Gần 1 triệu thí sinh bắt đầu thi tốt nghiệp THPT

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thời gian thi môn Ngữ văn chính thức giảm xuống từ 150 phút xuống còn 120 phút.

Sáng nay (2/6), hơn 910.000 thí sinh cả nước tại trên 2.300 Hội đồng coi thi chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014.
Trong buổi sáng, thí sinh dự thi môn Ngữ văn với thời gian làm bài thi là 120 phút, bắt đầu làm bài từ 8h.
PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), Phó Trưởng ban thường trực, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương năm 2014 cho biết, Bộ đã thành lập 11 đoàn thanh tra đi kiểm tra, giám sát tại các Hội đồng coi thi. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng cử những đoàn thanh tra đến bất ngờ không báo trước hội đồng, địa điểm thi nào ở các tỉnh, thành để kiểm tra công tác coi thi và giám sát quá trình làm bài của thí sinh.
Điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là thí sinh chỉ phải thi 4 môn thay vì phải thi 6 môn như những năm trước. Ảnh minh họa.
Điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là thí sinh chỉ phải thi 4 môn thay vì phải thi 6 môn như những năm trước. Ảnh minh họa.
Để đảm bảo an toàn, nghiêm túc cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện sao in, bảo mật đề thi, đảm bảo đủ điện, nước tại các hội đồng thi. Bên cạnh đó là tập huấn kỹ cho cán bộ coi thi những kiến thức, kỹ năng để không xảy ra sai phạm, thiếu sót trong khi trông thi; phổ biến cho học sinh những đồ dùng được và không được mang vào phòng thi.
Điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là thí sinh chỉ phải thi 4 môn thay vì phải thi 6 môn như những năm trước. Trong 4 môn thi, thí sinh phải thi 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn khác do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ.
Mặc dù năm nay, thi tốt nghiệp THPT 4 môn nhưng trên thực tế, các địa phương phải sắp xếp phòng, địa điểm thi để cho tất cả thí sinh thi tổng cộng là 8 môn. Ngoài ra, Hội đồng coi thi phải làm việc nhiều hơn mọi năm để sắp xếp phòng, đảm bảo an toàn, nghiêm túc cho thí sinh thi 2 môn trong cùng 1 buổi thi. Vì vậy, số lượng cán bộ coi thi, lực lượng thanh tra, công an, bảo vệ... tham gia đảm bảo an toàn cho kỳ thi nhiều hơn mọi năm.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thời gian thi môn Ngữ văn chính thức giảm xuống từ 150 phút xuống còn 120 phút. Đây là năm đầu tiên, Bộ GD-ĐT thay đổi đề thi và thời gian thi với mục đích kiểm tra toàn diện kiến thức toàn diện của học sinh trong thi cử cũng như thay đổi cách thức học tập, giảng dạy môn học này ở trường THPT.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, đề thi môn Ngữ văn năm nay gồm 2 phần Đọc - hiểu và viết. Đề thi yêu cầu học sinh phải đạt được năng lực, kỹ năng cảm thụ và phân tích. Như vậy, không có nghĩa là học sinh học tác phẩm nào thì thi tác phẩm đó, mà thông qua quá trình học, học sinh có được năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học, chứ không phải kiểm tra nhớ được tác phẩm đó tới đâu.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, việc ra đề thi môn Ngữ văn với thời gian 120 phút cũng dựa theo khảo sát tình hình dạy học ở cấp THPT tại các địa phương để làm căn cứ cho những đột phá trong kiểm tra, đánh giá năng lực giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá này là nhằm hướng tới mục tiêu dạy và học tốt hơn.
Đề thi môn Ngữ văn sẽ có sự thay đổi căn bản, chuyển từ việc yêu cầu học sinh học thuộc lòng những nội dung đã đọc hiểu của các tác phẩm có trong sách giáo khoa sang việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đọc hiểu đã được hình thành, rèn luyện, phát triển năng lực toàn diện của học sinh.
Những kiến thức, kỹ năng của học sinh được vận dụng vào việc đọc hiểu các tác phẩm khác không có trong sách giáo khoa nhưng có kết cấu nội dung, độ khó tương đương những tác phẩm đã học. Đề thi dạng này cũng có thể áp dụng cho thí sinh dự thi khối C, D trong kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Cách kiểm tra này sẽ đánh giá khách quan và chính xác hơn năng lực đọc hiểu của học sinh; tránh được hiện tượng “học tủ, học vẹt”.
Cũng trong chiều 2/6, thí sinh cả nước sẽ dự thi 2 môn: Vật lý với thời gian 60 phút và Lịch sử là 90 phút.

