Gian lận thi cử ở Hòa Bình: Bắt thêm 3 giáo viên

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 3 giáo viên ở Hòa Bình thuộc tổ chấm thi môn tự luận vụ gian lận điểm thi THPT 2018.

Chiều ngày 24/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 3 giáo viên liên quan đến gian lận thi cử ở Hòa Bình.
Ba bị can gồm Nguyễn Thị Thu Loan, sinh ngày 15/02/1979, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lạc Long Quân, trú tại: phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; Nguyễn Thị Hồng Chung, sinh ngày 29/10/1980, giáo viên Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, trú tại: phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và Bùi Thanh Trà, sinh ngày 14/2/1980, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lương Sơn, trú tại: thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Gian lan thi cu o Hoa Binh: Bat them 3 giao vien
Bị can Bùi Thanh Trà. 
Ba bị can bị khởi tố cùng về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356 - Bộ luật Hình sự 2015 trong vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 xảy ra tại tỉnh Hòa Bình.
Kết quả điều tra xác minh, các bị can nêu trên đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiệm vụ được giao trực tiếp can thiệp và chỉ đạo các giám khảo khác thực hiện chấm thi tự luận môn Ngữ văn trái Quy chế thi Trung học phổ thông Quốc gia, làm sai lệch kết quả thi của các thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình.
Ngày 24/4/2019, sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc của 3 bị can nêu trên. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra để xử lý nghiêm trước pháp luật.
Gian lan thi cu o Hoa Binh: Bat them 3 giao vien-Hinh-2
Bị can Nguyễn Thị Hồng Chung. 
Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra đã đề nghị truy tố 3 bị can: Nguyễn Quang Vinh, nguyên trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục; Đỗ Mạnh Tuấn, phó hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình.
Kết luận điều tra xác định, kỳ thi Quốc gia tại Hòa Bình đã xảy ra sai phạm khi Vinh cùng Đỗ Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chấm thi đã có hành vi sửa chữa, nâng điểm bài thi cho các thi sinh... làm sai lệch kết quả thi.
Theo đó, vào đầu tháng 5/2018 tại phòng làm việc riêng, Vinh đã bàn bạc, chỉ đạo Mạnh Tuấn xử lý, can thiệp, nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh.
Hai bị can này thống nhất sửa trực tiếp trên bài thi của thí sinh trước khi đưa vào máy quét file ảnh bài làm gửi về Bộ GD&ĐT. Bị can Nguyễn Quang Vinh là người chuẩn bị chìa khóa phòng cất bài thi trắc nghiệm và bố trí niêm phong cửa phòng thi bóc được dễ dàng, khó bị phát hiện.
Bị can Đỗ Mạnh Tuấn là người trực tiếp sửa bài thi các thí sinh theo danh sách "đặt hàng". Sau đó, Đỗ Mạnh Tuấn cũng gặp và bàn bạc với Nguyễn Khắc Tuấn để cùng thực hiện việc can thiệp, nâng điểm thi cho một số thí sinh theo chỉ đạo của Vinh.
Gian lan thi cu o Hoa Binh: Bat them 3 giao vien-Hinh-3
 Bị can Nguyễn Thị Thu Loan.
Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã trưng cầu Viện Khoa học hình sự Bộ Công an tiến hành giám định 210 bài thi trắc nghiệm của 77 thí sinh có dấu hiệu bị can thiệp, nâng điểm.
Kết luận giám định xác định 140/210 bài thi của 56 thí sinh đã bị tẩy xóa, chỉnh sửa đáp án, các đáp án trên bài thi trắc nghiệm không phải do cùng một người tô ra.
Các bài thi này đã được can thiệp, nâng điểm ít nhất từ 0,2 điểm đến cao nhất 9,25 điểm/ một môn thi. Trong số những thí sinh được sửa bài nâng điểm có một người là cháu của bị can Vinh. Theo kết luận điều tra, bị can Mạnh Tuấn đã thừa nhận được hưởng 550 triệu đồng để can thiệp sửa bài thi trắc nghiệm của các thí sinh.

Người chết có tên trong Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm: Vì sao Sở Y tế “né” phóng viên?

(Kiến Thức) - PV Kiến Thức đặt lịch làm việc với UBND Hà Nội thì bị "đá bóng" sang Sở Y tế, rồi Sở lại đẩy trách nhiệm sang Chi cục An toàn thực phẩm. Không hiểu "lỗi" để người chết trong Ban chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm thuộc về bên nào?

Sau bài phản ánh “Người chết có tên trong Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm TP Hà Nội”, PV Kiến Thức nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Sở Y tế và UBND TP để làm rõ thông tin.

Tuy nhiên, sau khi hoàn tất các thủ tục, giấy tờ để đặt lịch làm việc, Sở Y tế Hà Nội cũng chưa có 1 lần làm việc chính thức với PV.

