Gạ Iran mua, tiêm kích J-10 được tâng bốc "tận mây xanh"

(Kiến Thức) - Các chuyên gia hành không Trung Quốc không tiếc lời tâng bốc khả năng tác chiến của chiến đấu cơ J-10 đang được Iran ngỏ lời mua.

Các chuyên gia hành không Trung Quốc cho biết, chiến đấu cơ J-10 là sự lựa chọn phù hợp với Iran nếu nước này nâng cấp phi đội máy bay già cỗi.
Ga Iran mua, tiem kich J-10 duoc tang boc
Chiến đấu cơ J-10.
“Một khi các lệnh trừng phạt lên Iran được gỡ bỏ hoàn toàn, nước này chắc chắn sẽ đổi mới tàu bay quân và dân sự. Máy bay chiến đấu J-10 là sự lựa chọn tốt bởi vì nó có thể thực hiện tất cả các hoạt động mà người Iran muốn”, Phó tổng biên tập tạp chí Aerospace Knowledge, Wang Ya’nan nói.
“Ngoài khả năng tác chiến trên không, các tiêm kích J-110 cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công không đối đất và các hoạt động chống tàu. Thêm vào đó, Iran cần biết rằng, Trung Quốc là nhà cung cấp đáng tin cậy nhất trong các thương vụ mua bán vũ khí. Trung Quốc rất linh hoạt trong vấn đề thanh toán”, ông Wang nói.
Theo lời vị này, với việc phát triển các tiêm kích chiến đấu thế hệ tiếp đang diễn ra suôn sẻ, có khả năng cao là các công ty sản xuất máy bay Trung Quốc sẽ chuyển giao công nghệ cho các khách hàng mua J-10.
Các chia sẻ của ông Wang đưa ra hai tuần sau khi các báo nước ngoài lan truyền thông tin rằng, Trung Quốc và Iran đang thảo luận hợp đồng mua bán 150 chiếc J-10.
Thông tin này bắt đầu nổi lên từ ngày 30/7 khi tờ website DEBKAfile dẫn lại nguồn tin trong quân đội và tình báo Israel cho biết, “Bắc Kinh đã đồng ý bán cho Tehran 150 chiếc J-10”.
J-10 là tiêm kích đa nhiệm thế hệ thứ ba do Tổng công tu Công nghiệp hàng không Trung Quốc thiết kế và sản xuất. Các chuyên gia quân sự coi J-10 là một trong những tiêm kích tiên tiến nhất thế giới hiện nay và so sánh nó ngang với F-16 của Mỹ.
Thế hệ đầu tiên của dòng J-10 chính là J-10A bắt đầu được đưa vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc từ năm 2004. Đến tháng 2/2014, Trung Quốc sở hữu ít nhất 260 chiếc J-10A, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế.
Vào tháng 9/2013, Ma Zhiping, cựu Giám đốc điều hành Tổng Công ty Xuất-nhập khẩu công nghệ vũ trụ quốc gia Trung Quốc (tên gọi chính thức của Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc) cho biết, nhiều nước ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ đã bày tỏ mối quan tâm tới J-10 và rằng, công ty ông hứa hẹn là một thị trường lớn đối với dòng máy bay này.
Fu Qianshao, chuyên gia về các thiết bị hàng không chia sẻ, việc Iran quan tâm tới J-10 là tự nhiên. “J-10 có khả năng đối đầu với bất cứ tiêm kích thế hệ thứ ba nào của các nước láng giềng Iran bởi vì nó có khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh mẽ và trang bị điện tử hàng không tối tân”.
Chuyên gia Qianshao còn nói: “Một yếu tố khác nữa đó là Iran có rất ít lựa chọn trong việc mua sắm vũ khí. Tôi đoán rằng, họ chỉ có thể chọn Trung Quốc hoặc Nga”.

Thăm căn cứ tàu ngầm bí mật dưới lòng đất Crimea

(Kiến Thức) - Căn cứ tàu ngầm bí mật nay đã trở thành bảo tàng hải quân Balaklava nằm ở vùng ngoại ô thủ phủ Sevastopol trên bán đảo Crimea. 

Tham can cu tau ngam bi mat duoi long dat Crimea
Bảo tàng hải quân Balaklava từng là một căn cứ tàu ngầm bí mật dưới mặt đất trong suốt thời Chiến tranh Lạnh. Giờ căn cứ này trở thành một bảo tàng hút khách du lịch ở Crimea. Nó có khả năng chịu đựng được một cuộc tấn công trực tiếp bằng vũ khí hạt nhân với sức công phá lên tới 100 kt. 

Tới thăm Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 tinh nhuệ

(Kiến Thức) - Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 là một trong những đơn vị tinh nhuệ nhất của Binh chủng HQĐB, Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Toi tham Lu doan Hai quan danh bo 101 tinh nhue
 Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 (Binh chủng Hải quân đánh bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam) là một trong những đơn vị tinh nhuệ, sẵn sàng cơ động phối hợp với các lực lượng khác, đánh chiếm các mục tiêu trên biển.