Gái Trung Quốc “nghiện” phẫu thuật thẩm mỹ

(Kiến Thức) - Trung Quốc là nước đứng đầu châu Á và đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Brazil có số lượng ca phẫu thuật thẩm mỹ lớn nhất trên thế giới.

Theo báo cáo của Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế, Trung Quốc có hơn 1 triệu ca phẫu thuật thẩm mỹ trong năm 2011.
Nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhất thế giới khiến cho các chị em Trung Quốc ngày càng có nhu cầu cao hơn về việc theo đuổi vẻ đẹp nhân tạo, kéo theo đó, ngày càng có nhiều người phải đối phó với những mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ như nghiện, biến dạng mặt hay các bộ phận trên cơ thể.
Tuy nhiên, các số liệu này chỉ bao gồm các ca phẫu thuật được thực hiện hợp pháp bởi các bác sĩ, chuyên gia có giấy phép hành nghề. Trong khi đó, nhiều người Trung Quốc tìm đến các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ rẻ tiền và bất hợp pháp để thực hiện cải thiện vẻ đẹp.
Cô gái dấu tên được đặt biệt danh là Pink đã trải qua khoảng 200 lần phẫu thuật thẩm mỹ
 Cô gái dấu tên được đặt biệt danh là Pink đã trải qua khoảng 200 lần phẫu thuật thẩm mỹ
Thêm một thực trạng đáng lo ngại nữa ở Trung Quốc là, trong khi nhiều người lo ngại thủ tục thẩm mỹ sẽ thất bại thì nhiều người lại đang bắt đầu bị “nghiện” phương pháp làm đẹp nguy hiểm này. “Tôi không thể dừng lại việc làm đẹp, tôi cảm thấy mình bị cuốn hút bởi những dịch vụ phẩu thuật thẩm mỹ này”, cô gái dấu tên được đặt biệt danh là Pink đã trải qua khoảng 200 lần phẫu thuật thẩm mỹ chia sẻ.
Một trong những nguyên nhân khiến các cô gái “nghiện” làm đẹp là bất cứ các ca phẫu thuật làm đẹp nào cũng xảy ra sai số, và có thể sửa chữa bằng cách thực hiện ca phẫu thuật khác.
Cô gái tên Pink chia sẻ rằng cô hầu như đã trải qua rất nhiều ca phẫu thuật thẩm mỹ, cơ thể cô đã bị thay đổi từ đầu đến chân một cách xấu xí và tiêu cực hơn. Hiện tại cô không thể nhíu mày, vết sẹo mí mắt khiến cô rất khó để nháy mắt.
Cô nói thêm rằng nhiều lần gây tê khiến cô bị mất trí nhớ và bị hư hại xương bàn chân của mình, một số ca cấy ghép và các chất độn trong người có thể gây ra nguy cơ ung thư về lâu dài.
Nhiều phụ nữ Trung Quốc đang bị “nghiện” phẫu thuật thẩm mỹ.
 Nhiều phụ nữ Trung Quốc đang bị “nghiện” phẫu thuật thẩm mỹ.
Giám đốc Zheng Yongsheng của khoa phẫu thuật tạo hình tại Bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh cho biết, sự phát triển đột biến của nền kinh tế xã hội đã tạo nên sự ám ảnh về cái đẹp ở những phái yếu.
Tuy nhiên, “nó giống như một canh bạc, khi bạn thua, bạn muốn giành chiến thắng trở lại. Và khi bạn giành chiến thắng, bạn lại muốn thắng nhiều hơn nữa. Khi ca phẫu thuật sai sót, bạn luôn nghĩ rằng nó sẽ thành công ở lần sau. Phẫu thuật thẩm mỹ chỉ là giải pháp tạm thời”, ông Zheng nói
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Ding Xiaobang, người đã có kinh nghiệm tiến hành phẫu thuật trong hơn 20 năm cho hay đến 80% bệnh nhân của ông, chủ yếu là phụ nữ có nhiều hơn một lần thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ.
“Hầu hết mọi người chỉ cảm thấy hài lòng với 1 hoặc 2 lần phẫu thuật thẩm mỹ, tuy nhiên, một số khác cảm thấy khao khát hơn với vẻ đẹp nhân tạo”, ông Ding nói thêm.
Những người này thường có tư tưởng muốn đẹp hơn hoặc luôn cảm thấy cơ thể mình xấu xí, mặc dù trông họ rất ổn hoặc thậm chí còn rất hấp dẫn.

