Giá cà phê hôm nay 15/1 tăng trở lại

(Vietnamdaily) - Cập nhật giá cà phê hôm nay 15/1/2021 quay đầu tăng mạnh sau chuỗi phiên giảm trước đó. Còn giá tiêu hôm nay không thay đổi và duy trì ở mức thấp.
 

Giá cà phê tăng trở lại
Cụ thể, tại Đắk Lắk, cà phê đang giao dịch phổ biến 31.800 đồng/kg. Đắk Hà của tỉnh Kon Tum, cà phê Robusta cũng có giá 31.600 đồng/kg. 
Tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê Robusta ở mức 31.300 đồng/kg trong phiên giao dịch sáng nay. 
Trong khi đó, giá Robusta tại Bảo Lộc đang cao hơn mặt bằng chung khoảng 100 đồng/kg, lên 31.400 đồng/kg.
Cùng thời điểm, giá cà phê tại Gia Nghĩa - Đắk Nông cũng ở mức 31.600 đồng/kg, cà phê Robusta ở Gia Lai 31.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay 15/1/2021 tại Tây Nguyên dao động từ 31.300 - 31.800 đồng/kg, tăng 300 đồng so với hôm 14/1.
Ảnh hưởng từ COVID-19 đã làm trì trệ nền kinh tế châu Âu. Trong khi đó, áp lực bán ra do đồng Real mất giá và thời tiết xấu tại Brazil vẫn còn. 
Nông dân cà phê Brazil đã trải qua một mùa vụ cuối năm đầy khó khăn, với lượng mưa trong tháng 12/2020 tại các vùng Arabica vượt mức trong bình 5 năm qua.
Gia ca phe hom nay 15/1 tang tro lai
 Giá cà phê tăng trở lại. 
Giá tiêu tiếp tục đi ngang
Cụ thể, giá tiêu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 53.000 đồng/kg, không thay đổi so với phiên hôm qua. Đây vẫn là địa phương có giá thu mua cao nhất toàn miền Nam.
Tại tỉnh Bình Phước giá đi ngang và đang ở mức 52.500 đồng/kg. Còn tại Đắk Lắk và Đắk Nông là 52.000 đồng/kg.
Thấp nhất toàn vùng, tại tỉnh Đồng Nai và Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với giá 50.500 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay 15/1/2021 duy trì mức thấp và dao động trong khoảng từ 50.500 - 53.000 đồng/kg.
Dù diện tích giảm nhưng các vườn tiêu canh tác theo hướng sạch, bền vững, sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ đang ngày càng nhân rộng, theo khảo sát mới đây của Hiệp hội tiêu Việt Nam (VPA).
Nguyên nhân một phần là do nông dân không đủ điều kiện đầu tư trong bối cảnh giá xuống thấp và hơn hết nhận thức của người dân được nâng cao. Do đó, hồ tiêu được kỳ vọng đạt chất lượng tốt trong mùa vụ tới.
Về phía doanh nghiệp, với tình hình xuất khẩu khó khăn như hiện nay đã chuyển hướng mở rộng tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Giá cà phê hôm nay 13/1: Tiếp tục giảm, chưa có dấu hiệu khởi sắc

(Vietnamdaily) - Giá cà phê hôm nay 13/1/2021 tiếp tục giảm nhẹ. Tương tự, giá tiêu cũng tiếp tục giảm mạnh 1.000 đồng/kg tại Đồng Nai.

Giá cà phê tiếp tục giảm

Cụ thể, tại Đắk Lắk, cà phê đang giao dịch phổ biến 31.600 đồng/kg. Đắk Hà của tỉnh Kon Tum, cà phê Robusta cũng có giá 31.400 đồng/kg. 

Giá cà phê hôm nay 14/1 giảm về mức 31.300 đồng/kg

(Vietnamdaily) - Giá cà phê hôm nay 14/1/2021 tiếp tục giảm nhẹ. Còn giá tiêu hôm nay không thay đổi và duy trì ở mức thấp.

Giá cà phê liên tiếp giảm

Tại Đắk Lắk, cà phê đang giao dịch phổ biến 31.500 đồng/kg. Đắk Hà của tỉnh Kon Tum, cà phê Robusta cũng có giá 31.300 đồng/kg. 

SCIC ước lãi 6.197 tỷ đồng, thu về hơn 42.000 tỷ từ bán bớt vốn tại doanh nghiệp

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận sau thuế năm 2020 của SCIC ước đạt 6.197 tỷ đồng, cũng vượt 36% kế hoạch. 

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho biết, đến 31/12/2020, doanh thu ước đạt 7.945 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch. Trong đó doanh thu cổ tức ước đạt 4.633 tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch; doanh thu bán vốn ước đạt 1.173 tỷ đồng, trong đó chênh lệch bán vốn là 602 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch; doanh thu tài chính ước đạt 2.128 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch.

Lợi nhuận trước thuế ước đạt 6.588 tỷ đồng, vượt 36% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 6.197 tỷ đồng, cũng vượt 36% kế hoạch. 

Về công tác tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tính đến thời điểm hiện tại, SCIC đã tiếp nhận 7/14 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước là 8.306 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ là 13.246 tỷ đồng.

Ngay sau khi tiếp nhận, đặc biệt đối với những tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn có vốn chi phối như Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, SAB), Tổng công ty Sông Đà - CTCP..., với vai trò cổ đông nhà nước, SCIC đã bước đầu kiện toàn hệ thống Người đại diện tại doanh nghiệp, triển khai thực hiện các biện pháp quản trị doanh nghiệp, áp dụng hệ thống quản trị tiên tiến.

Bên cạnh đó, SCIC đã chủ động xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu doanh nghiệp; tập trung xử lý các tồn tại; nghiên cứu, tham gia quyết định các phương án kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần ổn định tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

SCIC uoc lai 6.197 ty dong, thu ve hon 42.000 ty tu ban bot von tai doanh nghiep
 

Về công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, SCIC đã bán vốn thành công tại 253 doanh nghiệp, bán bớt vốn tại 14 doanh nghiệp thu về 42.145 tỷ đồng trên giá vốn 8.910 tỷ đồng, gấp 4,7 lần. Hiện danh mục SCIC còn 145 doanh nghiệp, trong đó có hơn 50% doanh nghiệp đã triển khai bán vốn nhưng không thành công.

Về tình hình triển khai hoạt động đầu tư, trong giai đoạn 2015-2020, SCIC đã triển khai nghiên cứu nhiều cơ hội đầu tư vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau và đã thực hiện giải ngân đầu tư 14.970 tỷ đồng (gồm cả đầu tư hiện hữu, đầu tư chỉ định, cổ phiếu, trái phiếu).

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2020 được Ủy ban phê duyệt,  SCIC đã chủ động triển khai nghiên cứu 31 cơ hội đầu tư, trong đó có 7 cơ hội đã được phê duyệt chủ trương nghiên cứu, chuyển sang giai đoạn trình chủ trương đầu tư,  tập trung chủ yếu vào các hoạt động đầu tư tài chính: đầu tư vốn tại các doanh nghiệp có vốn SCIC, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng…

Về chương trình kế hoạch năm 2021, trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại, SCIC đưa ra các chương trình công tác lớn trong năm 2021 trong đó tập trung chủ yếu vào công tác xây dựng thể chế, chiến lược; tiếp nhận bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; quản trị doanh nghiệp; tái cơ cấu, cổ phần hóa và bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; công tác đầu tư kinh doanh vốn.