Giành giật sự sống cho em bé Mường bị tim bẩm sinh nặng

Bệnh nhi Bùi Thảo Ly người dân tộc Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình sinh ra chưa được 20 ngày tuổi, đã phải mang trong người căn bệnh tim bẩm sinh, thể nặng.

Sáng ngày 24/2, thông tin với phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, bác sĩ Trần Đắc Đại - Trưởng khoa Tim trẻ em, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ Khoa Tim trẻ em của bệnh viện đang tích cực điều trị cho bệnh nhi Bùi Thảo Ly (sinh ngày 6/2/2023; dân tộc Mường, trú tại thôn Trò, xã Kim Lập, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) mắc bệnh tim bẩm sinh, thể nặng.
Cụ thể, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng teo tịt hệ thống van động mạch phổi. Từ khi sinh ra, do ống động mạch vẫn còn nên sự sống vẫn được. Cùng với thời gian, thì ống động mạch đóng lại, không còn máu lên phổi, đứa trẻ có biểu hiện tím tái, khi gia đình đưa đi khám mới phát hiện ra.
Gianh giat su song cho em be Muong bi tim bam sinh nang
 Bệnh nhi Bùi Thảo Ly đang được truyền thuốc mở ống động mạch. 
Hiện tại, bệnh nhi đang được truyền thuốc mở ống động mạch để duy trì sự sống. Sau khi qua được giai đoạn nặng của sơ sinh, sẽ bắt đầu chữa trị.
Theo bác sĩ Trần Đắc Đại, bệnh này là nhóm phụ thuộc vào ống động mạch, nếu ống động mạch đóng là bệnh nhân sẽ tử vong.
Bác sĩ Trần Đắc Đại cho hay: “Bệnh của cháu Ly chỉ có thể chữa tim 1 thất. Bây giờ làm thế nào để đưa máu vào phổi, duy trì sự sống cho cháu, thì chúng tôi đang tiên lượng sẽ phải đặt stent ống động mạch, hoặc đục van ở phổi.
Thêm một khoảng thời gian 4-6 tháng sau khi làm việc này mới tiến hành mổ một lần nữa. Lần mổ này là để bắc cầu tĩnh mạch chủ trên vào động mạch phổi. Đến khi cháu bé được khoảng 2 tuổi, sẽ mổ thêm lần nữa, để bắc cầu tĩnh mạch chủ dưới vào động mạch phổi, cho máu đen chảy vào phổi, không còn chảy về tim…”.
Gianh giat su song cho em be Muong bi tim bam sinh nang-Hinh-2
Vợ chồng anh Bùi Văn Điền đang cùng con bước vào một “trận chiến” giành sự sống với tử thần.
Bác sĩ Trần Đắc Đại cho biết, lộ trình điều trị căn bệnh này là rất dài, ít nhất là 3 lần mổ. Tuy nhiên mỗi lần bệnh nhi mổ như vậy có rất nhiều rủi ro, biến chứng, thậm chí là nguy cơ tử vong.
“Mỗi lần mổ phải tốn kém nhiều chi phí, vất vả. Nhưng nếu như quyết tâm làm và có được sự chăm sóc tốt cho bệnh nhi, có được những tấm lòng hảo tâm tốt thì cháu bé vẫn có cơ hội có được cuộc sống bình thường”, BS Trần Đắc Đại chia sẻ.
“Bên cạnh những chi tiết khó khăn, vất vả vẫn còn những chi tiết tươi sáng. Chúng tôi đã chữa căn bệnh này rất nhiều. Có những trường hợp đứa trẻ từ khi chúng tôi tiếp cận đã 5-6 tuổi, sau khi mổ các cháu đã có cuộc sống khỏe mạnh, đi học, đi làm, lấy vợ, lấy chồng, sinh con cái bình thường”, bác sĩ Đại nói.
Video: Bệnh nhi Bùi Thảo Ly đang nằm điều trị tại khoa Tim trẻ em, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, Hà Nội:
 
Tại khoa Tim trẻ em, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E anh Bùi Văn Điền (sinh năm 1991 - bố cháu Ly) và vợ là chị (chị Bùi Thị Mi, sinh năm 1999 - mẹ cháu Ly), cùng là người dân tộc Mường, đang cùng con bước vào một “trận chiến” giành sự sống với tử thần.
Đứng ngoài cửa sổ, nhìn vào phía vợ đang nằm ôm bé Ly vào lòng, anh Điền khẽ gạt nước mắt, cho phóng viên biết, cháu Ly là con thứ 2 của anh chị. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tiền sinh hoạt hàng ngày cho gia đình đều phụ thuộc vào công anh đi phụ hồ ở Hà Nội, vì thế gia đình không có tiền để làm các thủ tục chẩn đoán trước sinh.
“Để kiếm tiền nuôi vợ con, gia đình, tôi cũng làm đủ mọi việc mà người ta thuê, giờ thì đi phụ hồ. Nhưng sau Tết, công việc vẫn còn ít nên tôi chỉ làm thuê quanh quẩn ở nhà nhưng cũng không đủ để trang trải. Từ hôm con nằm viện gia đình nội/ngoại cũng đi vay mượn khắp nơi, mới được vài triệu để lo tiền thuốc cho cháu”, anh Điền cho hay.
Anh Điền nhớ lại: “Có những đêm, tôi nằm ở hành lang bệnh viện thức dậy nhiều lần chỉ để kiểm tra xem con còn thở hay không. Tôi thực sự sợ rất hãi nếu một ngày nào đó con bé rời bỏ tôi. Hai vợ chồng tôi đã suy sụp tinh thần rất nhiều dù biết phía trước còn mịt mù, nhưng vì con chúng tôi sẽ luôn cố gắng”, anh Điền nghẹn giọng, nói.
Ông Bùi Văn Mã - Trưởng thôn xóm Trò, xã Kim Lập, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình cho biết: "Hoàn cảnh gia đình anh Điền ở địa phương cũng thuộc diện khó khăn. Cả hai vợ chồng đều không có công ăn việc làm, ổn định đi làm tự do. Bây giờ phải vất vả vay mượn tiền chữa bệnh cho con thì càng khó khăn hơn”.
Mọi sự giúp đỡ của các mạnh thường quân xin gửi về:
Chị Bùi Thị Mi (mẹ cháu Ly), anh Bùi Văn Điền (bố cháu Ly), địa chỉ tại thôn Trò, xã Kim Lập, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Số điện thoại: 0817185383, hoặc qua tài khoản của chị Mi: Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Phòng giao dịch huyện Kim Bôi: 049675450001.

Mối liên hệ giữa trứng và sức khỏe tim mạch

Ăn từ 1 tới 3 quả trứng mỗi tuần có thể giảm 60% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nutrients, dựa trên dữ liệu của 3.000 người ở Hy Lạp, cho thấy, ăn một lượng trứng nhất định mỗi tuần có tác động tích cực đến sức khỏe của chúng ta nhưng bạn không nên ăn quá nhiều.

Trứng là thành phần chính trong chế độ ăn kiêng của nhiều người và loại thực phẩm này có thể có tác động tích cực khá lớn đến sức khỏe tim mạch. Các bệnh tim mạch đề cập tới bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong đó, bệnh tim mạch vành và đột quỵ là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể giảm xuống bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh.

Moi lien he giua trung va suc khoe tim mach
Trứng là loại thực phẩm gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Times of India

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, một số bằng chứng chỉ ra rằng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ hẹp động mạch (xơ vữa động mạch), đau tim và đột quỵ. Các rủi ro sức khỏe khác bao gồm bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ nhẹ.

Quỹ Tim mạch Anh cho biết quá nhiều cholesterol “xấu" và các chất khác có thể hình thành mảng bám tích tụ trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đau tim và đột quỵ.

Mọi người có thể giảm thiểu những mối nguy hiểm bằng cách ăn ít thực phẩm chứa chất béo, đồng thời tăng lượng trái cây và rau.

Nhưng điều ít người biết đến là ăn trứng có thể đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients ghi nhận, ăn 1-3 quả trứng mỗi tuần giảm 60% nguy cơ cơ mắc bệnh tim mạch.

Hơn 3.000 người trưởng thành sống ở Hy Lạp đã tham gia thử nghiệm. Họ cung cấp thông tin về số lượng trứng ăn mỗi tuần. Sau 10 năm, 317 người trong số đó bị bệnh tim mạch.

Những người ăn một quả trứng hoặc ít hơn một tuần có tỷ lệ mắc bệnh là 18%. Tỷ lệ này ở nhóm ăn 1-4 quả trứng/tuần là 9%; nhóm ăn 4-7 quả là 8%.

Tuy nhiên, khi xem xét lượng axit béo bão hòa tiềm năng, nhóm tác giả kết luận, ăn 1-3 quả trứng mỗi tuần sẽ an toàn hơn.

“Trứng là một trong những thực phẩm gây tranh cãi nhất do hàm lượng axit béo bão hòa (3g/100g trứng) và cholesterol (370mg/100g trứng) cùng với thành phần giàu protein chất lượng cao, sắt, vitamin, khoáng chất và carotenoid”, bài báo cho biết.

Theo Mirror, nhóm tác giả khuyến cáo trứng nên được kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để thu được lợi ích: “Nghiên cứu của chúng tôi với lượng người tham gia ở Địa Trung Hải cho thấy, trứng có thể bảo vệ cơ thể nhưng chỉ trong trường hợp một người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh với mức tiêu thụ axit béo bão hòa thấp”.

Hầu hết các cơ quan y tế trên thế giới đều khuyến nghị ăn 2-4 quả trứng mỗi tuần. Kết luận trên có vẻ phù hợp với quan điểm đó.

“Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tài liệu gần đây nhất đề xuất sự gia tăng giới hạn số lượng trứng ở nhóm người trưởng thành tuân theo chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật”, các tác giả viết. 

Ăn tỏi tăng đề kháng mỗi ngày, người đàn ông ung thư vì...

Ăn tỏi mỗi ngày để tăng đề kháng, chống ung thư, nhưng người đàn ông không ngờ lại mắc ung thư dạ dày vì nguyên nhân sau.