Giải mã kịch bản cuộc chiến giữa sư tử và hổ

Trong cuộc một trận đấu giữa sư tử và hổ, rõ ràng loài hổ sẽ có lợi thế hơn hẳn và trong những lần đụng độ mà lịch sử ghi nhận, đa số phần thắng thuộc về hổ. Vậy khi hai loài này giao chiến với nhau, có phải hổ sẽ nắm chắc phần thắng? 

Chúng ta hãy cùng phân tích những diễn biến của một trận đấu giữa sư tử và hổ. Ở đó, nếu sư tử vận dụng thông minh những sở trường của mình, nó hoàn toàn có thể giành chiến thắng.
Giai ma kich ban cuoc chien giua su tu va ho
 
Khi nói đến một cuộc chiến, chúng ta có thể chứng kiến các phong cách khác nhau, tương tự như một trấn đấu MMA. Một con sư tử sẽ cố gắng tấn công liên tục, cố gắng đẩy lùi con hổ. Khi con hổ bắt đầu rút lui, sư tử sẽ đuổi theo và cố gắng kết liễu.
Giai ma kich ban cuoc chien giua su tu va ho-Hinh-2
Tranh vẽ minh họa trận chiến giữa sư tử và hổ. 
Tuy nhiên, loài hổ có sức khỏe lớn và cực nhanh, chúng có thể dùng chân trước tấn công thường xuyên. Con sư tử không thể làm điều đó (nó chỉ có thể duy trì tư thế đó trong một thời gian ngắn), nó phải đứng trên ba chân, và chỉ dùng được một chân trước (chân sau của nó quá yếu).
Con hổ với hai chân trước tấn công liên tục thường làm cho con sư tử mất thăng bằng và ngã xuống. Tuy nhiên, bởi vì những cú đánh như vậy không đủ mạnh, sư tử đứng dậy và tiếp tục chiến đấu. Các tài liệu hiện tại xác nhận phong cách chiến đấu này. Điều quan trọng là nếu khu vực chiến đấu không bị giới hạn, con hổ sẽ có khả năng bỏ đi vì nó sẽ nhận ra rằng cuộc chiến như vậy là vô nghĩa và nó có thể bị thương không cần thiết.
Giai ma kich ban cuoc chien giua su tu va ho-Hinh-3
Một con hổ trong rừng. 
Tình hình sẽ khác đi nếu phải đối mặt hổ Bengal, vì chúng cực kỳ hung dữ và muốn thống trị, giống như sư tử. Kết hợp điều này với điều kiện chiến đấu trong một khu vực hạn chế (được mô tả trong đoạn kế tiếp), có thể cực kỳ nguy hiểm cho một sư tử.
Chiến đấu trong khu vực hạn chế
Nếu một cuộc chiến xảy ra trong một khu vực hạn chế, tình hình hoàn toàn khác. Một con hổ sẽ có một lợi thế vì nhiều lý do. Do đó, nó sẽ giành chiến thắng phần lớn các trận đánh trong điều kiện nuôi nhốt.
Sư tử thường chiến đấu để nhấn mạnh sự thống trị của chúng chứ không vì mục đích sinh tồn. Khi một con hổ bị buộc phải chiến đấu, nó sẽ coi sư tử không phải là một bề tôi để thuần phục, mà là một con mồi mà nó muốn giết.
Sư tử - một chiến binh, hổ - kẻ giết người máu lạnh
Giai ma kich ban cuoc chien giua su tu va ho-Hinh-4
Sư tử, một chiến binh. 
Để so sánh hai con vật này, chúng ta sẽ sử dụng hình ảnh sau: một con sư tử có thể là một võ sĩ chiến đấu tốt trên sàn đấu, nhưng một con hổ là một kẻ giết người chuyên nghiệp, một người lính được đào tạo từ một lực lượng đặc nhiệm có mục tiêu duy nhất là giết và sống sót.
Con sư tử thường không tham gia vào những cuộc chiến sinh tử. Nó sẽ gầm gừ, đánh một vài lần, xáo trộn bờm của nó và từ bỏ vì đối thủ mạnh hơn hoặc khiến đối thủ thuần phục. Trong trường hợp đối thủ đang cố giết nó, con sư tử có cơ hội nhỏ hơn để chiến thắng, phong cách chiến đấu của nó trở thành điểm yếu của nó. Nó phải đối mặt với một kẻ giết người máu lanh không có đường lùi và không dễ dàng buông bỏ.
Nhiều huấn luyện viên và người chăm sóc hổ đồng ý rằng khi một con hổ bị buộc phải chiến đấu, cuộc chiến kết thúc với cái chết của kẻ xấu số phải đối mặt với con hổ đó.

