Gian lận thi cử ở Hà Giang: Vợ bị xem xét xử lý, Chủ tịch tỉnh có liên đới?

(Kiến Thức) - Trường hợp bà Nguyễn Thị Nga, vợ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn bị kỷ luật vì nhờ bị cáo trong vụ sửa điểm thi giúp đỡ người thân thì liệu ông Sơn có phải chịu trách nhiệm liên đới?

Trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, dư luận đặt biệt quan tâm đến việc bà Nguyễn Thị Nga cán bộ sở Tài Chính, vợ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn nhắn tin nhờ bị cáo Triệu Thị Chính, cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang nhờ giúp đỡ cho người cháu trong kỳ thi THPT 2018 lại không bị kỷ luật.
Cụ thể tại tòa, Viện KSND tỉnh Hà Giang công bố hàng loạt tin nhắn từ phụ huynh, người nhà thí sinh gửi đến máy điện thoại cá nhân của bị cáo Triệu Thị Chính cho thấy, bà Nguyễn Thị Nga nhiều lần nhắn tin cho bị cáo Chính. Cơ quan công tố tỉnh Hà Giang khẳng định, các tin nhắn đến và đi nêu trên được cung cấp bởi Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT) và được giám định bởi Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, thể hiện rõ là “nhờ nâng điểm chứ không phải xem điểm”.
Tuy nhiên trong hồ sơ tố tụng của vụ án có tên bà Nguyễn Thị Nga nhưng không có trong danh sách triệu tập hơn 170 người làm chứng, liên quan của tòa. Cũng trong kết luận rà soát 151 cán bộ, đảng viên do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy công bố ngày 1/10/2019 vừa qua, có 46 trường hợp có khuyết điểm đến mức phải kỷ luật, 29 người có khuyết điểm nhưng chưa đến mức kỷ luật, cần kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, các danh sách này đều "lọt" trường hợp Nguyễn Thị Nga vợ Chủ tịch tỉnh Hà Giang.
Gian lan thi cu o Ha Giang: Vo bi xem xet xu ly, Chu tich tinh co lien doi?
 Bị cáo Triệu Thị Chính người được bà Nga nhắn tin nhờ giúp đỡ.
Mới đây giải thích về việc này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Thị Tố Oanh cho biết, việc bà Nga không có trong danh sách cán bộ Đảng viên bị kỷ luật là do bà Nga không phải nhờ nâng điểm cho con. Mới đây, các nội dung liên quan đến sai phạm của bà Nga khi ra tòa mới được phát sinh.
Do vậy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đã đề nghị xem xét xử lý vi phạm của bà Nguyễn Thị Nga do liên quan vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 và đang chỉ đạo khẩn trương xem xét xử lý đối với cá nhân này.
Đáng chú ý, nếu bà Nguyễn Thị Nga bị xử lý kỷ luật liên quan đến nhờ can thiệp sửa điểm thi giúp đỡ người thân, thì ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng có thể bị liên đới trách nhiệm.
Trên thực tế, nếu hành vi của bà Nguyễn Thị Nga đến mức phải xử lý kỷ luật thì bà Nga phải chịu trách nhiệm trực tiếp với những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, dưới góc độ kỷ luật Đảng thì cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành pháp luật.
Đồng thời, Đảng viên phải có trách nhiệm vận động gia đình, người thân chấp hành pháp luật và thực hiện việc nêu gương cho người khác học tập. Nếu cán bộ, đảng viên không gương mẫu, để cho vợ con vi phạm thì cũng có thể xem xét trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đó.
Tất nhiên, việc xem xét như thế nào và liên đới trách nhiệm đến đâu sẽ phải căn cứ vào vi phạm cụ thể của người thân trong gia đình cán bộ đảng viên và mức độ tác động của người này đối với người thân như thế nào, đối chiếu với các quy định của đảng theo điều lệ đảng và quy định về xử lý kỷ luật đảng viên.
Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương nêu cụ thể tại điểm 8, điều 3: “Đảng viên, nhất là lãnh đạo cấp cao phải nghiêm khắc với bản thân, và kiên quyết chống việc “Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật".
Vậy cần phải làm rõ, việc bà Nguyễn Thị Nga nhắn tin cho bà Triệu Thị Chính nhờ bị cáo trong vụ sửa điểm thi giúp đỡ người thân là bà Nga với vai trò cá nhân hay lợi dụng chức vụ quyền hạn của chồng để nhờ vả. Và việc bà Triệu Thị Chính có vì nể sợ chức vụ đó mà giúp đỡ can thiệp điểm thi hay không?
Tuy nhiên, việc để cho vợ có những hành vi nhắn tin như vậy rõ ràng theo quy định về Đảng, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng khó có thể tránh khỏi trách nhiệm liên đới, cụ thể là việc nêu gương cán bộ, Đảng viên.

Xét xử gian lận thi cử Hà Giang: “Nâng điểm trong sáng” có tin được không?

(Kiến Thức) - Lương và Hoài khai nâng điểm không vụ lợi, đồng nghĩa những “Lão Phật gia” không bị truy cứu hình sự. Những người như em gái, vợ ông Triệu Tài Vinh... chỉ bị kỷ luật khiển trách hoặc kiểm điểm. Đó chẳng phải là cái kết có hậu hay sao?

Phiên tòa xét xử vụ án gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang đang diễn ra, dư luận lại tiếp tục đặt hoài nghi về lời khai trước tòa của bị cáo Vũ Trọng Lương và bị cáo Nguyễn Thanh Hoài, hai tội đồ trực tiếp gây ra vụ gian lận rúng động dư luận.
Không thể không đặt dấu hỏi về lời khai của hai bị cáo trên khi họ trực tiếp bàn bạc can thiệp, nâng điểm 309 bài thi các môn cho 107 thí sinh nhưng trước tòa, họ đều khai nâng điểm là vì quan hệ tình cảm, không hứa hẹn đưa tiền hay lợi ích vật chất gì khác.

Đề nghị truy tố 5 cán bộ vụ gian lận thi cử Hà Giang

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Hà Giang đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đề nghị truy tố 5 bị can.

Các bị can gồm: Vũ Trọng Lương (41 tuổi, trú tại phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang) –Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang; Nguyễn Thanh Hoài (50 tuổi, trú tại phường Minh Khai, TP Hà Giang) – Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang; Bị can Triệu Thị Chính (51 tuổi) và bị can Phạm Văn Khuông - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang và Lê Thị Dung(50 tuổi) - Phó Đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ - Công an tỉnh Hà Giang).
Cả 5 bị can được cho đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong phần mềm xử lý bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thực hiện hành vi sửa đáp án để nâng điểm cho 107 thí sinh.

Gian lận thi ở Hà Giang: Xem xét kỷ luật vợ Chủ tịch tỉnh Hà Giang

(Kiến Thức) - Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đang hoàn tất kết luận về bà Nguyễn Thị Nga, chuyên viên Sở Tài chính, vợ ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch tỉnh Hà Giang. Theo đó, tỉnh sẽ xem xét kỷ luật vợ Chủ tịch tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2.

Ngày 22/10, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cho biết, đơn vị này đang hoàn tất kết luận rà soát, kiểm tra cán bộ, đảng viên lần 2 liên quan vụ gian lận điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang.