Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Fort Drum: chiếm hạm bất tử của quân Đồng Minh giữa Vịnh Manila

11/08/2017 19:30

(Kiến Thức) - Được xây dựng trên một bãi cạn, với chiều dài chỉ vỏn vẹn 110m, Fort Drum là một trong những "chiến hạm" của Mỹ mà Nhật không thể đánh chìm trong CTTG 2.

Tuấn Anh

Kinh dị các loại bẫy mìn trong Chiến tranh thế giới 2

Cách phòng không độc đáo trong chiến tranh thế giới thứ 2

Cận cảnh tàu sân bay Mỹ áp sát Eo biển Triều Tiên

Thảm họa của quân Đồng Minh trong Ngày D-Day

Khổng lồ như những loại kính nhìn đêm trong CTTG 2

"Chiến hạm" không thể bị đánh chìm là biệt danh mà người Mỹ đặt cho Fort Drum một trong những pháo đài mạnh nhất của họ trong giai đoạn từ 1910 đến tận khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Thậm chí nó vẫn còn nguyên trạng cho tới hiện tại. Nguồn ảnh: Amusing.
"Chiến hạm" không thể bị đánh chìm là biệt danh mà người Mỹ đặt cho Fort Drum một trong những pháo đài mạnh nhất của họ trong giai đoạn từ 1910 đến tận khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Thậm chí nó vẫn còn nguyên trạng cho tới hiện tại. Nguồn ảnh: Amusing.
Nằm ở vịnh Malina, Philippines, pháo đài Fort Drum của Mỹ được xây dựng từ năm 1909 tới năm 1914 thì hoàn thành với nhiệm vụ như một tiền đồn của nước Mỹ tại vùng cửa ngõ dẫn vào Philippines nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh trong khu vực tấp nập tàu bè bậc nhất thế giới vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Amusing.
Nằm ở vịnh Malina, Philippines, pháo đài Fort Drum của Mỹ được xây dựng từ năm 1909 tới năm 1914 thì hoàn thành với nhiệm vụ như một tiền đồn của nước Mỹ tại vùng cửa ngõ dẫn vào Philippines nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh trong khu vực tấp nập tàu bè bậc nhất thế giới vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Amusing.
Trước khi được xây dựng, nơi đây là một hòn đảo đá nổi có tên El Fraile Island. Sau khi được hoàn thành, nơi này được đổi tên thành Pháo đài Fort Drum. Nguồn ảnh: Amusing.
Trước khi được xây dựng, nơi đây là một hòn đảo đá nổi có tên El Fraile Island. Sau khi được hoàn thành, nơi này được đổi tên thành Pháo đài Fort Drum. Nguồn ảnh: Amusing.
Được xây dựng trong thời gian khoảng 5 năm, Pháo đài Fort Drum được trang bị hệ thống vũ khí cực khủng vào thời điểm mà nó vừa ra đời. Tuy nhiên, sau đó Fort Drum lại không được Hải quân Mỹ quan tâm đúng mức. Đến Chiến tranh Thế giới thứ hai, Fort Drum trở nên lỗi thời và trở thành mục dễ bị tấn công nhất trên vịnh Manila. Nguồn ảnh: Amusing.
Được xây dựng trong thời gian khoảng 5 năm, Pháo đài Fort Drum được trang bị hệ thống vũ khí cực khủng vào thời điểm mà nó vừa ra đời. Tuy nhiên, sau đó Fort Drum lại không được Hải quân Mỹ quan tâm đúng mức. Đến Chiến tranh Thế giới thứ hai, Fort Drum trở nên lỗi thời và trở thành mục dễ bị tấn công nhất trên vịnh Manila. Nguồn ảnh: Amusing.
