![]() |
Tỷ lệ nợ xấu và bao nợ xấu của FE, theo ước tính của VNDirect |
![]() |
Dư nợ cho vay và NIM của FE Credit, theo ước tính của VNDirect |
![]() |
Tỷ lệ nợ xấu và bao nợ xấu của FE, theo ước tính của VNDirect |
![]() |
Dư nợ cho vay và NIM của FE Credit, theo ước tính của VNDirect |
Tín dụng Techcombank và HDBank chậm lại, ACB và VIB ấn tượng, MBB và VPBank hạn mức cao
Tại thời điểm cuối quý 2/2023, tín dụng toàn hệ thống tăng 4,7% so với đầu năm, thấp hơn mức tăng 9,4% tại cuối quý 2/2022, nhưng đã tăng đáng kể từ mức 3,17% tại cuối tháng 5/2023.
Trong quý 2/2023, Techcombank và HDBank cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại khi cả hai ngân hàng đều đã gần chạm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho 6 tháng 202323 (tăng trưởng tín dụng của Techcombank và HDBank chỉ đạt lần lượt 0,57% và 0,19% so với quý trước).
Trong khi đó, các ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng trong quý 2/2023 so với quý trước (ACB: 5,51%; VIB: 2,19%), cho thấy dấu hiệu hồi phục nhẹ từ nhu cầu tiêu dùng.
MBB, với kế hoạch tham gia tái cấu trúc một TCTD yếu kém, cũng đạt mức tăng trưởng tín dụng cao trong quý 2/2023 (6,49% so với quý trước) cũng như giới hạn tín dụng tốt hơn so với ngành (khoảng 24%).
Trường hợp tương tự với VPBank (tăng trưởng tín dụng đạt 5% so với quý trước và khoảng 24% hạn mức cho năm 2023) chủ yếu nhờ thanh khoản dồi dào sau thương vụ bán 15% vốn cho SMBC.
![]() |
Hạn mức tín dụng còn lại của các NHTM trong năm 2023 |
Cho nửa cuối năm, bên cạnh dư địa tín dụng còn lại, VNDirect kỳ vọng những ngân hàng có tỷ lệ cao về cho vay bán lẻ như VIB, ACB có nhiều cơ hội để cải thiện tăng trưởng tín dụng khi Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn phục hồi ban đầu.
Ngược lại, những ngân hàng có tỷ lệ cho vay bất động sản cao có thể sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng khi TT06/23 (hiệu lực từ tháng 9/2023) sẽ giới hạn khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp.
MBB lãi cao trong 6 tháng và chất lượng tài sản cải thiện
Trong đó, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất nửa đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 12,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so cùng kỳ nhờ chi phí tín dụng thấp hơn và thu nhập từ lãi cao. Riêng quý 2/2023 MBB lãi 6,2 nghìn tỷ đồng, đi ngang so cùng kỳ và giảm 4% so quý trước.
Tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2023 của MBB đạt 10,6% so với hạn mức tín dụng hiện tại là 24,5%.
Tăng trưởng tín dụng khả quan của MBB đến từ tăng trưởng cho vay đạt 12,5% và số dư trái phiếu doanh nghiệp của MBB giảm 8,3% so với quý 4/2022. Tính đến quý 2/2023, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 7,7% tổng dư nợ tín dụng của MBB.
Còn tăng trưởng tiền gửi nửa đầu năm 2023 của MBB đạt 7,2%. Tỷ lệ CASA trong quý 2/2023 khá cao là 37,1% (so với mức 35,5% trong quý 1/2023). Cũng cần lưu ý rằng MBB đặt mục tiêu về tỷ lệ CASA ở mức khoảng 40% cho năm 2023.
NIM nửa đầu năm 2023 là 5,35%. Riêng NIM quý 2/2023 là 5,02%, giảm 69 điểm cơ bản so quý trước và giảm 70 điểm cơ bản so cùng kỳ.
Thu nhập ngoài lãi (NOII) nửa đầu năm 2023 đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, giảm 31,2% so cùng kỳ. Riêng NOII quý 2/2023 là 2,1 nghìn tỷ đồng, giảm 7,7 % so cùng kỳ nhưng tăng 22,1% so quý trước.
Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) hợp nhất nửa đầu năm 2023 của MBB không đổi so cùng kỳ, ở mức 32,8%.
Trong quý 2/2023, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất giảm 31 điểm cơ bản so quý trước, xuống 1,44%, trong khi tỷ lệ nợ Nhóm 2 tăng nhẹ 13 điểm cơ bản lên 3,59%. Nợ xấu của MBB tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Ban lãnh đạo MBB kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2023.
Tỷ lệ chi phí tín dụng quy năm nửa đầu năm 2023 là 1,2% (so với 1,8% năm 2022) và tỷ lệ xử lý nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay quy năm nửa đầu năm 2023 là 1,32% (so với 0,96% năm 2022). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) quý 2/2023 của MBB vẫn ở mức cao so với các ngân hàng khác với 156,1% (so với 238% và 138,3% lần lượt vào quý 1/2022 và quý 1/2023).
![]() |
VPBank - Tăng trưởng tiền gửi mạnh trong quý 2 củng cố nguồn vốn
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đã công bố KQKD nửa đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, giảm mạnh 66% so cùng kỳ, trong khi riêng ngân hàng mẹ đạt 7,9 nghìn tỷ đồng. Riêng quý 2/2023, lãi trước thuế hợp nhất đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% so quý trước.
VietCap ước tính tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2023 của ngân hàng mẹ (bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 13%.
Tính đến quý 2/2023, số dư trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng mẹ giảm 14% so với năm 2022 xuống còn 28,2 nghìn tỷ đồng (đi ngang so quý trước), chiếm 9,3% tổng dư nợ tín dụng.
Tăng trưởng tiền gửi hợp nhất nửa đầu năm 2023 đạt 27,9%. Ngoài ra, tỷ lệ CASA hợp nhất trong quý 2/2023 của VPB đạt 14,6%, giảm 4,4 điểm phần trăm so cùng kỳ và tăng 0,4 điểm phần trăm so quý trước).
NIM hợp nhất nửa đầu năm 2023 đạt 5,51%, giảm 193 điểm cơ bản so cùng kỳ. NIM hợp nhất quý 2/2023 đạt 5,27%, giảm 98 điểm cơ bản so quý trước.
NFI hợp nhất nửa đầu năm 2023 đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so cùng kỳ. Kết quả hoạt động tốt chủ yếu nhờ phí dịch vụ thanh toán tăng 46% so cùng kỳ do VPB đầu tư phát triển các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.
CIR 6 tháng đầu năm 2023 đạt 28,2% (so với CIR 6 tháng đầu năm 2022 là 25,0% nếu loại trừ thu nhập bất thường từ bancassurance).
Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 trong quý 2/2023 tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn tương đối đi ngang so với quý trước. Ngoài ra, tỷ lệ xử lý nợ trên tổng dư nợ cho vay hợp nhất quy năm trong nửa đầu năm 2023 đã tăng 1,8 điểm phần trăm so cùng kỳ, đạt 5,3%. Thu nhập từ thu hồi nợ xấu hợp nhất nửa đầu năm 2023 giảm 32% so cùng kỳ, nguyên nhân do mức giảm so với cùng kỳ năm trước ở cả ngân hàng mẹ và FE Credit.
Chi phí tín dụng quy năm trong nửa đầu năm 2023 đạt 5,3% (so với 5,1% vào năm 2022) và LLR quý 2/2023 đạt 43,0% (so với 54,4% và 46% tương ứng vào năm 2022 và quý 1/2023).
Tăng trưởng tiền gửi hợp nhất trong nửa đầu năm 2023 của VPBank đạt 27,9%, mức tăng trưởng tiền gửi cao hàng đầu. Ngoài ra, tiền gửi của khách hàng cá nhân đã tăng 40,3% trong nửa đầu năm 2023.
FE Credit ghi nhận lỗ giảm so với quý trước. Theo ước tính của VietCap, tăng trưởng cho vay hợp nhất trong nửa đầu năm 2023 đạt 11,5%, đến từ tăng trưởng cho vay tại ngân hàng mẹ là 15,5% và giảm 7,3% dư nợ cho vay tại các công ty con của VPB (bao gồm FE Credit và VPBank Securities).