Nghi chồng ngoại tình, sư tử cái điên cuồng đánh đập chồng

(Kiến Thức) - Cặp đôi sư tử lao vào nhau chiến đấu, cắn xé dữ dội, nguyên nhân được cho là sư tử đực có quan hệ ngoài luồng, ngoại tình với sư tử cái khác... khiến những người chứng kiến không khỏi ngạc nhiên.

Mới đây, tại khu bảo tồn, chăm sóc động vật hoang dã ở Nam Phi, diễn ra cảnh tượng vô cùng kịch tính và thú vị, 
 

Vua sư tử ra lệnh trừng phạt, sư tử cái hành động bất ngờ

(Kiến Thức) - Cách đây không lâu, các nhân viên làm việc trong vườn quốc gia Botswana đã chứng kiến một cảnh tượng hiếm thấy, khi sư tử cái ra mặt bảo vệ cho một con cáo cát bị thương. 

Vua su tu ra lenh trung phat, su tu cai hanh dong bat ngo
 Theo thông tin đăng tải, khi đang di chuyển trong lãnh thổ của đàn, những con sư tử bỗng nhiên phát hiện một con cáo cát bị thương, nằm giữa đường đi lại. 

Đàn khỉ ném đá cụ ông đến chết bị đòi kiện và kết

(Kiến Thức) - Gia đình người tử nạn vừa nộp đơn lên tòa án yêu cầu buộc tội bầy khỉ ném đá cụ ông, vì đã liên tục ném hơn 20 viên đá vào đầu, vào người, cụ ông 72 tuổi ở Ấn Độ khiến ông bỏ mạng oan uổng, đau đớn.

Sự việc hy hữu đàn khỉ ném đá cụ ông đến chết xảy ra ở một ngôi làng thuộc Tikri, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Ngày 18/10 vừa qua, ông Dharampal Singh, 72 tuổi đang đi nhặt củi khô thì bất ngờ bị một đàn khỉ hung dữ tấn công. Chúng nhặt gạch, đá ở một tòa nhà bị phá bỏ gần đó và liên tục đứng trên cây ném vào người, vào đầu ông Dharampal Singh, khiến ông bị thương nặng.
Khi được phát hiện, phần ngực và phần đầu của ông Dharampal Singh đã bị tổn thương không thể phục hồi. Sau đó không lâu, ông qua đời trong bệnh viện.
Dan khi nem da cu ong den chet bi doi kien va ket
 
Dân làng cho biết, những con khỉ sống quanh làng rất hung dữ, hiếu chiến, khiến cuộc sống của họ trở thành "địa ngục". Thế nhưng vì khỉ thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ, hơn nữa trong tín ngưỡng văn hóa Ấn Độ, khỉ là loài động vật linh thiêng, vì vậy người dân không dám làm gì, đành chịu đựng.

Mời quý vị xem video: Khi động vật hung dữ tấn công người. Nguồn video: Xem gì hôm nay

Về phía gia đình ông Dharampal Singh, em trai của ông cho biết, những con khỉ đã ném hơn 20 viên gạch, đá vào người của ông Dharampal, khiến ông bị thương nặng và mất mạng. Gia đình đã gửi đơn khiến lên cảnh sát địa phương, hy vọng những con khỉ hung dữ sẽ phải trả giá cho tội ác của chúng.
Tuy nhiên, phía cảnh sát khẳng định họ không thể khởi tố cũng như trừng phạt những con khỉ bởi chúng là động vật, hành động không có nhận thức. Cảnh sát tuyên bố cái chết của ông Dharampal Singh là một vụ tai nạn ngoài ý muốn.
"Chúng tôi không thể lập án với những con khỉ, chuyện này sẽ trở thành trò cười cho mọi người", Chitwan Singh, nhân viên thuộc sở cảnh sát Doghat nói.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên xảy ra trường hợp khỉ tấn công người đến chết. Vào hồi tháng 4 năm nay, một em bé sơ sinh ở bang Odisha, phía đông Ấn Độ, bị một con khỉ rhesus mặt hồng bắt cóc tại nhà, đứa bé sau đó được tìm thấy đã chết trong một cái giếng ở cách đó không xa.