Giải mã ông Trump thua Biden ở các bang chiến trường, mất ghế Tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Với việc giành thêm 20 phiếu đại cử tri ở bang chiến trường Pennsylvania, ông Joe Biden đã đánh bại Tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong cuộc bầu cử năm nay.

Đêm 7/11 (giờ Việt Nam), nhiều hãng truyền thông lớn như AP, CNN, NBC News... đồng loạt đưa tin ông Joe Biden thắng tại bang chiến trường Pennsylvania, nâng tổng số phiếu đại cử tri lên thành 284 phiếu, qua đó chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
Còn nhớ 4 năm trước, trong cuộc bầu cử năm 2016, Tổng thống Trump đã giành chiến thắng ở 3 bang Michigan, Wisconsin và Pennsylvania trước đối thủ Hillary Clinton với cách biệt tổng cộng 77.744 phiếu, qua đó trở thành ông chủ Nhà Trắng. Tuy nhiên, năm nay, ông đã để mất cả 3 bang chiến trường này vào tay ông Biden, và do vậy đánh mất luôn cơ hội điều hành Nhà Trắng thêm 4 năm nữa.
Pennsylvania vốn được xem là một trong những bang bắt buộc phải thắng của ông Trump nếu muốn tái đắc cử. Số liệu thống kê ban đầu về phiếu bầu tại bang Pennsylvania cho thấy, đương kim Tổng thống Donald Trump có lợi thế vượt trội so với ông Joe Biden. Tuy nhiên, số liệu đã thay đổi sau đó khi những phiếu bầu gửi qua thư từ các khu vực ủng hộ Đảng Dân chủ ở những bang này được kiểm đếm.
Giai ma ong Trump thua Biden o cac bang chien truong, mat ghe Tong thong My
Ông Joe Biden (phải) đã đánh bại Tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: AP.  
Trước đó, trong khi ban vận động tranh cử của ông Biden khuyến khích các cử tri dân chủ đi bỏ phiếu sớm qua thư (do ảnh hưởng của dịch COVID-19) thì ban vận động của ông Trump lại khuyến khích các cử tri đi bầu trực tiếp. Điều này lý giải tại sao số phiếu bầu dành cho ông Biden tăng vọt sau khi các nhân viên kiểm đếm những phiếu bầu gửi qua thư.
Một địa điểm nhận được nhiều sự chú ý về chính trị trong năm nay là Scranton, thuộc hạt Lackawanna, bang Pennsylvania. Đây là nơi ông Biden sinh ra và là một "thành trì" lâu đời của Đảng Dân chủ. Trước ngày bầu cử, cả ông Trump và ông Biden đều nhiều lần dừng chân tại hạt này để vận động tranh cử nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri.
Tổng thống Trump đã bước vào chiến dịch tái tranh cử với sự tự tin rằng ông đã thể hiện tốt hơn ở hạt Lackawanna năm nay. Tuy nhiên, điều ngược lại đã xảy ra. Ông Biden giành được hạt Lackawana với cách biệt 8 điểm. Nhìn chung, kết quả này không mấy bất ngờ bởi lợi thế "sân nhà" của ông Biden.
Ngoài Pennsylvania, Michigan và Wisconsin cũng nằm trong số các bang “đổi màu” so với kỳ bầu cử năm 2016. Ông Biden đã giành chiến thắng cuối cùng tại hai bang chiến địa này dù bị Tổng thống Trump dẫn trước ban đầu.
Nguyên nhân khiến Tổng thống Trump thất bại trước ông Biden tại bang chiến địa trên có thể là do sự thay đổi của cử tri lao động da trắng và ông đánh mất sự ủng hộ của cử tri bảo thủ vùng ngoại ô.
Tổng thống Trump giành chiến thắng ở hạt Macomb, bang Michigan, năm nay với cách biệt 8 điểm, giảm 4 điểm so với năm 2016. Kết quả gây bất ngờ này cho thấy một thực tế rằng việc Tổng thống Trump dường như đã không thể hiện bằng hoặc tốt hơn so với năm 2016 tại một hạt thiên về ủng hộ ông là một phần cho thấy sự thất vọng của các cử tri lao động da trắng đối với ông trên toàn bang này.

