![]() |
Trải nghiệm hành trình xuyên Việt về quê ăn Tết giảng viên đại học U80 cùng cô con gái U40. |
![]() |
Các nhân vật sẽ trải qua nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. |
![]() |
Hình ảnh 2 nhân vật chính tham gia hành trình vượt vượt 1.590 km về quê ăn Tết. |
![]() |
Trải nghiệm hành trình xuyên Việt về quê ăn Tết giảng viên đại học U80 cùng cô con gái U40. |
![]() |
Các nhân vật sẽ trải qua nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. |
![]() |
Hình ảnh 2 nhân vật chính tham gia hành trình vượt vượt 1.590 km về quê ăn Tết. |
Giao thừa đến, cả nhà quây quần đón Tết, ai cũng cười nói rôm rả. Tôi cố gắng vui vẻ nhưng lòng nặng trĩu, đau đáu nhớ về bố mẹ. Không biết giao thừa bố mẹ có nhớ đứa con gái lấy chồng xa? Không biết lúc giao thừa mẹ có dỡ nồi bánh chưng Tết?
Tôi vội lánh đi vì sợ mẹ chồng nhìn thấy giọt nước mắt lăn trên má.
Đứng ở góc sân nhà chồng, nước mắt tôi cứ thế chảy dài. Lo mẹ chồng nhìn thấy con dâu năm mới khóc lóc, tôi cố gắng chặn dòng suy nghĩ. Tôi rủ chồng đi ra ngoài hái lộc sau giao thừa. Lúc ấy, tôi mới dám gọi điện về chúc Tết bố mẹ đẻ mà không kìm được nên cứ thế khóc.
Chồng không thông cảm còn mắng tôi đầu năm khóc mếu khiến tôi rất tủi thân. Tôi vốn luôn hi vọng anh có thể hiểu và thông cảm với phản ứng của vợ.
Sáng mùng 1 Tết, khách và họ hàng đến nhà rất đông. Tôi nhanh nhẹn giúp mẹ chồng mọi việc. Có tài nấu nướng nên mâm cỗ nào tôi chuẩn bị mẹ chồng cũng hài lòng. Hai mẹ con quây quần trong gian bếp rồi lại ra ngoài ngồi uống nước, ăn bánh kẹo, đi chúc Tết họ hàng. Mẹ biết con dâu buồn nên hay pha trò để tôi vui.
Sáng mùng 3, sau khi xong mọi thủ tục ở nhà chồng, tôi về quê ngoại ăn Tết. Mẹ tôi gói ghém nhiều quà biếu ông bà thông gia. Trước khi đi, mẹ không quên dặn: “Con về đó cho bố mẹ gửi lời hỏi thăm, chúc mừng năm mới tới ông bà thông gia.
Sang năm, các con nên về ăn Tết ở nhà ngoại để bố mẹ bớt buồn. Dù sao bố mẹ con cũng chỉ có mình con là con gái. Mỗi năm ăn Tết một nhà mới công bằng. Mẹ có con gái, mẹ hiểu lòng bố mẹ con. Năm sau chị con về đây ăn Tết rồi nên các con không phải lo nhé. Cứ sắp xếp như thế cho trọn vẹn hiếu đạo đôi bên”.
Nghe mẹ nói, tự nhiên tôi òa khóc, chạy lại ôm chầm lấy mẹ chồng. Mẹ đã nói hộ suy nghĩ của tôi. Đó là điều mà tôi luôn mong muốn nhưng không dám thốt ra vì sợ bị chồng mắng.
Kể từ đó, mỗi năm tôi ăn Tết một quê. Giao thừa nào tôi đi vắng, chị chồng cũng về ăn Tết cùng nên bố mẹ chồng cũng không thấy buồn. Bù lại, bố mẹ đẻ của tôi cảm thấy rất vui và trân trọng tình cảm mà ông bà thông gia dành cho các con.
Nhờ suy nghĩ của mẹ, gia đình đôi bên càng thêm gắn bó, tôi thêm kính yêu tôn trọng mẹ. Mỗi năm trước khi về nhà ngoại ăn Tết, tôi chu đáo sắm sửa mọi thứ để mẹ chồng không phải đi lại nhiều. Chồng tôi cũng vì vậy mà rất hài lòng, không còn suy nghĩ gia trưởng như trước đây.
Cho đến giờ, mỗi độ Tết về, tôi lại kể câu chuyện về người mẹ chồng tâm lý cho chị em nghe. Ai cũng tấm tắc khen tôi có người mẹ chồng tuyệt vời khiến chồng tôi tự hào lắm. Trong thâm tâm, tôi thực sự biết ơn vì mẹ luôn thấu hiểu tấm lòng của người làm con.