Ngày 23/4, PV tiếp tục đến Sở Y tế làm việc và đề nghị được cung cấp thông tin liên quan, Sở này lại "đá bóng" trách nhiệm sang Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội.

“Nội dung làm việc mà phóng viên cung cấp thì Sở Y tế đã chuyển xuống Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội. Đề nghị phóng viên xuống Chi cục làm việc trực tiếp” - bà Trần Minh Huyền, nhân viên văn thư Sở Y tế trao đổi với PV.

Nguoi chet co ten trong Ban chi dao An toan thuc pham: Vi sao So Y te “ne” phong vien?
Thay vì nhanh chóng thông tin cho phóng viên về việc tại sao người chết có tên trong Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm, lỗi thuộc về cá nhân, đơn vị nào và phương án sửa chữa, khắc phục ra sao thì lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội lại chọn cách "né" báo chí. (Ảnh Thế Hoàng)

Không dừng ở đó, nhiều lần liên lạc với lãnh đạo Sở bằng điện thoại, tuy nhiên cũng không thể kết nối. Cuối cùng, trong một nỗ lực để làm rõ thông tin, PV nhận được phản hồi bằng tin nhắn của ông Nguyễn Minh Hải - Chánh Văn phòng Sở Y tế Hà Nội: "Sở Y tế đã có văn bản báo cáo nhận trách nhiệm với UBND thành phố. UBND Thành phố cũng đã có quyết định đính chính rồi".

Như trước đó Kiến Thức đưa tin, PV đã đến UBND TP Hà Nội làm việc, để làm rõ thông tin người chết có tên trong danh sách Ban chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm TP Hà Nội. Tuy nhiên, thay vì việc sốt sắng tiếp nhận thông tin phản ánh, góp ý và lập tức có phản hồi về sai sót trong văn bản, cũng như việc sẽ khắc phục, sửa chữa ra sao? Hà Nội lại đẩy trách nhiệm này sang Sở Y tế.

Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật nói: "Đọc bài báo mà tôi rất buồn cười và đặt câu hỏi: Tại sao UBND TP Hà Nội - Thủ đô của cả nước lại ra Quyết định kiện toàn danh sách Ban chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm, đưa người đã chết vào... gây sai sót đáng tiếc như vậy?”

Nguoi chet co ten trong Ban chi dao An toan thuc pham: Vi sao So Y te “ne” phong vien?-Hinh-2
Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là người ký quyết định Kiện toàn Ban chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm có tên người chết.

Theo luật sư Bình: "Dù thế nào, công bằng mà nói, đáng trách là trách cơ quan đã tham mưu, để Phó Chủ tịch TP Hà Nội - Nguyễn Văn Sửu đặt bút ký. Vì thế, quyết định này cần phải hủy và thay thế bằng một quyết định mới.

Việc ký văn bản kiện toàn Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm có cả tên người chết có thể xem công tác còn nặng về bệnh hình thức khi chỉ biết đưa vào cho có, thành lập cho có mà không biết được rằng, trước khi ra một quyết định như vậy, họ phải họp, phải lấy ý kiến, phải thống nhất về nhân sự và phân công nhiệm vụ?

Một ban có chức năng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm mà sự tham mưu cẩu thả như thế thì khi giám sát, kiểm tra có buông lỏng quy định, xuề xòa bỏ qua sai sót hay không, trong khi vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được nhà nhà, người người quan tâm hiện nay?

Ngày 9/4/2019, Phó Chủ tịch TP Hà Nội ký công văn số 1730/ QĐ-UBND về việc Quyết định Kiện toàn Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội.
Điều đáng nói, trong danh sách ban chỉ đạo có tên ông Lê Tiến Dũng - nguyên Phó Tổng biên tập BT Báo Hà Nội Mới (đã mất từ tháng 12/2018). Đặc biệt, Trưởng Ban chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm TP Hà Nội là Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Nguyễn Đức Chung.
Phó Ban thường trực là ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội.
Ông Lê Tiến Dũng - nguyên Phó Tổng biên tập Báo Hà Nội Mới (đã từ trần) là ủy viên.
  Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.

Tước danh hiệu một công an trong vụ gian lận điểm thi ở Sơn La

(Kiến Thức) - Công an tỉnh Sơn La đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tước danh hiệu một cán bộ Công an tỉnh này liên quan đến vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia ở Sơn La.

Liên quan đến vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia ở Sơn La, ngày 25/3, Công an tỉnh Sơn La cho báo giới biết, sáng cùng ngày đơn vị đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc kỷ luật tước danh hiệu Công an Nhân dân đối với Thiếu tá Đinh Hải Sơn, công tác tại Phòng An ninh Chính trị nội bộ (Công an tỉnh Sơn La).
Trước đó, ngày 13/2, Cơ quan An ninh điều tra (Công an Sơn La) cũng ra quyết định khởi tố nguyên Trung tá Đỗ Khắc Hưng (cán bộ công tác tại Phòng PA03, Công an tỉnh Sơn La) về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.