dịch vụ kinh doanh như: quán ăn...

... cơ khí...
 ... cơ khí...

... và các dịch vụ trông xe, sửa xe, rửa xe mọc lên như nấm, tranh thủ "kiếm ăn" chờ ngày giải phóng mặt bằng.
 ... và các dịch vụ trông xe, sửa xe, rửa xe mọc lên như nấm, tranh thủ "kiếm ăn" chờ ngày giải phóng mặt bằng.