Ghép thành công mạch máu cứu sống bệnh nhân bị hoại tử

(Kiến Thức) - Nhờ ghép mạch máu một bệnh nhân nam 22 tuổi vừa được cứu sống dù thành mạch chân phải mủn nát, hoại tử sau tai nạn giao thông.

Ca ghép mạch máu được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân này được chuyển đến viện trong tình trạng bị lóc da, hoại tử toàn bộ vùng mặt trước, mặt trong đùi và vùng bẹn bên phải. 
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sốc do mất máu khá nhiều. Ngoài ra người bệnh này có nguy cơ phải tháo khớp háng bỏ toàn bộ chân phải.
Một ca phẫu thuật mạch máu. (Ảnh minh họa)
 Một ca phẫu thuật mạch máu. (Ảnh minh họa)
4 ngày sau nhập viện, bệnh nhân đột ngột bị chảy máu ồ ạt ở vùng đùi phải. Xét nghiệm cho thấy, hồng cầu của bệnh nhân giảm còn 3 triệu, quá thấp so với bình thường là 4 - 5 triệu. Tình trạng mất máu cộng thêm mức độ chảy máu ở động mạch đùi rất mạnh, bệnh nhân đứng trước nguy cơ tử vong rất cao do “cạn” máu nuôi dưỡng.
Sau khi khám và hội chẩn các bác sĩ BV. Đại học Y quyết định ghép thay thế đoạn động mạch đùi bị hoại tử ở chân phải bằng cách phẫu thuật cắt bỏ và ghép bằng đoạn tĩnh mạch của chính bệnh nhân. Phần tĩnh mạch dùng để ghép được lấy từ bên chân trái.
Đây là ca ghép vô cùng khó khăn do đoạn động mạch ghép dài đến 15 cm, thành mạch đã mủn nát do hoại tử. Chính vì thế, 16 ngày sau ghép, một lần nữa bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt tại phần ghép nối. Các chuyên gia của tiếp tục hội chẩn cấp cứu và phẫu thuật tạo hình, tái tạo mạch máu để cấp cứu cho bệnh nhân này.
Hơn hai tháng điều trị, sau 5 lần phẫu thuật, bệnh nhân này đã được ra viện ngày 12/1 với đôi chân nguyên vẹn.

Tập luyện đúng cách sau phẫu thuật ung thư

(Kiến Thức) - Những động tác tập luyện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian phục hồi. Điều quan trọng là bạn phải biết vận động đúng cách.

Đối với từng dạng bệnh, tình hình sức khỏe và tuổi tác của bệnh nhân mà các chuyên gia đưa ra các áp bài tập khác nhau. Thông thường, sau một đến bảy ngày phẫu thuật, nếu không phải kiêng kị thì bệnh nhân nên nhờ người nhà giúp đỡ trong việc đi lại, tập những động tác nhẹ nhàng ở bốn chi nhằm thúc đẩy chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.

Đối với từng dạng bệnh, tình hình sức khỏe và tuổi tác của bệnh nhân mà các chuyên gia đưa ra các áp bài tập khác nhau. Thông thường, sau một đến bảy ngày phẫu thuật, nếu không phải kiêng kị thì bệnh nhân nên nhờ người nhà giúp đỡ trong việc đi lại, tập những động tác nhẹ nhàng ở bốn chi nhằm thúc đẩy chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.

Siêu thực phẩm trái cây cho giai đoạn bé ăn dặm

(Kiến Thức) - Thời kỳ ăn dặm, không những chỉ bổ sung thực phẩm, trái cây cũng là một nguồn dinh dưỡng rất cần mẹ chú ý.

Sieu thuc pham trai cay cho giai doan be an dam
 Bơ. Quả bơ được coi như trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại hoa quả. Bơ sẽ nuôi dưỡng em bé với hàm lượng protein, chất xơ, axit folic, kẽm, riboflavin, thiamin, vitamin A,E,D,…dồi dào. Mẹ sẽ không thể tìm thấy mật độ dinh dưỡng dày đặc và đa dạng như vậy trong bất cứ loại quả nào khác. 
Sieu thuc pham trai cay cho giai doan be an dam-Hinh-2
Nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua thực phẩm số 1 giúp con thông minh hơn các em bé cùng lứa. Bơ lại là loại quả rất dễ chế biến, mẹ dùng thìa nạo cho con ăn ngay hoặc trộn vào bột ăn dặm cho con đều được.