Giải mã tín hiệu bí ẩn từ ngôi sao cách Trái Đất 11 năm ánh sáng

Các tín hiệu lạ, bí ẩn phát ra từ một ngôi sao gần Trái đất, chỉ cách chúng ta 11 năm ánh sáng được phát hiện gần đây vừa được các nhà khoa học giải mã.

Theo Daily Star, các nhà nghiên cứu từ Đài quan sát thiên văn Arecibo ở Puerto Rico đã phát hiện ra những tín hiệu lạ, bí ẩn từ ngôi sao tên là Ross 128 tuần trước.
Các nhà khoa học bắt được tín hiệu từ Ross 128, một ngôi sao lùn đỏ, mờ hơn Mặt Trời 2.800 lần, cách Trái Đất 11 năm ánh sáng khi đang nghiên cứu các ngôi sao lùn để tìm thêm các hành tinh quay quanh chúng.
Giai ma tin hieu bi an tu ngoi sao cach Trai Dat 11 nam anh sang
Ảnh minh họa. 
Tại thời điểm vừa được phát hiện, các tín hiệu lạ từ Ross 128 đã khiến các nhà khoa học xôn xao với một số người tin rằng, đây có thể là bước đột phá trong hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Tín hiệu radio băng rộng được cho là bí ẩn, khác thường vì lặp đi lặp lại theo chu kỳ thời gian, đi từ nốt cao xuống nốt thấp hơn.
Tuy nhiên, tín hiệu trên sau đó nhanh chóng được "giải mã" với khẳng định chắc nịch rằng, nó không thể được phát ra từ người ngoài hành tinh.
Giáo sư Abel Mendez thuộc Phòng thí nghiệm khả năng ở được của các hành tinh cho biết: "Nhiều người quan tâm đến các tín hiệu này và cho rằng đây là bằng chứng khả quan về một nền văn minh ngoài Trái đất. Nhưng đây luôn là điều được xem xét cuối cùng, bởi những nền văn minh như vậy khó có khả năng tồn tại. Chưa có nền văn minh ngoài Trái đất nào được phát hiện".
Ông Mendez khẳng định, ông và nhóm của mình đã giải mã được bí ẩn của tín hiệu lạ trên. Và cách giải thích tốt nhất là các tín hiệu được truyền đến từ một hoặc nhiều vệ tinh địa tĩnh.
"Điều này giải thích vì sao các tín hiệu nằm trong các tần số của vệ tinh và chỉ xuất hiện với Ross 128. Ngôi sao này gần đường xích đạo nơi có nhiều vệ tinh địa tĩnh hoạt động", ông Mendez nhấn mạnh.

Kỳ thú ánh sáng vụ nổ vũ trụ vượt 1.800 năm đến Trái đất

Hai ngôi sao đã va chạm và phát nổ vào gần 1.800 năm trước, ánh sáng từ vụ nổ đã đi về phía chúng ta và sẽ đến trái đất vào năm 2022 này.

Vào thời điểm bắt đầu cuộc nội chiến hồi thế kỷ thứ 3 ở Anh, Hoàng đế La Mã Septimius Severus đang tìm cách để dập tắt tình trạng bất ổn ở phương bắc. Nhưng đội quân chiến đấu và các bộ tộc Caledonian không biết rằng, ở cao trên đầu họ có hai ngôi sao đập nhau tạo thành một vụ nổ rất lớn.

Hé lộ nguyên nhân nhiều sao bị xâu xé bởi các lỗ đen

(Kiến Thức) - Thêm một tác nhân mới được đánh giá là nguyên nhân tác động các lỗ đen nuốt sao liên tục được phát hiện.

He lo nguyen nhan nhieu sao bi xau xe boi cac lo den
 Cụ thể, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Sheffield công bố, chính việc các thiên hà va chạm với nhau khiến lỗ đen hoạt động trong các thiên hà này ngốn sao một cách khốc liệt nhất. Nguồn ảnh: Phys.