Trung Quốc diễn âm mưu gì... Việt Nam sẽ bóc trần

(Kiến Thức) - "Trung Quốc giở chiêu trò gì thì Việt Nam và thế giới đều không lạ. Chiêu trò mang âm mưu gì thì cũng bị bóc trần, Trung Quốc sẽ không thực hiện được ý đồ đó", tướng Lê Mã Lương nói.

Tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, vào ngày 29/5, các tàu Trung Quốc đã đưa ra nhiều chiêu trò mới như: 8 tàu chiến Trung Quốc bao vây và chĩa súng máy nhắm vào một tàu chấp pháp của Việt Nam; hay tàu Trung Quốc có hành động lạ lùng khi hai tàu hải cảnh chạy song song, rồi tự phun nước vào nhau. Hơn nữa, trước đó, ngày 26/5, một tàu Trung Quốc còn đâm chìm một tàu cá của Việt Nam...
Những hành động này của các tàu Trung Quốc đã khiến dư luận băn khoăn như: tàu Trung Quốc chĩa súng vào lực lượng chấp pháp Việt Nam, đánh chìm tàu ngư dân có phải là hành vi đe dọa dùng vũ lực? Âm mưu ẩn sau hành động tàu Trung Quốc tự phun vòi rồng vào nhau là gì? Tại sao Việt Nam lại kiên nhẫn, nhân nhượng để Trung Quốc giở trò như thế? Việt Nam nên phản ứng thế nào với hành động ngang ngược này của Trung Quốc?

Chốt phương án thi tốt nghiệp 4 môn

Chiều 24/2, Bộ GD&ĐT chính thức chốt phương án thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, sẽ thi 4 môn gồm 2 môn Văn, Toán bắt buộc và 2 môn tự chọn.

Theo công bố của Bộ, 2 môn thi tốt nghiệp tự chọn nằm trong danh sách các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử và ngoại ngữ. Học sinh được phép chọn 2/6 môn theo nguyện vọng của mình.
Tính đến thời điểm này, phương án thi tốt nghiệp cuối cùng được công bố có một số thay đổi so với dự thảo ban đầu. Ngoại ngữ thành môn tự chọn thay vì là môn ưu tiên cộng điểm. Bộ cũng công bố bỏ tỉ lệ miễn thi tốt nghiệp 20% cho các địa phương như đã nêu trong dự thảo.

Xe máy điện không biển vẫn nhởn nhơ, thách thức nhà chức trách

Từ hôm nay, xe máy điện phải đăng ký biển kiểm soát nhưng trên nhiều tuyến phố Hà Nội, nhiều người vẫn ngang nhiên đi xe không biển.

Từ hôm nay (1/6), xe máy điện khi tham gia giao thông phải đăng ký biển kiểm soát theo quy định của Thông tư 15/2014. Thế nhưng, trong sáng nay, trên nhiều tuyến phố Hà Nội, người ta vẫn bắt gặp những chiếc xe máy điện ngang nhiên vi phạm quy định này. Ảnh chụp trên đường Quang Trung (Hà Nội).
Từ hôm nay (1/6), xe máy điện khi tham gia giao thông phải đăng ký biển kiểm soát theo quy định của Thông tư 15/2014. Thế nhưng, trong sáng nay, trên nhiều tuyến phố Hà Nội, người ta vẫn bắt gặp những chiếc xe máy điện ngang nhiên vi phạm quy định này. Ảnh chụp trên đường Quang Trung (Hà Nội). 
Hai người phụ nữ không đội mũ bảo hiểm, đi xe máy điện không có biển kiểm soát trên đường Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội).
Hai người phụ nữ không đội mũ bảo hiểm, đi xe máy điện không có biển kiểm soát trên đường Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). 
Chiếc xe máy điện vi vu trên đường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội).
Chiếc xe máy điện vi vu trên đường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). 
Đèn xe bên còn, bên mất và chẳng cần có biển kiểm soát. Ảnh chụp trên đường Khâm Thiên (Hà Nội).
Đèn xe bên còn, bên mất và chẳng cần có biển kiểm soát. Ảnh chụp trên đường Khâm Thiên (Hà Nội). 
Thêm một trường hợp vi phạm quy định đăng ký biển kiểm soát trên đường Trần Nhân Tông (Hà Nội).
Thêm một trường hợp vi phạm quy định đăng ký biển kiểm soát trên đường Trần Nhân Tông (Hà Nội). 
Ảnh chụp trên đường Lê Duẩn (Hà Nội).
 Ảnh chụp trên đường Lê Duẩn (Hà Nội).
Rất nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông do thói quen, hoặc mơ hồ về quy định xe máy điện phải đăng kí biển kiểm soát.
Rất nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông do thói quen, hoặc mơ hồ về quy định xe máy điện phải đăng kí biển kiểm soát.