Gian lận thi cử ở Hòa Bình: Khởi tố, bắt giam Phó Trưởng phòng khảo thí

(Kiến Thức) - Bị can Diệp Thị Hồng Liên đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp can thiệp và chỉ đạo các Tổ trưởng chấm thi tự luận môn Ngữ văn nâng điểm thi trái Quy chế thi, làm sai lệch kết quả thi của các thí sinh.

Ngày 14/5, liên quan đến vụ gian lận thi cử ở Hòa Bình, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cho biết, đơn vị đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Diệp Thị Hồng Liên, Phó Trưởng phòng khảo thí & Quản lý chất lượng, Phó Trưởng Ban chấm thi, phụ trách chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn.
Bị can Diệp Thị Hồng Liên (sinh ngày 4/3/1974; trú tại số 28, tổ 10, đường Ngô Sỹ Liên, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) bị khởi tố bắt giam để điều tra tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356 - Bộ luật Hình sự.
Việc bắt bị can Diệp Thị Hồng Liên nằm trong việc Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Hòa Bình.
Gian lan thi cu o Hoa Binh: Khoi to, bat giam Pho Truong phong khao thi
 Bị can Diệp Thị Hồng Liên.
Kết quả điều tra xác định, bị can Diệp Thị Hồng Liên đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiệm vụ được giao trực tiếp can thiệp và chỉ đạo các Tổ trưởng chấm thi tự luận môn Ngữ văn nâng điểm thi trái Quy chế thi Trung học phổ thông Quốc gia, làm sai lệch kết quả thi của các thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình.
Ngày 14/5/2019, sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Diệp Thị Hồng Liên.
Trước đó, ngày 24/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 3 giáo viên liên quan đến gian lận thi cử ở Hòa Bình.
Ba bị can gồm Nguyễn Thị Thu Loan, sinh ngày 15/02/1979, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lạc Long Quân, trú tại: phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; Nguyễn Thị Hồng Chung, sinh ngày 29/10/1980, giáo viên Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, trú tại: phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và Bùi Thanh Trà, sinh ngày 14/2/1980, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lương Sơn, trú tại: thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Ba bị can bị khởi tố cùng về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356 - Bộ luật Hình sự 2015 trong vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 xảy ra tại tỉnh Hòa Bình.
Kết quả điều tra xác minh, các bị can nêu trên đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiệm vụ được giao trực tiếp can thiệp và chỉ đạo các giám khảo khác thực hiện chấm thi tự luận môn Ngữ văn trái Quy chế thi Trung học phổ thông Quốc gia, làm sai lệch kết quả thi của các thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình.
Liên quan vụ án trên, Cơ quan An ninh điều tra đã đề nghị truy tố 3 bị can: Nguyễn Quang Vinh, nguyên trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục; Đỗ Mạnh Tuấn, phó hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình.
Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra để xử lý nghiêm trước pháp luật.

Vì sao bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng dự Đại lễ Vesak 2019

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh cho biết, bà Phạm Thị Yến không có trong thành phần đại biểu của Giáo hội tỉnh đi dự  Đại lễ Vesak 2019 tại chùa Tam Chúc ở Hà Nam.

Liên quan đến hình ảnh được cho là bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng, từng gây xôn xao dư luận xuất hiện tại Đại lễ Phật đản Vesak 2019 ở chùa Tam Chúc (Hà Nam), Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cho biết, bà Yến không có trong danh sách 30 người thuộc Đoàn Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tham dự Đại lễ Phật đản Vesak 2019.

Quỳ không chết, con hư mới chết!

Quỳ một lần để sám hối cái sai không chết được, chỉ sợ dung túng cho con trước cái sai, từ đó sinh ra cái hư hỏng trong người đứa trẻ thì hậu quả sau này mới khiến người ta "chết"!