VietCap ước tính dư nợ cho vay của FE Credit giảm 9,3% so quý trước trong nửa đầu năm 2023 (tương đối đi ngang so quý trước) do nhu cầu yếu do suy thoái kinh tế và việc FE Credit tái cơ cấu hoạt động kinh doanh cũng có thể hạn chế giải ngân khoản vay mới ở một mức độ nhất định. Ước tính của VietCap cho thấy khoản lỗ trong quý 2/2023 của FE Credit có thể đã giảm khoảng 20% so quý trước.
CSV (Khuyến nghị Mua): Kỳ vọng phục hồi cuối năm 2023
Chứng khoán Agribank: CTCP Hóa chất Cơ bản Miền Nam (HOSE: CSV) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023 do sản lượng và giá bán giảm trong bối cảnh nhu cầu suy yếu. Tuy nhiên, Agriseco Research đánh giá CSV có triển vọng phục hồi KQKD khả quan trong nửa cuối năm 2023. Chúng tôi kính gửi Quý khách hàng báo cáo cập nhật KQKD và triển vọng 6 tháng cuối năm cổ phiếu CSV với khuyến nghị Mua dựa trên các luận điểm đầu tư như sau:
Chưa có dấu hiệu đảo nghịch chính sách tiền tệ
Từ ngày 7/9/2023 cho đến nay, VN-Index đã có đợt điều chỉnh hơn 100 điểm kể từ mức đỉnh 1.255,11 điểm.
Xu hướng giảm điểm của VN-Index, một mặt đồng pha với đà giảm của hầu hết các TTCK châu Á sau khi Fed phát đi thông điệp sẽ có thêm một lần tăng lãi suất nữa trong năm 2023, mặt khác phản ánh tâm lý lo lắng của các nhà đầu tư trong nước về chính sách tiền tệ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lần đầu tiên đã sử dụng công cụ tín phiếu trên thị trường mở sau 6 tháng. Kể từ ngày 21/9, NHNN đã liên tục hút ròng gần 90.000 tỷ đồng trên thị trường mở với phương thức đấu thầu lãi suất, lãi suất trúng thầu trung bình ở mức khá thấp 0,6% - 0,7%.
MBS cho rằng NHNN một mặt duy trì diễn biến tự nhiên của tỷ giá trong bối cảnh các đồng tiền khác trong khu vực đều yếu đi đáng kể so với đồng USD (Nhân dân tệ -6%, baht Thái -5,3%, Malaysia ringgit -6,5%, mặt khác cẩn trọng quan sát áp lực tỷ giá đẩy lên lạm phát trong thời gian tới.
Vì vậy, động thái hút ròng liên tục của NHNN thời gian qua không phải là dấu hiệu của việc đảo chiều chính sách mà là giải pháp linh hoạt, nhằm đẩy lãi suất liên ngân hàng, hạn chế các hoạt động giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ. Tuy nhiên lãi suất liên ngân hàng vẫn chưa nhích lên đáng kể sau những phiên hút ròng vừa qua cho thấy thanh khoản trên thị trường hai vẫn đang dư thừa, vì vậy hoạt động hút ròng có thể tiếp tục trong những phiên tới.
Nếu áp lực lạm phát tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm, MBS cho rằng NHNN sẽ vẫn còn công cụ hạ nhiệt tỷ giá từ dự trữ ngoại hối. Vì vậy “chính sách nới lỏng, linh hoạt” sẽ vẫn còn dư địa để duy trì trong những tháng cuối năm 2023.
Vùng 1.120 - 1.140 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index trong ngắn hạn
Từ góc độ phân tích kỹ thuật, chúng tôi cho rằng đà sụt giảm của VN-Index sẽ có xu hướng chững lại và nhiều khả năng sẽ hình thành vùng cân bằng quanh mức 1120 – 1140 điểm. MBS đánh giá đây sẽ là vùng hỗ trợ mạnh tương ứng với vùng giá của MA200 ngày và vùng Fibonacci 38.2% giữa đáy tháng 11/2022 và đỉnh 9/2023.
