Giải bí ẩn “đá thiêng biết đi” ở đại ngàn Tây Nguyên

Người dân Tây Nguyên kể về đá như mộtvị thần tình yêu ngọt ngào và lãng mạn với những bước đi đầy bí ẩntưởng như chỉ có thể bắt gặp trong truyện cổ tích. Và cũng hiếm có nơinào đá vừa được tôn thờ như một vị thần linh thiêng lại vừa được yêumến, thân thiết như ở nơi này.

Tận mục hòn đá có giai thoại nổi tiếng

Nằm cách TP. Buôn Ma Thuột 60km về phía Nam, đường đến huyện Lăk khiếnngười ta không khỏi mê mẩn bởi những rừng trúc tuyệt đẹp, thân vàng óng,ngọn cong vút xòe ra hai bên đường.

Con đường trải nhựa phẳng lỳ khá dễ dàng cho việc đi lại. Tuy nhiên,thỉnh thoảng chúng tôi phải giảm tốc độ bởi những đàn bò hàng trăm conđang thủng thẳng qua đường. Tất cả như một bức tranh sinh động về cuộcsống thanh bình của người dân giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

Vừa đặt chân đến địa phận của xã Yang Tao thuộc huyện Lăk, chúng tôi đãthấy bóng dáng sừng sững của hai tảng đá lớn nằm cách nhau một khoảngkhông xa thấp thoáng trong làn sương mờ ảo.

Không ai bảo ai nhưng chúng tôi dường như đã chắc chắn với nhau rằng, đóchính là đá Voi cha và đá Voi mẹ được nhắc đến trong câu chuyện kỳ lạvề những tảng đá "biết đi" của người Tây Nguyên.

Mặc dù vậy, để có được câu trả lời chính xác, chúng tôi hỏi một ngườiqua đường về tên gọi của chúng và được biết đó chính là những tảng đá màmình đang tìm kiếm.

Đến gần hơn hòn đá huyền thoại, chúng tôi thấy hình dáng của đá Voi chaquả nhiên giống một con voi khổng lồ giữa thung lũng Yang Tao thơ mộng,mặt hướng về phía những dãy núi điệp trùng của Tây Nguyên hùng vĩ mà tôichưa biết tên.

Trong cuộc đời của mình, tôi chưa từng được mục sở thị một tảng đá nàolớn như thế. Theo phỏng đoán của tôi, đá Voi cha có diện tích rộng chừng500m2.

Dưới chân tảng đá này là vô số những đóa hoa cúc quỳ nở vàng rực cả góctrời, ong bướm bay lượn xung quanh tạo nên một khung cảnh thiên nhiêntuyệt vời nơi hoang dã.

Đá Voi cha giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Đá Voi cha giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Đá Voi mẹ nằm cách đó chừng 5 cây số và thậm chí còn lớn hơn cả đá Voicha rất nhiều. Đây quả là những tảng đá độc mà độ lớn có thể xếp vào bậcnhất ở Việt Nam.

Theo chân một người chăn bò tên là Y Ni H’Brong, chúng tôi tìm gặp nhữngngười già trong làng để hỏi về đá Voi cha và đá Voi mẹ. Nằm trên mộtthung lũng trù phú, cây cối xanh tốt quanh năm, cuộc sống của người dânmà đa phần là người Mnông ở đây khá yên bình, no ấm với hai mùa gieogặt.

Từ bao đời nay, đá đã trở thành người bạn thân thiết của những người dântrong vùng. Đối với đá, họ luôn trân trọng, nâng niu không bao giờ xâmhại.

Dọc đường đi, Y Ni H’Brong cho chúng tôi biết: "Đá Voi cha thiêng lắm.Trai gái đem lòng thương nhau thì hò hẹn nhau lên đá Voi cha trao lờithề nguyện, cầu mong sớm được ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, sinh con đàncháu đống".

Y Ni H’Brong còn bảo, đá Voi cha được người dân trong vùng xem như mộtvị thần tình yêu đầy quyền năng, có thể bảo vệ và che chở cho tình yêucủa họ vượt qua mọi sóng gió trong cuộc đời, vững bền mãi mãi. Chính vìvậy, không chỉ những người yêu nhau mà cả những người bị thất tình cũngtìm đến đây để tỏ bày cùng đá.

Họ thường trèo lên ngồi trên "lưng" đá Voi cha và kể những câu chuyệntình yêu của mình với niềm tin "đá có thể thấu hiểu tất cả và gửi thôngđiệp của trái tim ấy đến với người mình yêu và mang người ấy đến vớimình".

Ngay cả những người già tóc bạc trắng ngày trước yêu nhau mà không lấyđược nhau cũng tìm đến đá Voi cha, vị thần tình yêu để cầu xin kiếp sausẽ được cùng nhau đi đến cuối cuộc đời.

Chính Y Ni H’Brong cũng đã từng ngồi trên "lưng" đá Voi cha hàng giờ đểkể lể với đá về cô gái mà mình đã đem lòng thầm thương trộm nhớ từ lâu.

Tuy vậy, Y Ni H’Brong chỉ dám dốc lòng mình tâm sự cùng đá chứ không dámtỏ bày với cô gái kia. Bởi vì anh nghĩ mình chỉ là một người chăn bònghèo hèn, xấu xí không thể sánh cùng người con gái mà mình thương yêuvì cô vừa xinh đẹp, lại là con nhà khá giả, được ăn học tử tế.