Mời độc giả xem thêm video: Bầu cử Tổng thống Mỹ - Cuộc đua đắt đỏ (Nguồn video: VTV)

Bên cạnh đó, số lượng lớn cử tri gốc Phi tại các bang này được cho là đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm nay. Một thực tế rõ ràng năm 2016 là bà Hillary Clinton thất bại trước ông Trump bởi bà không thể huy động phiếu bầu từ các cử tri gốc Phi.
Tại Philadelphia, một thành phố với số đông cử tri gốc Phi ở bang Pennsylvania, ông Barack Obama giành được 557.000 phiếu hồi năm 2012 và bà Hillary Clinton giành được 584.000 phiếu năm 2016.
Điều đó cho thấy bà Hillary Clinton đã thuyết phục được số lượng lớn cử tri da trắng thượng lưu đi bỏ phiếu cho mình. Đội ngũ của ông Biden hiểu rằng ông cần giành được sự ủng hộ của cả tri gốc Phi và nhóm cử tri ủng hộ bà Hillary Clinton trên để đánh bại Tổng thống Trump năm 2020.
Được biết, một ngày trước khi cuộc bầu cử diễn ra hôm 3/11, ông Biden vẫn cố gắng để thu hút từng lá phiếu cuối cùng ở bang Pennsylvania, nhất là từ cộng đồng người da màu tại Philadelphia - một khu vực về truyền thống vẫn thường ủng hộ Đảng Dân chủ nhưng kết quả bỏ phiếu lại sụt giảm bất ngờ vào năm 2016.

Ông Biden đi tranh cử trong bong bóng phủ chất khử trùng​

Đội ngũ của ông Joe Biden đang thực hiện những biện pháp nghiêm ngặt nhất để giữ cho ứng viên 77 tuổi của đảng Dân chủ tránh nguy cơ mắc COVID-19.
 

Máy bay và xe ông Joe Biden sử dụng đều được phun chất khử trùng và cọ rửa tỉ mỉ. Micro, bục phát biểu và tài liệu cựu phó tổng thống dùng cũng được sát khuẩn trước khi ông đến. Các phóng viên và người gặp ông Biden phải đo nhiệt độ. Khoảng cách giữa chỗ ngồi của khách mời tại sự kiện phải được đo bằng thước dây.
Ong Biden di tranh cu trong bong bong phu chat khu trung​
 Joe Biden rời nhà thờ ở Delaware với các cháu, Natalie Biden và Robert “Hunter” Biden, vào ngày 13/9. Ảnh: AP.

Cựu phó tổng thống hiếm khi không đeo khẩu trang ở nơi công cộng hoặc khi có người khác, ngoại trừ khi ở cạnh vợ ông, bà Jill Biden. Và khi vào trong không gian kín, mọi người đều đeo khẩu trang, kể cả ông Biden.

Khi số ca nhiễm virus tại Mỹ vượt con số 6 triệu với gần 200.000 người đã chết, ông Biden hẳn không muốn mạo hiểm sức khỏe của mình. Cựu phó tổng thống như đang đi tranh cử trong bong bóng bao phủ bởi chất khử trùng để tránh nhiễm virus, Politico ví von.

Không muốn có thêm người nhiễm bệnh

Hành động này đến từ lý do cá nhân và cả chính trị. Ở tuổi 77, ông Biden nằm trong nhóm có nguy cơ cao nếu mắc COVID-19.

Mặt khác, chiến dịch ông Biden cũng cần thể hiện hành vi có trách nhiệm để tránh làm suy yếu thông điệp về COVID-19 của họ. Họ muốn làm rõ nét tương phản với Tổng thống Donald Trump - người thường xuyên trêu chọc việc đeo khẩu trang của ông Biden.

Phó giám đốc chiến dịch bên phía ông Biden, bà Kate Bedingfield nói lý do của họ rất đơn giản: “Chúng tôi không muốn thêm bất kỳ người Mỹ nào nhiễm COVID-19”.

Cuối tháng trước, ê-kíp chiến dịch thông báo ông Biden và ứng cử viên phó tổng thống Kamala Harris sẽ được xét nghiệm COVID-19 thường xuyên. Bất kỳ kết quả dương tính nào cũng sẽ được công bố. Xét nghiệm vẫn được thực hiện hàng tuần và áp dụng cho cả nhân viên gần họ. Vào tháng 7, ông Trump cho biết ông được xét nghiệm 2 đến 3 ngày một lần.