Cụ thể, trên Fort Drum Mỹ đã bố trí ở đây 4 pháo hạng nặng gồm M1909 cỡ nòng 356 mm (14 inches theo chuẩn Mỹ) và M1897 cỡ 152 mm (6 inches theo chuẩn Mỹ), được chia thành hai tháp pháo chính. Những loại pháo này đều là hải pháo cỡ lớn của Hải quân Mỹ khi đó, được thiết kế giống hệt với thiết kế của pháo chính trên các thiết giáp hạm cùng thời. Nguồn ảnh: Amusing.
Cụ thể, trên Fort Drum Mỹ đã bố trí ở đây 4 pháo hạng nặng gồm M1909 cỡ nòng 356 mm (14 inches theo chuẩn Mỹ) và M1897 cỡ 152 mm (6 inches theo chuẩn Mỹ), được chia thành hai tháp pháo chính. Những loại pháo này đều là hải pháo cỡ lớn của Hải quân Mỹ khi đó, được thiết kế giống hệt với thiết kế của pháo chính trên các thiết giáp hạm cùng thời. Nguồn ảnh: Amusing.
Những khẩu pháo 356 mm trên Fort Drum có tầm bắn tối đa lên tới 23.000 mét, pháo sử dụng hệ thống ngắm quang học cực kỳ phức tạp để có thể ngắm chuẩn mục tiêu. Mỗi viên đạn của khẩu pháo này nặng tới 687 kg. Nguồn ảnh: Amusing.
Những khẩu pháo 356 mm trên Fort Drum có tầm bắn tối đa lên tới 23.000 mét, pháo sử dụng hệ thống ngắm quang học cực kỳ phức tạp để có thể ngắm chuẩn mục tiêu. Mỗi viên đạn của khẩu pháo này nặng tới 687 kg. Nguồn ảnh: Amusing.
Bốn khẩu pháo 6 inches cỡ nòng 152 mm cũng không tỏ ra kém cạnh với khả năng bắn xa lên tới 16.000 km. Khẩu pháo này còn tỏ ra vượt trội hơn 4 khẩu cỡ 356 mm ở chỗ, nó có tốc độ quay nòng nhanh hơn hẳn. Nguồn ảnh: Amusing.
Bốn khẩu pháo 6 inches cỡ nòng 152 mm cũng không tỏ ra kém cạnh với khả năng bắn xa lên tới 16.000 km. Khẩu pháo này còn tỏ ra vượt trội hơn 4 khẩu cỡ 356 mm ở chỗ, nó có tốc độ quay nòng nhanh hơn hẳn. Nguồn ảnh: Amusing.
Khi bị đặt lên trên một vị trí cố định, độ cơ động của các tháp pháo này chính là yếu tố quyết định trong hải chiến. Cũng chính vì thế Fort Drum đã "lĩnh đủ" trong Chiến Tranh Thế giới thứ hai khi nó trở thành mục tiêu dễ tấn công nhất, nhất là khi nó không được trang bị hệ thống phòng không hiệu quả. Nguồn ảnh: Amusing.
Khi bị đặt lên trên một vị trí cố định, độ cơ động của các tháp pháo này chính là yếu tố quyết định trong hải chiến. Cũng chính vì thế Fort Drum đã "lĩnh đủ" trong Chiến Tranh Thế giới thứ hai khi nó trở thành mục tiêu dễ tấn công nhất, nhất là khi nó không được trang bị hệ thống phòng không hiệu quả. Nguồn ảnh: Amusing.
Trong CTTG2, ngay sau khi Nhật tấn công Trân Châu cảng và toàn bộ thuộc địa của Anh và Pháp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương thì Fort Drum chính là nơi quân Mỹ nã những quả đạn pháo đầu tiên vào tàu chiến Nhật. Nguồn ảnh: Amusing.
Trong CTTG2, ngay sau khi Nhật tấn công Trân Châu cảng và toàn bộ thuộc địa của Anh và Pháp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương thì Fort Drum chính là nơi quân Mỹ nã những quả đạn pháo đầu tiên vào tàu chiến Nhật. Nguồn ảnh: Amusing.
