Quỳ không chết, con hư mới chết!

Quỳ một lần để sám hối cái sai không chết được, chỉ sợ dung túng cho con trước cái sai, từ đó sinh ra cái hư hỏng trong người đứa trẻ thì hậu quả sau này mới khiến người ta "chết"!

Giao con cho nhà trường dạy dỗ nhưng không cho phép thầy cô được trách phạt con mình
Đã bao giờ các vị phụ huynh tự vấn lại bản thân: Mình đã dạy con mình như thế nào trước khi giao con cho Nhà trường chưa?
Tôi phải hỏi câu hỏi này, vì hiện nay, rất nhiều phụ huynh có tâm lý "ở nhà cung phụng con như cung phụng bố mẹ", giao con cho nhà trường dạy dỗ nhưng không cho phép thầy cô được trách phạt con của mình, thầy cô nhỡ có phạt thì nổi đóa lên đâm đơn kiện với Nhà trường "sao lại đánh con tôi", con học tốt thì nói "do cháu thông minh", con học kém thì quay sang trách "thầy cô không biết cách dạy".
Với những phụ huynh như vậy, tôi khuyên, hoặc vợ hoặc chồng tự nghỉ việc ở nhà mà dạy con, đừng đem con đến trường rồi vạ lây cho thầy cô! 
Quy khong chet, con hu moi chet!
Hình ảnh nam sinh bị cô giáo bắt phạt quỳ ngay giữa giờ học gây xôn xao trên cộng đồng mạng xã hội những ngày gần đây. 
Bản thân tôi cũng từng là học sinh, ngày còn đi học, lên lớp có nghịch ngợm, mất trật tự, không làm đủ bài tập, cô chủ nhiệm cầm cây thước lim rất to, cứ tay cô nện, nện thước nào thì rát tay thước ấy, thế mà về nhà không dám kể với bố mẹ 1 câu vì sợ bố mẹ còn đánh thêm.
Bố mẹ gặp cô của con thì giữ lễ như với cô giáo của chính mình, một điều gọi "cô giáo", hai điều gọi "cô giáo", tuyệt nhiên không gọi tên cô, dù cô ít tuổi hơn bố mẹ. Đi học mà bị điểm thấp mang về, bố mẹ không trách cô mà trách con, trách con không chịu nghe giảng, trách con không chịu làm bài, bắt lên lớp xin lỗi cô giáo. Hễ đi đường bố mẹ có gặp cô thì đều chào và nói khéo "nhờ cô dạy con giúp, cháu nó có hư thì cô cứ đánh, đánh thật đau vào!".
Nhưng giờ thì sao?
Con điểm thấp thì quay ra trách cô không biết dạy, con hư thì trách nhà trường không biết uốn nắn, ở nhà dung túng cho con, lên lớp cô phạt thì quay ra nói "cô không có quyền làm thế", con học kém thì chạy điểm cho chúng...
Rất nhiều, rất nhiều vụ học sinh hư bị phạt, phụ huynh tạo áp lực mà khiến bao thầy cô chao đảo, các thầy cô khác nhìn thấy mà "sợ", thu mình giữ kẽ, thấy học sinh hư cũng không dám phạt, thấy học sinh phá cũng không dám răn! Môi trường sư phạm mà thầy cô trở nên yếu thế, phụ huynh, học sinh thì lộng hành!
Thầy cô bị tước hết "uy quyền", lên lớp vừa phải dạy chữ, vừa phải dạy người nhưng chỉ được bằng lời nói, không được trách phạt. Ở nhà các vị phụ huynh, nhiều khi chỉ có 2, 3 đứa con đã lắm phen điên đầu, trên lớp mỗi thầy/cô trông nom 30 - 40 cháu, cháu hư có, cháu ngoan có, cháu giỏi có, cháu kém có, thầy cô cũng là người, họ có phải thánh đâu mà nói không với hỉ nộ ái ố???
Quy khong chet, con hu moi chet!-Hinh-2
 Môi trường sư phạm mà thầy cô trở nên yếu thế, phụ huynh, học sinh thì lộng hành!
Quỳ không chết, con hư mới chết!
Vả lại, các cụ ta từ xưa đã dạy: "Yêu cho roi cho vọt", trẻ con phải dạy bảo, nhưng nhiều khi phải dùng cả đòn roi để đưa chúng vào khuôn phép, giáo dục vừa phải dùng tâm nhưng cũng phải dùng cả uy, có như vậy học sinh nó mới nên người!
Chính bản thân tôi, bây giờ nhớ lại những lần bị cô đánh mà không dám trách lấy 1 lời, chỉ thầm cảm ơn, nếu không có đòn roi ngày ấy, không có lời răn dạy ngày ấy thì chắc gì có tôi hôm nay?
Quay lại vụ việc cô giáo bắt phạt học sinh quỳ vì mất trật tự. Chúng tôi thấy rằng việc đình chỉ giáo viên ấy 1 tuần là quá nặng nề, và việc đình chỉ ấy là xúc phạm đến nghề giáo, xúc phạm đến nền giáo dục, buộc thầy cô phải cúi đầu, im lặng trước sai sót của học trò!!!
Tôi phải nói luôn, việc quỳ ở đây chẳng có gì là "nhục nhã" cả, trong mối quan hệ truyền thống của Việt Nam thì mối quan hệ "Thầy - trò" luôn được xem trọng, người thầy có vai trò không khác gì người cha, quỳ gối trước thầy cô chẳng có gì là nhục nhã, huống chi đây là quỳ gối vì lỗi sai của bản thân mình. Chỉ có những kẻ quỳ gối trước bọn tiểu nhân, quỳ gối bợ đỡ kẻ có chức có quyền, quỳ gối ngoại bang rước voi dày mả tổ thì mới nhục nhã!
Nếu học sinh quỳ mà ghi nhớ sai sót, nếu học sinh quỳ mà biết sửa chữa điều chưa tốt, nếu học sinh quỳ mà từ đó nó biết học hành đàng hoàng vậy thì việc quỳ ấy là điều cần thiết.
Quỳ một lần để sám hối cái sai không chết được, chỉ sợ dung túng cho con trước cái sai, từ đó sinh ra cái hư hỏng trong người đứa trẻ thì hậu quả sau này mới khiến người ta "chết"!