Giao con cho nhà trường dạy dỗ nhưng không cho phép thầy cô được trách phạt con mình
Đã bao giờ các vị phụ huynh tự vấn lại bản thân: Mình đã dạy con mình như thế nào trước khi giao con cho Nhà trường chưa?
Tôi phải hỏi câu hỏi này, vì hiện nay, rất nhiều phụ huynh có tâm lý "ở nhà cung phụng con như cung phụng bố mẹ", giao con cho nhà trường dạy dỗ nhưng không cho phép thầy cô được trách phạt con của mình, thầy cô nhỡ có phạt thì nổi đóa lên đâm đơn kiện với Nhà trường "sao lại đánh con tôi", con học tốt thì nói "do cháu thông minh", con học kém thì quay sang trách "thầy cô không biết cách dạy".
Với những phụ huynh như vậy, tôi khuyên, hoặc vợ hoặc chồng tự nghỉ việc ở nhà mà dạy con, đừng đem con đến trường rồi vạ lây cho thầy cô! 
Quy khong chet, con hu moi chet!
Hình ảnh nam sinh bị cô giáo bắt phạt quỳ ngay giữa giờ học gây xôn xao trên cộng đồng mạng xã hội những ngày gần đây. 

Bản thân tôi cũng từng là học sinh, ngày còn đi học, lên lớp có nghịch ngợm, mất trật tự, không làm đủ bài tập, cô chủ nhiệm cầm cây thước lim rất to, cứ tay cô nện, nện thước nào thì rát tay thước ấy, thế mà về nhà không dám kể với bố mẹ 1 câu vì sợ bố mẹ còn đánh thêm.

Bố mẹ gặp cô của con thì giữ lễ như với cô giáo của chính mình, một điều gọi "cô giáo", hai điều gọi "cô giáo", tuyệt nhiên không gọi tên cô, dù cô ít tuổi hơn bố mẹ. Đi học mà bị điểm thấp mang về, bố mẹ không trách cô mà trách con, trách con không chịu nghe giảng, trách con không chịu làm bài, bắt lên lớp xin lỗi cô giáo. Hễ đi đường bố mẹ có gặp cô thì đều chào và nói khéo "nhờ cô dạy con giúp, cháu nó có hư thì cô cứ đánh, đánh thật đau vào!".

Nhưng giờ thì sao?

Con điểm thấp thì quay ra trách cô không biết dạy, con hư thì trách nhà trường không biết uốn nắn, ở nhà dung túng cho con, lên lớp cô phạt thì quay ra nói "cô không có quyền làm thế", con học kém thì chạy điểm cho chúng...

Rất nhiều, rất nhiều vụ học sinh hư bị phạt, phụ huynh tạo áp lực mà khiến bao thầy cô chao đảo, các thầy cô khác nhìn thấy mà "sợ", thu mình giữ kẽ, thấy học sinh hư cũng không dám phạt, thấy học sinh phá cũng không dám răn! Môi trường sư phạm mà thầy cô trở nên yếu thế, phụ huynh, học sinh thì lộng hành!

Thầy cô bị tước hết "uy quyền", lên lớp vừa phải dạy chữ, vừa phải dạy người nhưng chỉ được bằng lời nói, không được trách phạt. Ở nhà các vị phụ huynh, nhiều khi chỉ có 2, 3 đứa con đã lắm phen điên đầu, trên lớp mỗi thầy/cô trông nom 30 - 40 cháu, cháu hư có, cháu ngoan có, cháu giỏi có, cháu kém có, thầy cô cũng là người, họ có phải thánh đâu mà nói không với hỉ nộ ái ố???

Quy khong chet, con hu moi chet!-Hinh-2
 Môi trường sư phạm mà thầy cô trở nên yếu thế, phụ huynh, học sinh thì lộng hành!

Bất thường điểm thi ở Hòa Bình: Khởi tố, bắt tạm giam 2 cán bộ

(Kiến Thức) - Trong quá trình điều tra sai phạm điểm thi ở Hòa Bình, cơ quan công an vừa tiến hành khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Mạnh Tuấn - Phó hiệu trưởng trường dân tộc nội trú và Nguyễn Khắc Tuấn - cán bộ phòng khảo thí Sở GD&ĐT.

Chiều ngày 3/8, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an phát đi thông báo, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận vụ án sai phạm điểm thi ở Hòa Bình và ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng 2 cán bộ có liên quan.
Cụ thể, hai cán bộ bị tạm giam gồm: