Giải mã ký tự bí ẩn trên nhà lòe loẹt nhất Hồ Tây

(Kiến Thức) - Toàn bộ ngôi nhà được sơn màu đỏ chói như màu cờ Việt Nam, mặt tiền treo 3 tấm biển lớn với các dòng chữ khó hiểu: "Xích Qủy", "Bách Việt", "Thần Nông".

Những ai đi qua đường Lạc Long Quân (đoạn gần đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội) không khỏi ấn tượng và ngoái nhìn một ngôi nhà có thiết kế hết sức độc đáo. Toàn bộ ngôi nhà được sơn màu đỏ chói, mặt tiền treo 3 tấm biển lớn với các dòng chữ khó hiểu: "Xích Qủy", "Bách Việt", "Thần Nông", cửa ra vào được thiết kế như cổng thành...
Nhưng ít ai biết rằng, ngôi nhà dường như lòe loẹt nhất trên đất vàng Tây Hồ này là trụ sở của một công ty, đồng thời cũng là nhà hàng của công ty này. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, quản lý bán hàng của nhà hàng có tên "Việt Square" này cho hay: Ngôi nhà được xây dựng với mục đích khôi phục lại một phần lịch sử của dân tộc thông qua không gian ấm cúng, đậm chất thuần Việt.
Ngôi nhà gây chú ý với màu sơn đỏ rực rỡ trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Hải Sơn.
Ngôi nhà gây chú ý với màu sơn đỏ rực rỡ trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Hải Sơn. 
Theo anh Hùng, có lẽ điểm thu hút nhất của ngôi nhà và khiến nhiều người thắc mắc nhất chính là 3 dòng chữ được treo ở cửa chính và 2 cửa phụ của ngôi nhà. Không phải ngẫu nhiên mà 3 dòng chữ này được treo lên ở đây. Theo giải thích của anh Hùng thì "Xích Qủy" là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời. Xích nghĩa là đỏ, chỉ phương Nam. Theo Kinh Dịch, phương Nam là nơi văn minh. Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh biên soạn, trang 168, Hãn Mạn Tử hiệu đính, Nhà xuất bản Trường Thi xuất bản năm 1932), tục truyền "Xích Qủy" là quốc hiệu của đất nước, được xem là cội nguồn của Việt Nam vào thời Kinh Dương Vương.
Những dòng chữ khó hiểu treo trên mặt tiền của ngôi nhà. Ảnh: Hải Sơn.
 Những dòng chữ khó hiểu treo trên mặt tiền của ngôi nhà. Ảnh: Hải Sơn.
Còn "Bách Việt" là các tộc người Việt Cổ. Theo một số sách cổ sử, các tộc người này lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam (bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam). Truyền thuyết cho biết nhà nước của các tộc người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc (thế kỷ 8 TCN đến thế kỷ 3 TCN) do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền bắc Trung Quốc và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam Quảng Đông.
Lá cờ Tổ quốc luôn được treo trước ngôi nhà. Ảnh: Hải Sơn.
Lá cờ Tổ quốc luôn được treo trước ngôi nhà. Ảnh: Hải Sơn.
