![]() |
![]() |
Theo thanh tra về thuế, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên quyết định truy thu và phạt DHM vì Công ty đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp. Bên cạnh đó là không lập hoá đơn khi bán hàng, cung cấp dịch vụ cho người mua.
Theo đó, DHM bị phạt hành chính với số tiền là 509 triệu đồng với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, nộp 16,5 triệu đồng với hành vi không lập hoá đơn khi bán hàng, cung cấp dịch vụ cho người mua.
Công ty buộc nộp đủ số thuế TNDN, thuế GTGT vào Ngân sách là 2,5 tỷ đồng, trong đó số thuế GTGT chiếm 980 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền mà DHM phải nộp lại do vi phạm và bị truy thu là hơn 3 tỷ đồng.
![]() |
Được biết, Dương Hiếu tiền thân là Công ty TNHH TM Dương Hiếu được thành lập ngày 30/06/2003 với hoạt động chủ yếu là cung cấp vật tư thiết bị trong các ngành công nghiệp nặng (vật liệu chịu lửa, thiết bị điện, thiết bị cơ khí...).
Được biết, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 của DHM là 465 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6 là âm 66,7 tỷ đồng. Do đó, HoSE công bố quyết định giữ nguyên diện cảnh báo với cổ phiếu DHM kể từ ngày 10/7/2020.
Trong diễn biến đó, ông Dương Hữu Hiếu - Tổng giám đốc đã bán bất thành hơn 3,63 triệu cổ phiếu DHM như đăng ký bán từ ngày 11/8-9/9.
Nguyên nhân khiến giao dịch không thành công là do giá cổ phiếu không đạt được như ông Hiếu kỳ vọng. Trong khoảng thời gian ông Hiếu đăng ký bán cổ phiếu, DHM giao dịch với mức giá bình quân là 11.275 đồng/cp, tăng khoảng 35,8% so với thời điểm tháng 11/2020 ông Hiếu mua vào 1 triệu cổ phiếu và tăng xấp xỉ 121% so với thời điểm tháng 1/2017 ông Hiếu mua hơn 1,22 triệu cổ phiếu.
Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiểm tra thuế tại CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HDC) từ năm 2019 đến hết năm 2020 (2 năm) đã yêu cầu Công ty phải nộp ngân sách tổng số tiền hơn 2,7 tỷ đồng.
Cổ phiếu "vua" kết phiên hứng khởi trong phiên giao dịch 3/11 như OCB (+6,9%), LPB (+6,8%) tăng trần, HDB (+6,2%), MSB (+6,2%), STB (+4,7%), TCB (+4,1%), VIB (+3,3%).
Hai mã ngân hàng OCB và LPB gây chú ý nhất khi tăng kịch trần lên lần lượt mức 28.800 đồng/cp và 22.850 đồng/cp. Cổ phiếu OCB vẫn tăng giá tích cực trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 31,2 tỷ đồng trong phiên. Đồng thời thanh khoản của cổ phiếu này cũng tăng lên mức kỷ lục hơn 18,3 triệu đơn vị.