Không ngờ một lần chẳng hiểu vì tình cờ hay vì đá "thần tình yêu" đãthấu hiểu lòng anh mà chỉ lối đưa đường. Cô gái ấy đến bên tảng đá nơianh ngồi và họ đã "say" nhau từ phút ấy.

Không biết đá Voi cha có phải là một vị thần tình yêu và có thực sự thấuhiểu được tình cảm của con người như câu chuyện mà anh chàng Y NiH’Brong vừa kể, nhưng tôi tin rằng tình yêu chân thành, cháy bỏng củanhững chàng trai, cô gái nơi đây có thể khiến đá cũng phải "động lòng".

Lần lại đường đi của hòn đá kì lạ


Ông Y Nê H’Lưng, một trong những người già trong làng kể rằng, chẳng aibiết đá Voi cha và đá Voi mẹ có từ bao giờ. Chỉ biết từ đời ông, đời chacủa mình đã thấy chúng hiện hữu ở nơi này. Vì chúng có hình giống vớinhững con voi nên dân làng gọi là đá Voi. Hòn lớn hơn một chút được gọilà đá Voi mẹ, còn hòn kia là đá Voi cha.

Theo như những giai thoại các cụ để lại: Họ không thể nào giải thíchđược khi hai tảng đá này bỗng dưng không còn tồn tại ở vị trí mà ngườita đã từng nhìn thấy trước đây.

Sau nhiều lần dịch chuyển, đá Voi mẹ đã tiến về sát chân núi. Còn đá Voicha, lúc đầu, nằm ở phía Bắc, hướng mặt ra hồ Lăk. Nhưng chỉ sau mộtđêm, người ta đã thấy tảng đá khổng lồ này hiện ra sừng sững trên mộtcánh đồng bằng phẳng giữa thung lũng rộng mênh mông. Hiện nay cạnh đó,vẫn còn hai mương nước chạy dài, song song được cho là bằng chứng xácthực nhất về đường dịch chuyển của đá?.

Điều lạ lùng hơn nữa, khi người dân trong vùng đều cho rằng hai tảng đánày không chỉ "biết đi" mà còn tự chuyển mình từ thể lỏng sang thể rắn.Theo những người già kể lại thì ban đầu, đá rất mềm, giống như một bãiđất bùn được đùn lên từ mặt đất. Mọi người thi nhau trèo lên mình đáchạy nhảy, đùa giỡn một cách vô cùng thích thú. Sau đó, đá bỗng dưngcứng lại như bây giờ, trên lưng vẫn lưu giữ dấu chân của những người đãtừng vui đùa trên đó.

Trong lần chuyển mình từ thể lỏng sang thể cứng ấy, đá voi cha đã cuốntheo cô gái trẻ đẹp nhất vùng. Mặc dù dân làng đã hò nhau đuổi theo, tấtcả Voi chiến, voi kéo đều được huy động để cứu cô gái thoát khỏi tảngđá kỳ dị nhưng không có kết quả. Mọi người chỉ còn biết bất lực đứngnhìn cảnh cô gái trẻ từ từ chìm vào tảng đá mà không ngăn được dòng nướcmắt tiếc thương.

Nhưng chính đêm hôm ấy, người nhà cô gái thấy hình ảnh cô hiện về tronggiấc mơ báo với họ rằng, cô đã tự nguyện về làm vợ thần đá và đang sốngrất hạnh phúc với vị thần ấy. Kể từ đó, những người dân sống ở Yang Taođều tin rằng, đá Voi cha chính là một vị thần thiêng liêng bảo vệ chocuộc sống ấm no, hạnh phúc của buôn làng.

Những người già ở Yang Tao kể rằng, trước đây đã có một số người mangdụng cụ đến với ý định khai thác đá Voi cha. Nhưng khi chiếc dùi đụcbằng sắt vừa chạm vào đá, người ta đã thấy một dòng máu đỏ trào ra ngaychỗ vừa đục?.

Quá hoảng sợ, những người này vội vã bỏ chạy tán loạn và chẳng bao giờdám quay trở lại đây nữa. Cũng kể từ đó, người ta thấy đá Voi cha khôngcòn di chuyển nữa. Nhưng hầu hết người dân đều tin rằng, đá Voi cha vàđá Voi mẹ sẽ còn di chuyển cho đến khi chúng về gần bên nhau.

Xung quanh những câu chuyện ly kỳ về đá Voi cha và đá Voi mẹ, ông YKhương H’Long (phó chủ tịch xã Yang Tao) cho biết, hai tảng đá này rấtthân thiết với những người dân trong vùng.

Tình cảm mà người dân dành cho những tảng đá này cũng nhiều như tình cảmmà họ dành cho những con voi rất đỗi thân quen trong cuộc sống củamình. Từ đời này qua đời khác, người dân luôn tin vào những câu chuyệntrong truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Trước đây, người dân đã từng lập miếu thờ dưới chân tảng đá được cho làđá Voi cha nhưng chính quyền đã giải thích cho bà con hiểu để tránh mêtín dị đoan. Từ đó, việc thờ cúng ở đây không còn nữa nhưng người dânthì vẫn luôn tin vào sự linh thiêng của những tảng đá này.