FPT lãi đậm hơn 4.400 tỷ, EPS bứt tốc gần 20% sau 6 tháng

FPT ghi nhận lãi ròng 4.432 tỷ đồng trong nửa đầu 2025, hoàn thành gần 50% kế hoạch năm. EPS đạt 3.007 đồng, tăng gần 20%.

CTCP FPT (HoSE: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức.

Cụ thể, doanh thu hợp nhất của tập đoàn đạt 32.683 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.166 tỷ đồng, tăng 18,5%. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 4.432 tỷ đồng, tăng 20,7%. EPS đạt 3.007 đồng/cổ phiếu, tăng 19,6% so với cùng kỳ.

Năm 2025, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu 75.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, tăng tương ứng 20% và 21% so với năm 2024. Với kết quả hiện tại, FPT đã thực hiện được 43% kế hoạch doanh thu và 46% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Khối công nghệ – bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong và ngoài nước – tiếp tục giữ vai trò trụ cột, đóng góp 61% tổng doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn. Doanh thu của khối công nghệ đạt 20.128 tỷ đồng, tăng 11,3%, trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 15,4 lên 2.834 tỷ đồng.

Đặc biệt, mảng dịch vụ CNTT nước ngoài ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với doanh thu 16.669 tỷ đồng, tăng 14,4%. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.681 tỷ đồng, tăng 16,6%. Thị trường Nhật Bản tiếp tục đóng vai trò chủ đạo với doanh thu tăng 28,1%. Doanh thu chuyển đổi số từ nước ngoài đạt 7.765 tỷ đồng, tăng gần 16%, tập trung vào các công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), phân tích dữ liệu (Data Analytics) và trí tuệ nhân tạo (AI).

FPT cũng ghi nhận giá trị hợp đồng ký mới từ mảng dịch vụ CNTT nước ngoài đạt 19.909 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm, tập đoàn thắng thầu 12 dự án có quy mô từ 10 triệu USD trở lên – tăng 50% so với nửa đầu năm ngoái.

Ở mảng dịch vụ CNTT trong nước, doanh thu đạt 3.459 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,3% so với cùng kỳ. Tuy vậy, hệ sinh thái sản phẩm "Made-by-FPT" tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng tích cực với doanh thu 1.148 tỷ đồng (+21,8%).

Khối dịch vụ viễn thông ghi nhận doanh thu 9.030 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 13,4%; lợi nhuận trước thuế đạt 2.017 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mảng giáo dục đạt doanh thu 3.537 tỷ đồng, tăng 3,3%.

tap-doan-fpt-chuan-bi-chot-quyen-chia-co-phieu-thuong-ty-le-15-68734d0911085.jpg
Ảnh minh họa

Song song với tăng trưởng hoạt động kinh doanh cốt lõi, trong quý 1/2025, FPT đã hoàn tất thương vụ mua lại công ty tư vấn CNTT Đức – David Lamm Consulting.

Tại Nhật Bản, FPT chính thức hợp tác với Sumitomo và SBI Holdings thông qua việc hai đối tác này đầu tư 20% vốn vào FPT Smart Cloud Japan.

FPT cũng vừa ký kết thỏa thuận hợp tác toàn cầu với Airbus để cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm, điện toán đám mây, dữ liệu lớn và AI cho các dự án CNTT chiến lược của tập đoàn hàng không vũ trụ này. Bên cạnh đó, FPT và audax Financial Technology – một công ty fintech được hậu thuẫn bởi Standard Chartered – đặt mục tiêu đạt 100 triệu USD doanh thu trong 3 năm tới thông qua triển khai ngân hàng số tại các thị trường đang phát triển.

Ở mảng giáo dục, FPT đã cất nóc tổ hợp giáo dục quy mô 20.000 người học tại Huế và khởi công trường phổ thông liên cấp FPT Sóc Trăng với quy mô 2.160 học sinh.

Ngày 22/7 tới, FPT sẽ chốt danh sách cổ đông để phát hành hơn 222 triệu cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 20:3), tương đương giá trị phát hành gần 2.220 tỷ đồng. Sau đợt này, vốn điều lệ của công ty dự kiến tăng từ hơn 14.813 tỷ đồng lên hơn 17.000 tỷ đồng. Đây là lần tăng vốn thứ hai trong năm, sau đợt phát hành ESOP hồi tháng 5.

Cát Bà Amatina có chủ mới sau 15 năm "đắp chiếu"?

Sau hơn một thập kỷ “đắp chiếu”, siêu dự án Cát Bà Amatina được kỳ vọng hồi sinh khi Hà Nội Anpha chi hơn 2.400 tỷ thâu tóm.

Ngày 3/7/2025, Công ty TNHH Sàn Giao dịch Bất động sản Hà Nội Anpha (Hà Nội Anpha) đã chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC – UPCoM: VCR) sau khi mua vào hơn 48,43 triệu cổ phiếu VCR, tương đương 23,06% vốn điều lệ doanh nghiệp. Trước giao dịch, công ty này chưa từng nắm giữ cổ phiếu VCR.

Giao dịch được thực hiện theo hình thức thỏa thuận với tổng giá trị hơn 2.402 tỷ đồng, tương ứng mức giá bình quân 49.600 đồng/cổ phiếu – cao hơn gần 10% so với giá thị trường thời điểm công bố.

Công bố thông tin sai lệch, Xuất nhập khẩu Việt Phát bị phạt 235 triệu đồng

Sai phạm công bố thông tin khiến Việt Phát lĩnh án phạt 235 triệu đồng từ UBCKNN, bao gồm công bố thông tin không đúng thời hạn và công bố thông tin sai lệch.

Ngày 07/07/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 375/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (Tập đoàn Việt Phát, HoSE: VPG).

Cụ thể, VPG bị xử phạt 60 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn liên quan đến Bản án phúc thẩm số 549/2023/HC-PT của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội về việc khiếu kiện quyết định hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế. Công ty chậm công bố bản án trên hệ thống thông tin của UBCKNN, HoSE và cả trang thông tin điện tử doanh nghiệp.