Ong Biden di tranh cu trong bong bong phu chat khu trung​-Hinh-2
 Các phóng viên ngồi trong vòng tròn được đánh dấu sẵn để đảm bảo cách nhau ít nhất 2 m trong khi nghe ông Joe Biden trình bày kế hoạch phân phối vaccine COVID-19 nếu đắc cử. Ảnh: Reuters.

Chiến dịch phía ông Biden cũng tuân thủ chặt chẽ quy định về số người tham dự các sự kiện ở mỗi bang. Để có được cái nhìn bao quát về những biện pháp chống COVID-19 của ê-kíp bên phía ông Biden, Politico đã phỏng vấn gần 20 trợ lý, cố vấn chiến dịch, quan chức đảng Dân chủ và những người tham gia sự kiện.

Đám đông quanh ông Biden thường chỉ ở con số vài chục người. Giới truyền thông phải ngồi cách nhau trong từng vòng tròn màu trắng trên mặt đất. Ê-kíp chiến dịch thường đến sớm đo và đánh dấu vị trí khách mời để đảm bảo họ cách nhau ít nhất 2 m.

Ong Biden di tranh cu trong bong bong phu chat khu trung​-Hinh-3
 Ông Joe Biden thảo luận với các cựu chiến binh trong hội nghị bàn tròn tại Cao đẳng Cộng đồng Hillsborough ở Tampa, Florida. Ảnh: Reuters

Tuần trước, trong sự kiện với công nhân sản xuất ôtô của nghiệp đoàn Michigan - nơi chỉ cho tụ họp tối đa 100 người, những nỗ lực này còn thể hiện rõ hơn nữa. Người tham dự được yêu cầu ở nhà nếu họ có triệu chứng COVID-19. Chủ tịch nghiệp đoàn Rory Gamble đã lên kế hoạch chào đón ông Biden. Song, ông Gamble phải cách ly sau khi một người thân có triệu chứng.

Trước khi sự kiện bắt đầu, người phụ trách chuyến đi của ông Biden yêu cầu khán giả đứng yên để đếm số lượng, bao gồm cả nhân viên, bảo an, phóng viên và người trong ê-kíp.

Các nhân viên luôn ở trạng thái cảnh giác cao độ. Khi ông Biden vô tình đi quá gần người khác, họ sẽ lao đến cảnh báo. “2 mét, 2 mét!”, các trợ lý đồng thanh trong cuộc họp báo gần đây ở Wilmington.

"Lùi lại!", nhân viên nói khi khi ông Biden đang phát biểu dang dở trong cuộc họp ở Wisconsin.

Hôm 11/9, tại đài tưởng niệm ở Manhattan, New York, ông Biden và Phó tổng thống Mike Pence đã chạm khuỷu tay thay vì bắt tay. Hình ảnh này ngập trên trang nhất của một số tờ báo vào ngày hôm sau.

“Họ nỗ lực rất nhiều để phòng COVID-19”, mục sư Jonathan Barker tại nhà thờ Grace Lutheran ở Kenosha kể lại hàng loạt cuộc trao đổi của ê-kíp ông Biden với người tham dự trước sự kiện. "Họ thực sự cầm thước đo và đánh dấu vị trí khách tham dự”.

Những người được phép vào bên trong Grace Lutheran được yêu cầu tháo khẩu trang đang đeo và được phát một chiếc khẩu trang N-95 có khả năng bảo vệ cao hơn.

“Họ cân nhắc và tính toán rất cẩn thận”, Lori Hawkins, Chủ tịch đảng Dân chủ ở Kenosha, nói với Politico. “Thật vui khi thấy họ thực sự làm những gì họ tuyên bố trong việc giữ ông Biden và mọi người an toàn”.

Tương phản rõ rệt

Tổng thống Trump, người không đeo khẩu trang nơi công cộng và đóng vai trò chính trong việc chính trị hóa cuộc tranh luận khẩu trang, đã chế nhạo sự cứng nhắc của đối thủ. Ông Trump cũng mặc kệ quy định số người tham dự sự kiện ngoài trời trong những tuần gần đây, bao gồm ở Michigan và North Carolina.

“Bạn đã bao giờ thấy các vòng tròn ở phòng tập thể dục chưa? Đám đông của ông ấy là như vậy", ông Trump vui vẻ nói ở Winston-Salem, North Carolina. Tại Latrobe, Pennsylvania, ông Trump hỏi đám đông người ủng hộ: " Bạn có bao giờ thấy một người đàn ông thích khẩu trang nhiều như ông ấy chưa?".

Ong Biden di tranh cu trong bong bong phu chat khu trung​-Hinh-4
 Đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump tại bãi cỏ Nam của Nhà Trắng vào đêm cuối đại hội đảng Cộng hòa. Rất hiếm người đeo khẩu trang. Ảnh: Reuters

Đêm 13/9, ông Trump đã bất chấp quy định của bang Nevada và các hướng dẫn của liên bang bằng cách tổ chức sự kiện vận động tranh cử trong nhà đầu tiên kể từ tháng 6 với đám đông người ủng hộ.

Tại các bài phát biểu gần đây của tổng thống, nhiều người tụ tập gần nhau mà không đeo khẩu trang. Ông Trump tin mình có lợi thế trong việc gây ấn tượng với những cử tri đã quá mệt mỏi sau nhiều tháng giãn cách xã hội.

“Tổng thống Trump luôn có lợi thế lớn về sự nhiệt tình và thu hút đám đông lớn, huyên náo. Còn ông Biden có thể tổ chức sự kiện tranh cử trong tủ đựng chổi”, Tim Murtaugh, Giám đốc truyền thông của ông Trump, cho biết.

Không nơi nào khác biệt có thể nhìn thấy rõ hơn là tại đại hội đảng hai bên vào tháng 8. Tại đại hội đảng Dân chủ (DNC), bất kỳ người nào vào trung tâm Chase ở Wilmington trong ngày ông Biden phát biểu đều phải nộp kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong 2 ngày liên tiếp. Điều này áp dụng với cả người giao thức ăn và nhân viên vệ sinh.

Phóng viên đưa tin về ông Biden và bà Harris cũng phải đến trước nhiều ngày để xét nghiệm liên tục và "tự cách ly" trong khách sạn. Chỉ có vài chục phóng viên và một số người của Sở Mật vụ - tất cả đều đeo khẩu trang - được tham gia sự kiện.

Trong khi đó, ông Trump phát biểu nhận đề cử trước đám đông lớn, hầu hết không đeo khẩu trang, ở bãi cỏ phía nam Nhà Trắng.

Ong Biden di tranh cu trong bong bong phu chat khu trung​-Hinh-5
 Ông Joe Biden và Phó tổng thống Mike Pence chào nhau bằng cách chạm khuỷu tay vào ngày 11/9. Ảnh: Reuters

Mặc dù việc ông Biden ngày càng xuất hiện trước công chúng nhiều hơn sẽ thách thức khả năng giữ an toàn của chiến dịch, các đảng viên Dân chủ không muốn ông Biden cố gắng theo kịp cái mà họ coi là sự hấp tấp của ông Trump.

“Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là ông ấy cố gắng làm những gì ông Trump đang thực hiện và sau đó một loạt người bị ốm”, Joel Rutherford, Chủ tịch Hội đảng viên Dân chủ Da đen thuộc hạt Macomb ở Michigan, nói với Politico. “Ông Trump là người thích thể hiện. Ông ấy chỉ quan tâm đến vẻ ngoài chứ không phải sự an toàn. Ông ấy chỉ muốn trông thật ấn tượng trên tivi. Điều này nghĩa là tập trung càng đông người trong sự kiện càng tốt”.

Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa của ông Biden đôi khi phải hứng chịu chỉ trích từ những người trong đảng.

Terrance Warthen - cựu đồng chủ tịch của Our Wisconsin Revolution, một tổ chức hướng tới dân chủ ở Wisconsin - nói ông Biden đã đi quá xa khi chuyển địa điểm phát biểu nhận đề cử đến Wilmington, North Carolina thay vì Milwaukee, Wisconsin như dự tính. Ông Warthen cho biết ông Biden lẽ ra nên phát biểu và vẫy tay chào trên xe buýt xuyên thành phố để ít nhất bày tỏ sự tôn trọng với Milwaukee và Wisconsin.

Vào Ngày Lao động, một phóng viên của Milwaukee TV nói với bà Harris rằng người dân địa phương đã rất thất vọng khi Wilmington được xem màn trình diễn pháo hoa sau đại hội, chứ không phải thành phố của họ.