Những bí mật giúp trẻ hơn 10 tuổi

(Kiến Thức) - "Một vài thay đổi đơn giản trong lối sống có thể giúp bạn trông trẻ hơn đến 10 tuổi, thấy khoẻ mạnh hơn và luôn tràn đầy năng lượng".

"Chúng ta có nhiều cách để kiểm soát những yếu tố tác động tới quá trình lão hóa, nhiều hơn là mọi người vẫn nghĩ", GS Kelly Traver thuộc Đại học Stanford (Mỹ) cho biết. Sau đây là những bí mật giúp bạn đẩy lui quá trình lão hóa.
Rèn luyện thể thao: Hãy thêm việc luyện tập một môn thể thao hoặc hoạt động thể chất vào lịch trình hằng ngày của bạn. Theo các chuyên gia, khi tham gia vào một hoạt động thể chất đòi hỏi sự phối hợp, bạn sẽ kích thích sự kết nối giữa các tế bào thần kinh. 

Điều tra: “Đi săn” giấy khám sức khỏe của BV TƯ (1)

(Kiến Thức) - Giấy khám sức khỏe có dấu đỏ của bệnh viện công được rao bán tràn lan trên mạng đang khiến nhiều người hoài nghi về chất lượng cũng như sự quản lý của bệnh viện liên quan.

Thời gian gần đây, ngành y tế liên tục xảy ra những vụ việc “động trời”, gây ảnh hưởng rất lớn tới lòng tin của người dân đối với “y đức”. Khi vụ việc nhân bản giấy xét nghiệm huyết học tại bệnh viện Đa khoa Hoài Đức chưa lắng xuống, phóng viên báo điện tử Kiến Thức lại tiếp tục phát hiện hàng loạt các các sai phạm khác liên quan đến việc lừa đảo, làm khống giấy khám sức khỏe cho mọi đối tượng.

Giấy khám sức khỏe: Nhanh, rẻ, không cần xét nghiệm

Giấy khám sức khỏe là tờ giấy không thể thiếu trong mỗi bộ hồ sơ xin việc, học tập hoặc lái xe … Tuy nhiên, do quy trình và thủ tục tiến hành khám sức khỏe ở các bệnh viện còn rờm rà, nên người những người cần làm giấy khám sức khỏe không ngần ngại liên hệ với những địa chỉ trên mạng để nhanh chóng có được thứ mình cần.

Nắm được tâm lý đó, rất nhiều “đầu nậu” đã đăng tin trên facebook hoặc những trang web rao vặt, có chữ ký của bác sĩ khám và dấu đỏ của bệnh viện uy tín, thậm chí cả những bệnh viện Trung ương.

Giấy khám sức khỏe được giao bán công khai trên nhiều trang mạng online
 Giấy khám sức khỏe được giao bán công khai trên nhiều trang mạng online

Theo kết quả khảo sát của PV Kiến Thức trên các trang mạng online hiện nay, dịch vụ bán giấy khám sức khỏe đang phát triển rất rầm rộ. Chỉ cần search trên Google từ khóa “làm giấy khám sức khỏe” ngay lập tức bạn có ngay danh sách hàng loạt các địa chỉ web có liên quan đến từ khóa này.

Mỗi một trang mạng có một kiểu rao bán và giá cả khác nhau. Tuy nhiên tiêu chí chung đều là “nhanh, rẻ, không cần khám xét”, giá dao động trong khoảng từ 40.000 – 200.000 đồng/ tờ, muốn bao nhiêu tờ cũng có và giao đến tận tay. 

Không những thế, nhiều chỗ "buôn" còn sẵn sàng đáp ứng đủ loại giấy khám sức khỏe: xuất khẩu lao động, công nhân viên chức, công nhân lao động, giấy phép lái xe ….