Cụ thể, Pháo đài này đã chiến đấu và cầm cự trong vòng nửa năm, trước sức tấn công như vũ bão của Hải quân Nhật trong cuộc chiến bảo vệ đảo Luzon, Philippines. Đến tháng 5 năm 1942, khi đảo Corregidor của Philippines đầu hàng, Fort Drum hết sạch tiếp tế và đạn dược thì nó mới chính thức thất thủ. Nguồn ảnh: Amusing.
Cụ thể, Pháo đài này đã chiến đấu và cầm cự trong vòng nửa năm, trước sức tấn công như vũ bão của Hải quân Nhật trong cuộc chiến bảo vệ đảo Luzon, Philippines. Đến tháng 5 năm 1942, khi đảo Corregidor của Philippines đầu hàng, Fort Drum hết sạch tiếp tế và đạn dược thì nó mới chính thức thất thủ. Nguồn ảnh: Amusing.
Khi quân Mỹ tiến hành tái chiếm Fort Drum, một số ít lính Nhật bên trong pháo đài này quyết không đầu hàng, do đó người Mỹ đã quyết định tự tay thiêu rụi "chiến hạm" bất tử này của mình bằng hàng nghìn lít nhiên liệu. Đám cháy trên kéo dài tới tận 3 ngày trước khi tự tắt. Nguồn ảnh: Amusing.
Khi quân Mỹ tiến hành tái chiếm Fort Drum, một số ít lính Nhật bên trong pháo đài này quyết không đầu hàng, do đó người Mỹ đã quyết định tự tay thiêu rụi "chiến hạm" bất tử này của mình bằng hàng nghìn lít nhiên liệu. Đám cháy trên kéo dài tới tận 3 ngày trước khi tự tắt. Nguồn ảnh: Amusing.
Ngày nay, Fort Drum chỉ là một thế tích chiến tranh nhưng về mặt tổng quan thiết kế cơ bản của nó vẫn được giữ nguyên, nhưng nó lại chưa bao giờ trở thành một địa điểm du lịch của Philippines. Nguồn ảnh: Amusing.
Ngày nay, Fort Drum chỉ là một thế tích chiến tranh nhưng về mặt tổng quan thiết kế cơ bản của nó vẫn được giữ nguyên, nhưng nó lại chưa bao giờ trở thành một địa điểm du lịch của Philippines. Nguồn ảnh: Amusing.
Những lỗ đạn chi chít, bằng chứng của những cuộc chiến ác liệt trên pháo đài Fort Drum . Nó được bảo vệ bởi lớp bê tông dày tới 10.9 mét và thép dày gần 400 mm, pháo đài này gần như "bất khả xâm phạm" với bất cứ loại vũ khí nào của thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Amusing.
Những lỗ đạn chi chít, bằng chứng của những cuộc chiến ác liệt trên pháo đài Fort Drum . Nó được bảo vệ bởi lớp bê tông dày tới 10.9 mét và thép dày gần 400 mm, pháo đài này gần như "bất khả xâm phạm" với bất cứ loại vũ khí nào của thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Amusing.
Kết cấu bên trong Fort Drum đã xuống cấp tệ hại sau hơn 70 năm không được tu sửa, tuy nhiên kết cấu chung của pháo đài vẫn rất vững chắc, dù rằng 10.9 mét bê tông và 400 mm thép của Fort Drum chỉ là lớp "giấy mỏng" đối với các loại bom xuyên phá ngày nay. Nguồn ảnh: Amusing.
Kết cấu bên trong Fort Drum đã xuống cấp tệ hại sau hơn 70 năm không được tu sửa, tuy nhiên kết cấu chung của pháo đài vẫn rất vững chắc, dù rằng 10.9 mét bê tông và 400 mm thép của Fort Drum chỉ là lớp "giấy mỏng" đối với các loại bom xuyên phá ngày nay. Nguồn ảnh: Amusing.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status