Giá gạo xuất khẩu tăng nhưng dân buôn gạo đặc sản lại than trời

Nông dân ưu tiên trồng các giống lúa thông dụng năng suất cao, giá gạo cao để xuất khẩu khiến vùng trồng gạo đặc sản thu hẹp

Sau khi Indonesia thông báo sẽ nhập khẩu thêm 1,5 triệu tấn gạo từ nay đến cuối năm 2023 từ 2 nguồn chính là Việt Nam và Thái Lan, giá lúa gạo trong nước có xu hướng tăng, đặc biệt là các giống lúa thông dụng như: IR 50404, IR 50401, OM18, Đài Thơm 8,… ở mức từ 7.900 – 8.200 đồng/kg.
Mức giá này tương đương với các loại gạo thơm, đặc sản như: ST24, ST25 khiến các vùng trồng gạo đặc sản này bị thu hẹp.
Giám đốc một doanh nghiệp chuyên phân phối gạo nội địa cho hay nhiều vùng trồng liên kết nông dân chuyên giống ST25 nông dân chuyển đổi sang trồng giống OM18, Đài Thơm 8 do năng suất cao và dễ trồng hơn, lợi nhuận tốt hơn.
Gia gao xuat khau tang nhung dan buon gao dac san lai than troi
Giá lúa các giống thông dụng đang tương đương các giống lúa đặc sản
"Gạo ST25 được thị trường ưa chuộng nhưng không thể đẩy giá bán lẻ lên thêm nữa vì người tiêu dùng không chấp nhận. Chi phí sản xuất gạo ST25 cao nên doanh nghiệp không thể tăng giá mua lúa tương ứng theo mong muốn của nông dân. Do vậy, Tết này nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó về nguồn cung gạo ST25" – giám đốc công ty này lý giải.
Đối với các loại gạo thông dụng, nhiều chuyên gia cho biết tuy giá có tăng cao nhưng vẫn chưa bằng đợt sốt gạo hồi tháng 8.
Ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ (Long An), cho rằng hiện nay giá gạo đã thiết lập mặt bằng mới, thị trường không còn biến động như 2 tháng trước.
"Thị trường khó có khả năng tăng mạnh một đợt nữa, chỉ loanh quanh mức giá như hiện nay, tăng giảm không nhiều" – ông Hòa dự báo.
Tại thị trường trong nước, giá gạo chia ra 3 phân khúc chính. Đó là gạo khô thường được làm bún bánh, cơm bình dân ở mức giá 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo trắng hạt dài từ 18.000 – 22.000 đồng/kg; gạo đặc sản hơn 30.000 đồng/kg.
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu vào cuối tuần chốt ở mức 623 USD/tấn (loại 5% tấm) và 608 USD/tấn (loại 25% tấm), so với gạo Thái Lan cùng phẩm cấp cao hơn lần lượt là 42 USD/tấn và 75 USD/tấn.

3 loại gạo "cực độc", dù được cho cũng tuyệt đối không ăn

Gạo là loại lương thực phổ biến, tuy nhiên có 3 loại gạo tuyệt đối đừng nên ăn nếu không muốn mắc ung thư và nhiều bệnh khác.

Với người dân các nước châu Á, việc lựa chọn gạo thực sự rất quan trọng vì gạo là nguồn lương thực chủ yếu. Bữa ăn đôi khi có thể vắng bóng món rau, món thịt nhưng chắc chắn không thể nào thiếu cơm.

Tuy nhiên, không phải loại gạo nào cũng an toàn để ăn, dù được người khác cho hay khi đi chợ thấy những loại gạo dưới đây thì bạn tốt nhất không nên mua dù có rẻ đến mấy, bởi chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Ảnh màu cực độc: Mùa hoa gạo ở Hà Nội hơn một thế kỷ trước

Cây gạo là loài cây được trồng phổ biến trên các ngả đường Hà Nội xưa. Cùng khám phá mùa hoa gạo tuyệt đẹp ở Hà Nội năm 1916, được ghi lại qua ống kính nhiếp ảnh gia Pháp Leon Busy.

Anh mau cuc doc: Mua hoa gao o Ha Noi hon mot the ky truoc
Cây hoa gạo trổ bông bên tháp Bút, lối vào đền Ngọc Sơn, Hà Nội tháng 4/1916. Ảnh: Leon Busy / Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr
Anh mau cuc doc: Mua hoa gao o Ha Noi hon mot the ky truoc-Hinh-2
Hoa gạo khoe sắc bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Đền Ngọc Sơn ở phía xa.

Những lo ngại về sự hỗn loạn trên thị trường gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ hiện tượng thời tiết bất thường, xung đột giữa Nga và Ukraine cho đến lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ.

Khi vẫn chưa có thông báo về thời hạn của lệnh cấm này, có những lo ngại rằng thế giới có thể sẽ chứng kiến tình trạng “hỗn loạn trên thị trường gạo” do phản ứng của các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu gạo.
Nhung lo ngai ve su hon loan tren thi truong gao the gioi
Gạo được bày bán tại chợ ở Dhaka, Bangladesh. Ảnh: AFP/TTXVN