Trong khi đó, theo lý giải của anh Hùng thì "Thần Nông" theo huyền thoại là ông tổ nông nghiệp, người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, đồng thời cũng là ông tổ nghề gốm sứ và nghề y dược. "Thần Nông" giúp con người có cuộc sống no đủ.
Ba từ này hợp lại, không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử của dân tộc mà còn cho thấy mong muốn đất nước luôn lo ấm.
Từ những ý nghĩa của 3 cụm từ trên, ngôi nhà được xây dựng với mong muốn khôi phục hình ảnh lịch sử của dân tộc và để người dân thế giới biết rằng dân tộc Việt Nam tồn tại gần 2.800 năm lịch sử. Đây cũng là một trong những cách thể hiện lòng yêu nước của chủ nhà.
Cũng vì lẽ đó, ngôi nhà chọn màu sơn cực bắt mắt và nổi bật là màu sơn đỏ, đây cũng là màu tượng trưng cho ngôi sao "Xích Qủy", ngôi sao đẹp gắn liền với đất nước và con người Việt Nam.
Không gian thuần Việt, ấm cúng bên trong ngôi nhà.
 Không gian thuần Việt, ấm cúng bên trong ngôi nhà. 
Kể từ khi thi công, phải mất 6 tháng ngôi nhà mới được hoàn thiện. Từ các vật liệu sắt thép lắp ghép, vật liệu cách nhiệt và chống cháy, ngôi nhà được hoàn chỉnh trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Chị Hân, người kinh doanh phế liệu ngay bên cạnh ngôi nhà cho hay: "Nhiều người đến bán phế liệu chỗ tôi cũng tỏ ra ngạc nhiên khi thấy ngôi nhà này. Bởi ngôi nhà quá rực rỡ và thoạt nhìn thì thấy nó kiên cố như một lô cốt. Bên trong nhà được trang trí rất đẹp. Tôi rất thích những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc trong đó".
Còn anh Hoàng, chuyên sửa chữa khóa cũng gần ngôi nhà cho biết: "Nhìn vậy thôi chứ bên trong nhà họ bày trí đẹp lắm, nhìn sang trọng và ấm cúng lắm. Nghe nói ông chủ muốn quảng bá hình ảnh Việt Nam tới nước ngoài".
Trong khi đó, nói về công trình thuộc hàng "độc" của công ty mình, anh Hùng không khỏi hào hứng: Tuy chỉ rộng 400 m2 nhưng sức chứa của ngôi nhà này có thể lên tới 200 người. Nội thất được bày trí sang trọng nhưng cũng hết sức lãng mạn, ấm cúng. Với tiêu chí là điểm tham quan hấp dẫn với du khách bốn phương để giới thiệu về nét văn hóa Việt Nam, ngôi nhà được bày trí tới 400 chiếc đèn lồng Hội An đủ màu sắc và cùng nhiều chiếc nón lá được treo trên trần gỗ. Sàn nhà cũng đậm chất dân tộc với các phên tre, chiếu tre.
Toàn bộ bàn ghế bên trong ngôi nhà được chủ nhân sử dụng chất liệu gỗ, bọc da. Để làm mới và sinh động thêm không gian, chủ nhân không bao giờ quên trang trí thêm hoa tươi ngay cửa ra vào và trên các bàn, các kệ. Theo anh Hùng, ngôi nhà còn đạt được các yếu tố về phong thủy vì mọi đồ vật đều được bày trí hài hòa, tiện lợi và tạo ra sự lưu thông không khí trong ngôi nhà.
Trong tương lai, nhiều công trình đậm bản sắc dân tộc như ngôi nhà đỏ sẽ được xây dựng khi công ty phát triển ở nhiều địa phương, theo lời anh Hùng.