Ngoài ra, quan sát trên đồ thị tuần, sự hưng phấn của dòng tiền giai đoạn vừa qua được thể hiện rõ nét bằng chỉ báo tâm lý Psychological Index, chỉ báo này đã liên tục đạt ngưỡng 83.333 trong giai đoạn tháng 8/2023, mức này tương đương với giai đoạn tâm lý hưng phấn vào cuối năm 2020.
Vì vậy chúng tôi cho rằng những nhịp rung lắc mạnh sau giai đoạn tăng giá liên tục là điều bình thường. Hiện tại, VN-Index đã điều chỉnh về vùng giá quanh MA200 tuần, MBS đánh giá đây là vùng hỗ trợ mạnh trong trung hạn của chỉ số.
Xét về mặt kỹ thuật, đường MA200 tuần từng đóng vai trò là kháng cự mạnh ở giai đoạn đầu năm 2023, sau khi vượt thành công trở thành vùng hỗ trợ mạnh cho chỉ số VN-Index sắp tới.
Trong ngắn hạn từ 2 – 3 tuần tới, MBS đưa ra 2 kịch bản diễn biến của VN-Index:
Kịch bản 1 (xác suất 75%): VN-Index sẽ tích lũy quanh khu vực 1.120 -1.140 điểm, trước khi bứt phá ở giai đoạn tiếp theo. Khi chỉ số VNINDEX tích lũy tại ngưỡng này, đây là khoảng thời gian cần thiết để các nhóm cổ phiếu có thể tìm được vùng cân bằng và tạo mặt bằng giá mới sau giai đoạn tăng mạnh từ giữa năm.
Kịch bản 1 (xác suất 25%): VN-Index sẽ di chuyển chậm chạp tăng dần đều để kiểm nghiệm lại đường MA50 ngày (quanh vùng giá 1.195 – 1.205 điểm), sau đó đó tích lũy quanh ngưỡng này.
Những yếu tố rủi ro tác động đến TTCK Việt Nam nhà đầu tư cần quan sát,bao gồm: áp lực tỷ giá và khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2023.
Cơ hội tích lũy dài hạn khi định giá thị trường đã trở nên hấp dẫn hơn
Đợt điều chỉnh vừa qua đã đưa định giá VNIndex xuống mức xấp xỉ 13.5 lần P/E, thấp hơn 10% so với P/E trung bình 3 năm gần đây. Ngoài ra, nếu đăt trong mối tương quan giữa TTCK và lãi suất, lãi suất huy động 12 tháng của các NHTM lớn đã trở về mặt bằng tương đương giai đoạn Covid-19, trong khi định giá thị trường hiện tại đang thấp hơn giai đoạn này 16,7%.
Nhìn về dài hạn, MBS cho rằng những yếu tố tích cực hỗ trợ cho TTCK Việt Nam vẫn còn đó. Thứ nhất, mặc dù tình hình vẫn chưa hoàn toàn khởi sắc song nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ phục hồi từ quý 3 năm nay nhờ sản xuất tiếp tục mở rộng, xuất khẩu thu hẹp đà giảm, trong khi dịch vụ du lịch vẫn duy trì đà tăng ổn định.
Thứ hai, mặc dù tiến độ tương đối chậm song nhiều dự án bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã dần tháo gỡ được các vướng mắc pháp lý, tạo tiền đề cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.
Thứ ba, TTCK Việt Nam nói riêng cũng sẽ ghi nhận nhiều thông tin hỗ trợ trong thời gian tới khi hệ thống KRX sẽ được đi vào vận hành trong năm nay, tạo nền tảng cơ sở để nhiều sản phẩm mới được triển khai, từ đó rút ngắn con đường nâng hạng thành thị trường mới nổi của Việt Nam.
Vì vậy, định giá thị trường hợp lý là cơ hội để tích lũy cổ phiếu với tầm nhìn dài hạn.
Cân nhắc các yếu tố rủi ro từ áp lực tỷ giá cũng như khả năng cao Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành thêm 25 điểm cơ bản nữa trong tháng 11/2023, MBS hạ dự báo VN-Index cho những tháng cuối năm từ mức 1.280 – 1.340 trước đây xuống mức 1.260 – 1.280; tương đương với 13,7 – 14 lần PE 2023.