Nhân chứng vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Quỳ 40 phút phụ huynh mới chịu

Nhân chứng vụ cô giáo quỳ 40 phút xin lỗi phụ huynh khẳng định: "Ông Thuận nói cô N. phải quỳ 40 phút; dù lúc cô giáo quỳ 30 phút có thầy giáo vào can ngăn nhưng ông Thuận nói "Chưa đủ giờ".

Thông tin mới nhất về vụ việc xôn xao dư luận cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh được tờ Người Lao Động thông tin:
Sáng 7/3, phóng viên Báo Người Lao Động có cuộc trao đổi với người đã chứng kiến cảnh cô giáo B.T.C.N, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, phải quỳ suốt 40 phút trước mặt 3 phụ huynh. Nhân chứng này là bà N.T.B.T, Chi hội trưởng Chi hội phụ huynh của lớp học con ông Võ Hoài Thuận.

Cô giáo bắt học sinh quỳ: “Tôi bất lực, dù biết là sai”

Nói về việc áp dụng hình phạt bắt học sinh quỳ trong lớp, cô Quy cho hay bản thân bất lực dù đã áp dụng đủ các phương pháp giáo dục.

Ngày 13/5, chúng tôi tìm đến nhà cô giáo Lê Thị Quy (giáo viên Trường THCS Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội) khi cô còn đang trong thời gian bị tạm đình chỉ để tường trình và tự kiểm điểm bản thân sau sự việc hình ảnh phạt học sinh quỳ trong lớp lan rộng trên mạng xã hội.

Lai lịch "gây sốc" phụ huynh bắt cô giáo quỳ ở Long An

Đoàn Luật sư TP.HCM kiểm tra thông tin và cho hay ông Võ Hòa Thuận, phụ huynh trong vụ cô giáo quỳ ở Long An, đang là luật sư tập sự thuộc Đoàn luật sư TP.HCM.

Tình tiết mới nhất vụ cô giáo quỳ ở Long An được Tuổi Trẻ cho hay:
Luật sư Bùi Quang Nghiêm - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM - cho hay ông Võ Hòa Thuận hiện là luật sư tập sự tại một văn phòng thuộc Đoàn luật sư TP.HCM. Đoàn luật sư TP.HCM đã kiểm tra lý lịch, hồ sơ tập sự của ông này đều bảo đảm.