Độc giả Mai An
Tôi 25 tuổi, đang mang thai con đầu lòng được 8 tháng. Hiện tại, tôi sống cảnh nhà thuê với chồng ở TP.HCM.
Từ năm 20 tuổi, chồng tôi đã lên TP.HCM sống và làm việc, ít liên lạc với gia đình. Bố của anh mất sớm và mẹ chồng tôi đã đi thêm bước nữa. Hiện tại, bà sống ở quê cùng người chồng mới.
Cuộc sống của vợ chồng tôi cách biệt và không có sự hỗ trợ của mẹ chồng. Thế nhưng, hầu hết chuyện nhà tôi mẹ chồng đều bắt phải làm theo.
Năm nay, chồng tôi phải làm việc xuyên Tết, không có thời gian ở nhà. Tôi sắp sinh nên chồng bảo tôi về nhà ngoại ăn Tết để bố mẹ chăm cho tiện. Anh đưa tôi 10 triệu đồng bảo gửi bố mẹ vừa tiêu Tết vừa lo chuyện sinh con.
Tôi rất hài lòng trước sự chu đáo và tâm lý của chồng. Thế nhưng, khi mẹ chồng biết tôi về nhà mẹ đẻ ăn Tết, bà lại làm lớn chuyện. Bà gọi điện cằn nhằn chồng tôi: “Tết năm đầu sao lại để vợ về nhà mẹ đẻ? Bà con dưới quê không thấy về sẽ nói mẹ chồng không ra gì, con dâu xem thường…”.
Chồng tôi giải thích tôi sắp sinh nên một công đôi chuyện về nhà ngoại ăn Tết, rồi chuẩn bị sinh con, ở cữ.
Mẹ chồng tôi lại quả quyết, bầu mới 8 tháng, về nhà nội ăn Tết xong thì về ngoại đi đẻ. Lúc này, chồng tôi không giữ được bình tĩnh mà nói thẳng: “Mẹ đã có gia đình riêng, bao lâu nay mạnh ai nấy sống, sao bây giờ mẹ lại thích quản. Về nhà nội 300km, rồi chạy ngược ra ngoại 400km nữa thì vợ con lấy sức đâu mà đẻ”.
Thế là, mẹ chồng tôi khóc lu loa trong điện thoại. Bà bảo anh bất hiếu chỉ nghĩ cho vợ không thương mẹ.
Chưa dừng lại ở đó, tôi có kể chuyện được chồng đưa 10 triệu đồng đem về ngoại cho em chồng nghe. Người này liền thuật lại với mẹ.
Khỏi phải nói, bà gọi thẳng cho tôi, chửi như tát nước: “Cô làm gì khiến con trai tôi lú lẫn, rồi bòn rút tiền đem về lo cho cha mẹ cô phải không? Con tôi ngu dại thì còn có tôi, cô đừng hòng lấy một đồng nào mang đi”.
Sau khi nói một tràng, bà cúp máy và kèm theo lời đe dọa lên TP.HCM xử lý chuyện vợ chồng tôi. Tôi tin chồng sẽ hiểu chuyện và bênh vực cho tôi. Thế nhưng, khi bị mẹ chồng nghĩ xấu, tôi rất buồn.
Chẳng còn bao lâu nữa, tôi sẽ sinh con mà tâm trạng cứ tệ thế này thì không an tâm chút nào. Nếu mẹ chồng tôi lên đây, vợ chồng tôi phải giải quyết thế nào để hạn chế mâu thuẫn?
Từ ngày lấy chồng, đến nay đã 4 năm mà tôi chưa được về thăm quê ngoại lần nào. Do hai quê cách nhau quá xa, điều kiện kinh tế chưa có. Với lại ngay sau khi cưới tôi đã liên tiếp sinh hai con, các con còn nhỏ lại ốm đau thường xuyên nên tôi không thể về quê được.
Năm nay, hai con cũng lớn và sức khỏe tốt nên tôi muốn cả gia đình về quê ngoại ăn Tết. Ông bà cũng mong được gặp con cháu từng ngày. Tôi đã bàn với chồng nên mua vé máy bay hay vé tàu sớm kẻo hết vé. Nhưng chồng không đồng ý về ngoại, anh nói nhà xa, mỗi lần về rất tốn kém, để dành tiền khi ông bà ngoại ốm đau nặng rồi về cũng được.