Bà Harris nói đó là quyết định “không ai hào hứng thực hiện” và nhấn mạnh các sự kiện nhân Ngày Lao động của riêng bà rất nhỏ và diễn ra thận trọng. “Tất cả chúng tôi đều đeo khẩu trang và cách nhau ít nhất 2 m. Đám đông không lớn như chúng tôi muốn”, bà nói.

"Đây là những gì chúng ta phải làm trong một thế giới Covid", bà Harris nói thêm.

Kinh ngạc những điểm bỏ phiếu bầu cử “lạ” nhất nước Mỹ

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters đã ghi lại một số địa điểm bỏ phiếu "đặc biệt" trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Kinh ngac nhung diem bo phieu bau cu “la” nhat nuoc My
Joahnna Diaz, 22 tuổi, đi bầu cử tại một tiệm làm tóc được sử dụng làm điểm bỏ phiếu trong ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 3/11. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Kinh ngac nhung diem bo phieu bau cu “la” nhat nuoc My-Hinh-2
Các cử tri bỏ phiếu tại một hiệu giặt là ở Chicago, bang Illinois. 

Kinh ngac nhung diem bo phieu bau cu “la” nhat nuoc My-Hinh-3
Hình ảnh Eboni Price và Cornelius Ates cưỡi ngựa đi bỏ phiếu ở Houston, bang Texas. 

Kinh ngac nhung diem bo phieu bau cu “la” nhat nuoc My-Hinh-4
Người dân xếp hàng chờ đến lượt bỏ phiếu tại nhà hàng 5 Estrellas ở Chicago, Illinois. 

Kinh ngac nhung diem bo phieu bau cu “la” nhat nuoc My-Hinh-5
Một điểm bỏ phiếu được thiết lập tại ga-ra ô tô ở Houston, Texas, ngày 3/11. 

Kinh ngac nhung diem bo phieu bau cu “la” nhat nuoc My-Hinh-6
 Một nhân viên bầu cử hỗ trợ các cử tri tại điểm bỏ phiếu trong cửa hàng thời trang ở Chicago, Illinois.

Kinh ngac nhung diem bo phieu bau cu “la” nhat nuoc My-Hinh-7
Một điểm bỏ phiếu khác ở Mỹ ngày 3/11. 

Kinh ngac nhung diem bo phieu bau cu “la” nhat nuoc My-Hinh-8
 Người dân trên khắp nước Mỹ đã đi bỏ phiếu bầu tổng thống, người sẽ lãnh đạo đất nước họ trong 4 năm tiếp theo, vào Ngày bầu cử 3/11.

Kinh ngac nhung diem bo phieu bau cu “la” nhat nuoc My-Hinh-9
Nhiều bang ở Mỹ bắt đầu mở cửa các điểm bỏ phiếu từ 6h sáng ngày 3/11 (giờ Mỹ, 18h theo giờ Việt Nam). Hầu hết điểm bỏ phiếu ở các bang mở cửa ít nhất 12 tiếng một ngày, nhưng thời điểm mở cửa và đóng cửa tùy thuộc vào mỗi địa phương. Alaska và Hawaii là các khu vực cuối cùng của nước Mỹ đóng cửa các điểm bỏ phiếu (vào lúc 12h trưa ngày 4/11 theo giờ Việt Nam). 

Kinh ngac nhung diem bo phieu bau cu “la” nhat nuoc My-Hinh-10
Hiện, người dân Mỹ đang rất mong chờ kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ năm nay được công bố. 

Lỗi kiểm phiếu tại Arizona, cơ hội Tổng thống Trump "lật ngược thế cờ"?

(Kiến Thức) - Tổng thống Donald Trump đang hy vọng có thể lấy lại Arizona sau khi một lỗi về dữ liệu kiểm đếm phiếu bầu được phát hiện tại bang này.

Báo New York Times xác nhận một lỗi của nguồn dữ liệu Edison Research đã khiến số phiếu kiểm đếm xong tại Arizona lên tới 98% dù thực tế lại thấp hơn nhiều.
Cụ thể, theo The Hill, biên tập viên Patrick LaForge của New York Times đã phát hiện lỗi trong dữ liệu của Edison Research. Dữ liệu này cho thấy 98% phiếu bầu ở Arizona đã được kiểm xong. Tuy nhiên, tính đến 12h09 ngày 4/11, thực tế mới chỉ có 86% phiếu bầu được xử lý. Sai sót này sau đó được các hãng tin cập nhật lại nhanh chóng.