Nhà ngoại ô Hà Nội lung linh trên báo ngoại

(Kiến Thức) - Các khối nhà có yếu tố hiện đại và dấu ấn nhà cổ truyền thống, được đặt phân tán trong sân vườn, không gian vì thế thay đổi liên tục.

Nằm tại một vùng ngoại ô của Hà Nội, ngôi nhà nghỉ cuối tuần đã được kiến trúc sư Hoàng Minh thiết kế với các chi tiết hiện đại, đồng thời biến đổi và hài hòa với kết cấu của nhà truyền thống miền Bắc. Không gian sống được đặt trong khung cảnh thiên nhiên, ao nhỏ trồng hoa súng, sân vườn và cây cối xanh mát.
Nằm tại một vùng ngoại ô của Hà Nội, ngôi nhà nghỉ cuối tuần đã được kiến trúc sư Hoàng Minh thiết kế với các chi tiết hiện đại, đồng thời biến đổi và hài hòa với kết cấu của nhà truyền thống miền Bắc. Không gian sống được đặt trong khung cảnh thiên nhiên, ao nhỏ trồng hoa súng, sân vườn và cây cối xanh mát.
Sát cạnh nhà cổ ba gian (ở chính giữa), là các không gian với nhiều chức năng như nhà bếp, phòng tắm... Kiến trúc nhà phân tán đã khiến sân vườn và khối nhà hòa lẫn, không gian mở và thay đổi liên tục. Hình khối hộp vuông vừa ngăn chia, vừa liên thông với nhau bằng các lối đi tắt trong vườn.
Sát cạnh nhà cổ ba gian (ở chính giữa), là các không gian với nhiều chức năng như nhà bếp, phòng tắm... Kiến trúc nhà phân tán đã khiến sân vườn và khối nhà hòa lẫn, không gian mở và thay đổi liên tục. Hình khối hộp vuông vừa ngăn chia, vừa liên thông với nhau bằng các lối đi tắt trong vườn.
Vật liệu thô tự nhiên như đá, gạch, ngói đỏ... để lợp mái, dựng tường đều được lấy từ địa phương, giúp gia chủ giảm chi phí xây dựng. Tường đá đôi nhằm giảm nhiệt và làm mát không gian bên trong. Khe rỗng trên tường đá là nơi dây leo có thể bám và phủ màu xanh mát mắt.
Vật liệu thô tự nhiên như đá, gạch, ngói đỏ... để lợp mái, dựng tường đều được lấy từ địa phương, giúp gia chủ giảm chi phí xây dựng. Tường đá đôi nhằm giảm nhiệt và làm mát không gian bên trong. Khe rỗng trên tường đá là nơi dây leo có thể bám và phủ màu xanh mát mắt.
Vách kính trong suốt của phòng khách giúp tăng sự giao lưu, tiếp xúc với không gian bên ngoài.
Vách kính trong suốt của phòng khách giúp tăng sự giao lưu, tiếp xúc với không gian bên ngoài.
Từ bất cứ không gian nào trong nhà, gia chủ đều được cung cấp cái nhìn thông thoáng ra cây bụi xung quanh, ao và đường dẫn lưu thông bên ngoài. Hình khối tường, mái dốc... tạo ra những khoảng hắt sáng độc đáo.
Từ bất cứ không gian nào trong nhà, gia chủ đều được cung cấp cái nhìn thông thoáng ra cây bụi xung quanh, ao và đường dẫn lưu thông bên ngoài. Hình khối tường, mái dốc... tạo ra những khoảng hắt sáng độc đáo.
Ngôi nhà mang dáng dấp của nhà truyền thống xưa ở lối đi từ phía sau vào nhà hoặc đi vào từ bên hông mà không đi trực tiếp vào khu chính diện. Hơn nữa, lối đi như vậy sẽ tạo cảm giác dẫn dắt cho người đi.
Ngôi nhà mang dáng dấp của nhà truyền thống xưa ở lối đi từ phía sau vào nhà hoặc đi vào từ bên hông mà không đi trực tiếp vào khu chính diện. Hơn nữa, lối đi như vậy sẽ tạo cảm giác dẫn dắt cho người đi. 
Bên cạnh yếu tố hiện đại ở hình khối, vật liệu bên ngoài, kiến trúc sư cho thấy sự kết hợp các yếu tố truyền thống trong cả các vật dụng nội thất. Căn phòng đa năng, là nơi tụ họp của gia chủ dùng nội thất gỗ, màu nâu trầm và hệ cột gỗ quen thuộc của nhà cổ miền Bắc.

Bên cạnh yếu tố hiện đại ở hình khối, vật liệu bên ngoài, kiến trúc sư cho thấy sự kết hợp các yếu tố truyền thống trong cả các vật dụng nội thất. Căn phòng đa năng, là nơi tụ họp của gia chủ dùng nội thất gỗ, màu nâu trầm và hệ cột gỗ quen thuộc của nhà cổ miền Bắc. 

Trong hình là phòng ăn với hướng nhìn ra khu vườn. Ánh sáng được lấy tự nhiên qua các ô cửa kính và cửa chớp.
 Trong hình là phòng ăn với hướng nhìn ra khu vườn. Ánh sáng được lấy tự nhiên qua các ô cửa kính và cửa chớp.
Việc thiết kế các khe cắt trên trần nhà giúp lấy sáng cho phòng tắm, nhà vệ sinh một cách tự nhiên.
Việc thiết kế các khe cắt trên trần nhà giúp lấy sáng cho phòng tắm, nhà vệ sinh một cách tự nhiên. 

“Chủ soái” MB24 vẫn biệt tăm trước ngày xét xử

(Kiến Thức) - Hôm nay (25/6), TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại công ty MB24, nhưng tới giờ vẫn chưa bắt được Chủ tịch MB24.

Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 4 ngày do thẩm phán Ngô Thế Phong làm chủ tọa.