F0 nhẹ hoặc không có triệu chứng khi hồi phục kháng thể thế nào?

Nhiều người cho rằng F0 bị nhẹ hoặc không có triệu chứng thì cơ thể sẽ sản sinh ít kháng thể hơn so với người bệnh này. Hãy cùng nghe bác sĩ giải thích về vấn đề này.

F0 nhẹ hoặc không có triệu chứng khi hồi phục kháng thể sẽ ít?

Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết thông tin những người mắc bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng sau khi hồi phục kháng thể sẽ ít hơn so với người bệnh nặng mà hồi phục là không chính xác. F0 không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ hay nặng cũng được xem là đã có kháng thể như nhau với virus SARS-CoV-2.

Về vấn đề người đã tiêm 1 mũi vắc xin sau đó mắc bệnh có cần tiêm mũi 2 hay không, bác sĩ Khoa cho biết: người đã tiêm một mũi vắc xin sau đó mắc Covid-19, không phân biệt nặng nhẹ đều được khuyến cáo nên tiêm mũi 2 sau 6 tháng, kể từ thời điểm nhiễm bệnh hoặc khỏi bệnh.

F0 nhe hoac khong co trieu chung khi hoi phuc khang the the nao?

BS Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết F0 khỏi bệnh có kháng thể mạnh hơn người đã được tiêm ngừa đủ 2 mũi vắc xin rất nhiều. Người đã tiêm ngừa vẫn có khả năng mắc bệnh, dù nguy cơ giảm rất nhiều và nếu mắc phải thì bệnh cũng nhẹ hơn, tải lượng virus thấp hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, F0 khỏi bệnh khả năng bị lại rất thấp, ít nhất trong 6 tháng sau, trừ một số trường hợp hiếm gặp (có vấn đề gây suy giảm miễn dịch).

Sau tiêm vắc xin bao lâu thì cơ thể có kháng thể?

TS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, kháng thể có thể xuất hiện sau khoảng 12 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên. Tuy nhiên, miễn dịch sau mũi đầu chưa mạnh nên cần mũi thứ hai. Tùy vào vắc xin mà khoảng cách giữa hai mũi được điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa khả năng sản xuất kháng thể. Sau mũi tiêm thứ 2 từ 12 đến 15 ngày sẽ đạt miễn dịch bảo vệ tối ưu. Tuy nhiên, không có vắc xin nào có hiệu lực bảo vệ đạt 100%. Sau khi tiêm chủng, vẫn có một tỷ lệ nhất định mắc bệnh.

Nguyên nhân có thể là do dù được tiêm vắc xin nhưng cơ thể không tạo ra kháng thể (dù tỷ lệ này rất thấp). Một lý do khác có thể là cơ thể đã tạo ra kháng thể nhưng lượng kháng thể không đủ để chống lại sự xâm nhập của virus.

F0 nhe hoac khong co trieu chung khi hoi phuc khang the the nao?-Hinh-2

Do đó, người đã được tiêm vắc xin vẫn cần tuân thủ, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Long Biên thêm bé trai dương tính, Hà Nội 19 ca COVID-19 trong 24 giờ qua

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 12h đến 18h ngày 18/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2 ca dương tính với vi rút SARS-Cov-2, trong đó có 1 ca đã được cách ly và 1 ca trong khu vực phong tỏa.

Các ca mắc mới phân bố tại 2 quận: Long Biên, Đống Đa và phân bố theo chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt. Như vậy, tính từ 18h ngày 17-9 đến 18h ngày 18-9, Hà Nội ghi nhận 19 ca dương tính.

Bánh trung thu nhân “độc lạ” thách thức vị giác thực khách

(Kiến Thức) - Cứ mỗi dịp Rằm tháng 8 về, các nhà hàng ở Trung Quốc lại tung ra thị trường nhiều loại bánh Trung thu vị độc đáo như bánh nhân bún ốc, rau mùi, trứng cá muối…

Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach

Bánh Trung Thu nhân bún ốc: Bánh Trung Thu vị bún ốc lần đầu tiên được một công ty ở Quảng Tây, Trung Quốc cho ra mắt vào mùa Thu năm 2020. Theo nhà sản xuất của bánh Trung Thu bún ốc, họ phải mất tới hơn 2 tháng nghiên cứu ra chiếc bánh mang hương vị độc đáo này.

Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach-Hinh-2
Nhân bánh gồm những nguyên liệu chủ chốt để tạo nên hương vị cho một bát bún ốc Liễu Châu là bún khô, thịt ốc, nụ bạch hoa, măng chua và một số thành phần khác.
Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach-Hinh-3
Những nguyên liệu này sẽ được xào sơ qua rồi đem chiên ngập dầu để loại bỏ bớt nước, điều này sẽ giúp kéo dài thời hạn sử dụng cho bánh. Bánh nướng nhân bún ốc có vị chua chua, cay cay khác hẳn với những loại bánh Trung Thu thông thường.
Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach-Hinh-4
Bánh Trung thu trứng cá muối: Bánh trung thu nhân trứng cá muối và nấm truffle (nấm cục đen) do nhà hàng Royal Caviar Club chế biến, có giá 1.800 đô la Hồng Kông (230 USD hay 5,3 triệu đồng) cho một hộp 4 chiếc. 
Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach-Hinh-5
Theo các đầu bếp, để tạo ra chiếc bánh Trung thu này, họ phải đảm bảo bánh lạnh, không qua tác động nhiệt và trứng cá muối không phải chế biến nhiều làm mất đi hương vị. Tỷ lệ làm bánh là 100 gr trứng cá muối : 1 gr nấm truffle Australia. Bánh có vị mặn tinh tế của trứng cá muối và nấm cục.
Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach-Hinh-6
Bánh Trung Thu vị rau mùi: Một công ty thực phẩm chuyên cung cấp những sản phẩm liên quan đến rau mùi của Đài Loan đã hợp tác với một thương hiệu món tráng miệng tại Hồng Kông để tạo ra món bánh Trung Thu vị rau mùi độc đáo.
Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach-Hinh-7
Chiếc bánh Trung Thu có màu xanh đẹp mắt này có chứa rau mùi trong cả vỏ và nhân bánh. Đặc biệt có tới ba loại rau mùi được sử dụng đó là bột rau mùi, rau mùi khô và rau mùi tươi, điều này tạo nên 3 tầng hương vị đậm đà cho chiếc bánh.
Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach-Hinh-8
Bánh Trung Thu nhân mì ăn liền: Nếu là tín đồ của mì gói có lẽ bạn sẽ muốn thử loại Bánh Trung Thu nhân mì ăn liền này. Nhân bánh bên trong là sự kết hợp khá “dị” giữa đậu đỏ nghiền và mì ăn liền khiến cho bánh có vị mặn mặn ngọt ngọt lạ thường.    
Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach-Hinh-9
Bánh trung thu hải sản: Bánh trung thu hải sản đắt hơn các loại bánh trung thu truyền thống khác. Như tên gọi của, loại bánh này có nhân hải sản như bào ngư và rong biển. Món bánh này có vị tươi và hơi mặn. Nếu bạn không thích bánh trung thu ngọt thì hãy trải nghiệm bánh trung thu mặn.
Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach-Hinh-10
Bánh Trung Thu nhân tôm càng: Trong số những loại bánh Trung Thu được cải tiến, bánh nhân tôm càng là một trong số những loại bánh được ưa chuộng nhất. Quy trình để sản xuất loại bánh này phức tạp hơn so với bánh Trung Thu thông thường.  
Banh trung thu nhan “doc la” thach thuc vi giac thuc khach-Hinh-11
Tôm tươi sẽ được vận chuyển tới cơ sở sản xuất từ sáng sớm, sau đó được chọn lọc và làm sạch dưới tiêu chuẩn khắt khe. Chỉ những con tôm càng còn sống, có màu sắc tươi sáng mới được sử dụng. Tôm sau đó được đem đi hấp và bóc vỏ rồi được chế biến thành nhân bánh, trong mỗi chiếc bánh sẽ được đặt 4 con tôm. Ảnh: IT. 

Mời độc giả theo dõi video "Đìu hiu cửa hàng bánh Trung Thu".

“Rùng mình” món ăn đỏ lòm nhiều người mê nghiện

(Kiến Thức) - Những món ăn còn đỏ lòm máu tươi có thể khiến nhiều người ghê rợn nhưng cũng là đặc sản được nhiều người ưa chuộng.

“Rung minh” mon an do lom nhieu nguoi me nghien
 Thịt lợn trộn tiết tươi là món ăn khoái khẩu của người Quý Châu, Trung Quốc. 
“Rung minh” mon an do lom nhieu nguoi me nghien-Hinh-2
Món ăn gồm thịt lợn nướng, gan và nước sốt làm từ tiết lợn tươi, cùng các loại gia vị như diếp cá, rau mùi, ớt khô...