Giáp mặt “con buôn” …

Trong vai một người làm hồ sơ xin việc, PV truy cập vào một địa chỉ trên facebook ở Hà Nội. Tại đây, chủ nhân facebook không để bất cứ thông tin nào có giá trị liên quan đến cá nhân ngoài lời giới thiệu nhanh gọn: “Để tận dụng thời gian quý báu mà vẫn ngay lập tức có được tờ Giấy Khám Sức Khỏe phục vụ cho nhu cầu thiết thực của bạn hãy liên hệ với mình theo số: 01256900xxx”, chính lời giới thiệu ngắn gọn, đánh thẳng vào tâm lý và nhu cầu của người mua, nên số người “đặt hàng” đối với địa chỉ này khá lớn.

"Con buôn" giấy khám sức khỏe đang giới thiệu cho người mua về việc ghi các thông tin cá nhân. Ảnh: L.P
"Con buôn" giấy khám sức khỏe đang giới thiệu cho người mua về việc ghi các thông tin cá nhân. Ảnh: L.P

Liên hệ theo số điện thoại nêu trên, tác giả gặp được một người đàn ông tự xưng là T. Sau khi nghe xong yêu cầu của khác hàng, anh này lập tức trả lời: “Em cứ gửi toàn bộ thông tin cá nhân vào địa chỉ email đăng trên Facebook là: lamgiay....@gmail.com , anh sẽ làm cho. Nhanh thôi, khoảng 3 tiếng là có, chiều em ra Thái Thịnh lấy nhé”.

Với khoảng thời gian rất ngắn như vậy mà có thể có được một tờ giấy khám sức khỏe (loại A3), với đầy đủ thông tin về các chuyên khoa: Răng – Hàm – Mặt, Tai – Mũi – Họng, Xét nghiệm máu … Khi PV tỏ ý nghi ngờ vì hiện nay có nhiều người làm loại giấy này triện dấu giả làm mất giá trị sử dụng, thì anh này khẳng định: “ Em yên tâm giấy khám sức khỏe của anh có dấu của Bệnh viện GTVT Trung ương đàng hoàng, không lo bị giả đâu(!)”. Giá của một tờ giấy chứng nhận sức khỏe A3 theo đơn đặt hàng là 150.000 đồng. Anh này hẹn PV đúng giờ đến lấy giấy ở khu vực Hà Thành Plaza – Thái Thịnh.

Giấy chứng nhận sức khỏe có dấu đỏ của bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương, được các đầu nậu giao bán công khai
 Giấy chứng nhận sức khỏe có dấu đỏ của bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương, được các đầu nậu giao bán công khai

Đến giờ hẹn, PV có mặt tại địa điểm trên và gặp trực tiếp người đàn ông này. Vẻ ngoài, anh T. trông tự tin, lịch sự và đông khách, vì trước khi gặp PV, anh này còn giao dịch với một số "khách hàng" khác.

Đúng như lời hứa, T. giao tờ giấy khám sức khỏe có đủ các chữ ký bác sĩ chuyên khoa, triện dấu đỏ, chữ ký đàng hoàng của Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp một bệnh viện Trung ương, không quên hướng dẫn ghi nốt những thông tin còn thiếu trong tờ giấy khám sức khỏe: “Đây nhé, em điền nốt hộ anh tên tuổi vào đây còn các kết quả khám xét phía sau kia đã đầy đủ rồi”. 

Sau khi nhận tiền và "giao hàng", người đàn ông này nhanh chóng sang đường và “lẩn” rất nhanh vào ngõ hẻm.

Dấu giáp lai và tên bác sĩ được triện đầy đủ tại mỗi phần thăm khám
Dấu giáp lai và tên bác sĩ được triện đầy đủ tại mỗi phần thăm khám 

Khi xem kĩ hơn về giấy chứng nhận sức khỏe này, có một điều đặc biệt là trong phần “Khám cận lâm sàng” bao gồm các kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu và hình ảnh tim phổi được để trống trống hoàn toàn, kèm theo đó là dòng chữ chú thích “BNKXN” (bệnh nhân không xét nghiệm). Tuy nhiên, trong trang đầu lại ghi rõ là không có bệnh về máu, phổi, thận …

Ám ảnh bởi tờ giấy khám sức khỏe có được quá dễ dàng, lại có con dấu và đủ chữ ký bác sĩ của một bệnh viện lớn, PV tiếp tục hành trình đi tìm chân tướng của tờ giấy này...

Mời bạn nghe đoạn hội thoại giữa một nhân vật và một người bán giấy khám sức khỏe trên mạng:

Kỳ tới: Bệnh viện GTVT Trung ương nói gì?