FLC bị phong tỏa tài khoản ngân hàng để cưỡng chế hơn 223 tỷ đồng tiền thuế

(Vietnamdaily) - FLC có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định là hơn 223,6 tỷ đồng. 

CTCP Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) cho biết ngày 1/8 đã nhận được các quyết định của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình về việc cưỡng chế thuế.
Cụ thể, ngày 29/7, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong toả tài khoản của FLC mở tại OCB Chi nhánh Hà Nội, VIB Chi nhánh Quận 1 (TPHCM) và BIDV Chi nhánh Thanh Xuân (Hà Nội).
Do FLC có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định là hơn 223,6 tỷ đồng. 
Trước đó, Cục Thuế Quảng Bình xác nhận FLC vẫn đang nợ tổng cộng 451 tỷ đồng tiền thuê đất, trong đó nợ quá hạn 220 tỷ đồng.
Số tiền nợ quá hạn này là của dự án trung tâm hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình, một trong 10 dự án mà FLC Quảng Bình đang triển khai trên địa bàn hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Dự án này được tỉnh Quảng Bình cho thuê đất trả tiền một lần, khác với những dự án còn lại được trả hằng năm. Thời điểm tỉnh phê duyệt giá đất và ban hành thông báo nộp tiền là đầu tháng 1/2022. Theo quy định, FLC phải trả 50% tổng số tiền thuê đất chậm nhất trong 30 ngày đầu tiên và 50% còn lại chậm nhất trong 90 ngày. Tuy nhiên, phía FLC đã không thực hiện đúng quy định này.
FLC bi phong toa tai khoan ngan hang de cuong che hon 223 ty dong tien thue
 
Được biết, giữa tháng 7 vừa qua, Bộ Công an đã có văn bản yêu cầu tỉnh Quảng Bình cung cấp các hồ sơ tài liệu liên quan đến 10 dự án mà Tập đoàn FLC đang triển khai trên diện tích gần 2.000ha tại Quảng Bình, trong đó có dự án đang nợ nói trên.
Về tình hình kinh doanh, quý 2/2022, FLC tiếp tục lỗ ròng 643 tỷ đồng, nâng lỗ 6 tháng lên 1.109 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi.
Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi tháng 7 vừa qua của FLC cho biết sẽ tái cấu trúc về mặt tài chính cũng như tài sản – nguồn vốn để đảm bảo khả năng vận hành xuyên suốt và ổn định cho các dự án chiến lược, đồng thời cơ cấu về nợ vay để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn – hiệu quả giữa FLC và các đối tác trong lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng…
Đối với định hướng hoạt động cụ thể, FLC cho biết trong lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoàn thiện về pháp lý và xây dựng với các dự án đang triển khai, đảm bảo thực hiện đúng cam kết với nhà đầu tư và địa phương, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như Quảng Bình, Quy Nhơn, Sầm Sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh…

Tập đoàn FLC bị cưỡng chế thuế

(VietnamDaily) - Tập đoàn FLC thông báo nhận được 9 quyết định cưỡng chế thuế nhưng không tiết lộ số tiền cụ thể.

FLC Stone bị phạt và truy thu hơn 1,2 tỷ đồng tiền thuế

(Vietnamdaily) - CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) vừa công bố quyết định xử phạt hành chính của Cục Thuế TP. Hà Nội.
 

Theo quyết định ngày 10/8 của Cục Thuế TP. Hà Nội, AMD đã có 2 hành vi vi phạm hành chính. Thứ nhất, Công ty kê khai khấu trừ các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh, chưa thực hiện phân bổ thuế GTGT được khấu trừ cho hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế và không chịu thuế.

ACV gánh khoản nợ xấu hơn 2.000 tỷ đồng từ 4 hãng hàng không lớn

(Vietnamdaily) - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang phải trích lập 576 tỷ đồng do khoản nợ xấu hơn 2.000 tỷ từ 4 hãng hàng không lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022 với doanh thu 3.429 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ, doanh thu tài chính của ACV tăng mạnh lên 1.906 tỷ đồng, chủ yếu do lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn lãi 76 tỷ đồng từ các công ty liên doanh liên kết, tăng 445% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả ACV lãi trong quý 2/2022 hơn 2.598 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ trở thành quý lãi kỷ lục kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tổng cộng 6 tháng đầu năm nay, ACV ghi nhận doanh thu hơn 5.538 tỷ đồng, tăng 61,5% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế là 3.473,3 tỷ đồng, gấp 3 lần so với 6 tháng đầu năm 2021.

Như vậy, sau 6 tháng, ACV đã hoàn thành 44% kế hoạch doanh thu và 86,7% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Công ty giải thích kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt do thị trường hàng không, đặc biệt trong nước được khôi phục như trước, các chuyến bay quốc tế cũng dần được kết nối trở lại.

Đồng thời ghi nhận doanh thu tài chính tăng mạnh do lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ trong khi chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm...

ACV ganh khoan no xau hon 2.000 ty dong tu 4 hang hang khong lon
 ACV có khoản nợ xấu hơn 2.000 tỷ.

Tại thời điểm cuối quý 2/2022, khối tài sản của ACV xấp xỉ 55.900 tỷ đồng, tăng gần 2% so với hồi đầu năm. Khoản nợ phải trả của doanh nghiệp này đã được giảm hơn 12% xuống còn khoảng 15.200 tỷ đồng.

Dù vậy áp lực vẫn đè lên ACV khi bị gánh khoản nợ xấu hơn 2.000 tỷ đồng, tăng 25% so với hồi đầu năm, chủ yếu từ các hãng hàng không lớn. Điều này khiến ACV phải trích lập dự phòng 576 tỷ đồng cho số nợ xấu trên, tăng 16% so đầu năm.

Cụ thể, ACV đang phải chịu khoản nợ xấu lớn nhất từ CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) với giá trị hơn 653 tỷ đồng, tiếp đến là khoản nợ xấu từ CTCP Hàng không Vietjet (hơn 635 tỷ đồng), CTCP Hàng không Pacific Airlines (hơn 379 tỷ đồng), Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (hơn 300 tỷ đồng), CTCP Hàng không Mê Kông - Air Mekong (xấp xỉ 26 tỷ đồng) và các khách hàng khác.

Doanh nghiệp cũng giải thích, 2.000 tỷ đồng nợ xấu là "các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi".