Giận nhau với nhân tình, chồng cũ gọi điện cho tôi lúc nửa đêm

Phụ nữ đừng đánh đổi cuộc đời mình vì chồng con, vì đến một lúc nào đó người chồng sẽ không trân trọng mọi thứ bạn hy sinh.

Trong suốt hơn 10 năm kết hôn, tôi không đi làm mà chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái. Và rồi đến một ngày, chồng trách tôi bất tài, không biết kiếm được một xu, chỉ biết ăn bám.

Tôi và chồng đã ly hôn vì có tiểu tam xuất hiện. Mệt mỏi và bất lực, tôi càng cảm thấy căm hận chính mình khi đã từ bỏ hết mọi ước mơ sau khi kết hôn.

Tôi luôn nghĩ rằng, mình và chồng chỉ mâu thuẫn vài vấn đề trong hôn nhân, đó là chuyện rất bình thường ở bất cứ cặp vợ chồng nào. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện ly hôn và bắt đầu sống tự lập ở cái độ tuổi trung niên này.

Tuyệt vọng vì cuộc hôn nhân mình gìn giữ suốt chục năm qua, tôi trở về nhà bố mẹ đẻ nghỉ ngơi nửa năm rồi mới nghĩ tới chuyện tìm việc.

Tôi tốt nghiệp đại học ngành y, sau khi ra trường tôi vào làm trong một bệnh xá được 1 năm thì lấy chồng rồi nghỉ việc. 10 năm chung sống, tôi dành toàn bộ thời gian của mình chăm lo cho gia đình, nuôi dạy con cái đàng hoàng.

Gian nhau voi nhan tinh, chong cu goi dien cho toi luc nua dem

Tôi và chồng cũ ly thân được 2 năm rồi ly hôn. Trong 2 năm ly thân đó, tôi lặng lẽ đi làm rồi đêm về cặm cụi học hỏi thêm kiến thức. Lúc này, chồng cũ đang sống với kẻ thứ 3, anh ta thường xuyên gọi điện đe dọa tôi.

Bất chấp những điều đó, tôi vẫn đi làm thêm tại một phòng khám. Vì bằng cấp của tôi không có giá trị cao, tôi đành phải học từng chút một để khám bệnh cho mọi người.

Lúc mới đi làm, tôi được trả lương 7 triệu/tháng. Số tiền ít ỏi này không cải thiện được cuộc sống nhưng dẫu vậy tôi vẫn chấp nhận để được học hỏi các kỹ thuật khám chữa bệnh.

Dần dần lương của tôi được nâng lên, tuy lương ở đây không cao nhưng tôi được sếp chỉ bảo rất tận tình, thậm chí còn cầm tay chỉ việc, đó mới thực sự là điều đáng quý.

Tôi nhớ lại ngày tôi và chồng đưa nhau ra tòa, chồng cũ nói chỉ đồng ý trợ cấp nuôi con 2 triệu/tháng. Thực sự số tiền này quá ít so với lương của chồng cũ, tôi kháng cáo và sau đó tòa tuyên bố anh ta phải trợ cấp 4 triệu/tháng.

Cuối cùng tôi và anh ta cũng ly hôn sau 13 năm. Cuộc sống sau đó của tôi bị đảo lộn hoàn toàn. Tôi không dám nói với đồng nghiệp và sếp của mình về việc ly hôn. Tôi chỉ biết đâm đầu vào làm việc, làm tất cả mọi thứ mà không một lời phàn nàn.

Việc đi làm lại ở độ tuổi này không hề dễ dàng, các y tá và một số bác sĩ trẻ thậm chí còn coi thường và bắt nạt tôi. Thế nhưng, tôi đều chịu đựng hết tất cả, âm thầm làm tốt công việc của mình.

Năm đầu tiên sau khi ly hôn, cuộc sống hằng ngày của tôi xoay quanh việc đi làm rồi đón con về. Sau 14 năm, trong khi các bạn cùng lớp đại học đã yên bề gia thất, cuộc sống đầy đủ, tôi dường như mới bắt đầu lại cuộc sống của chính mình, nạp lại năng lượng cho bản thân và học lại kiến thức.

4 năm nữa lại tiếp tục trôi qua, tôi bận rộn với nhiều thứ, lúc nào cũng có cảm giác thiếu thời gian. Tôi đi làm, đi chợ, nấu ăn, cùng con làm bài tập về nhà, thỉnh thoảng rảnh thì chạy bộ.

Hận thù với chồng cũ cũng từ từ tan biến, không yêu cũng không hận. Tôi chẳng có lý do nào nữa để tức giận, cứ mặc kệ chồng cũ và cô tình nhân kia.

Đã nhiều năm trôi qua tôi không nói chuyện với chồng cũ, tình cảm cũng không còn. Chồng cũ mỗi năm tới thăm con 2 lần nhưng tôi luôn tránh gặp mặt. Tôi không cho chồng cũ dẫn con ra ngoài nên để 2 bố con thoải mái nói chuyện với nhau trong nhà, còn mình thì sẽ ra ngoài.

Tôi nhớ lần gần đây nhất, điện thoại liên tục đổ chuông trong đêm, tôi đoán anh ta với cô tiểu tam kia có vấn đề nên mới tìm tôi lúc nửa đêm như vậy.

Nhiều lúc tôi rất thương con nên cũng có lúc nghĩ đến chuyện tái hôn với chồng cũ. Nhưng tôi thực sự cũng rất sợ gặp lại cảnh đáng sợ trước đây, sống với nhau không hạnh phúc. Giờ thực sự rất khó để đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.

Loạt câu hỏi của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thị trường lao động

Sáng 20/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, thị trường lao động Việt Nam tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng chưa phát triển kịp với tốc độ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tính thích ứng, chủ động, linh hoạt kém, nhất là trước những “cú sốc” như đại dịch COVID-19 vừa qua đã bộc lộ những bất cập như: áp lực giải quyết việc làm cho gần 2 triệu lao động rời khỏi thị trường lao động; tình trạng khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành, lĩnh vực, địa bàn còn tồn tại; chưa có giải pháp để nâng tầm, khai thác và thu hút lao động tại chỗ hiệu quả; tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động cho giai đoạn phục hồi và phát triển; sự thiếu hụt các kỹ năng của người lao động để duy trì việc làm hoặc chuyển đổi nghề, thích ứng với tình hình sau đại dịch; thiếu cơ sở dữ liệu điện tử trong quản lý lao động, nhu cầu kỹ năng tương lai...

Ba bí ẩn muôn đời không lời giải ở Ấn Độ, chuyên gia "đau đầu"

Tại Ấn Độ, các chuyên gia dành nhiều thời gian nghiên cứu, giải mã một số bí ẩn lớn. Tuy nhiên, đến nay, những bí ẩn này vẫn chưa được giải mã.

Ba bi an muon doi khong loi giai o An Do, chuyen gia
 Một bí ẩn lớn ở Ấn Độ khiến giới khoa học mãi chưa tìm ra lời giải là những hình vẽ kỳ lạ trên những phiến đá 10.000 năm tuổi tại một hang động thuộc vùng Charama, quận Kanker, tỉnh bang Chhattisgarh.