Ukraine mắc kẹt trong thế đối đầu Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm mà chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tính chất phức tạp của “ván bài Ukraine” nằm ở đâu và ai mới là người chơi chính?

Kết cục cuộc chiến ở miền đông Ukraine không thể được quyết định được bằng một trận đánh ở sân bay Donetsk hay thị trấn chiến lược Debaltsevo, mà là tại các tổng hành dinh ở Washington, Moscow, Brussels, Paris, London. Bởi vì hành động quân sự chỉ là một thành tố của toan tính chính trị.
Ukraine mac ket trong the doi dau dia chinh tri Nga-My
Đối đầu Nga - Mỹ chỉ chấm dứt nếu một bên giành thắng lợi. 
Quân sự là giải pháp cuối cùng và cứng rắn nhất, nhưng nó không giúp chấm dứt xung đột. Chiến tranh chỉ là bước trung gian phản ánh việc các bên tạm thời chưa thể tiến đến một bước thỏa hiệp. Bản chất của nó là để tạo ra những điều kiện mới để có thể đạt được thỏa hiệp. Khi thời cơ dàn xếp xuất hiện, khi giao tranh chấm dứt, binh sĩ trở về doanh trại và các tướng lĩnh chuẩn bị cho ra những hồi ức chiến tranh, thì đó là lúc mà các nhà lãnh đạo chính trị-ngoại giao sẽ quyết định kết cục tại bàn đàm phán.
Để hiểu được khi nào và bằng cách nào giao tranh quân sự có thể chấm dứt, cần phải hiểu giới lãnh đạo chính trị muốn gì và họ nhìn nhận như thế nào về các điều kiện thỏa hiệp thời hậu chiến. Tiếp đó, giao tranh sẽ chuyển sang hình thế nội chiến cường độ thấp, với các lệnh ngừng bắn. Đó là tình hình ở Syria và Ukraine.
Với tính chất như vậy, ai là những người chơi chính trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine? Giới lãnh đạo Kiev dường như chỉ có vai trò thứ yếu, vì họ không thể quyết định được tình hình. Thông tin về việc thế lực bên ngoài đang “chỉ đạo” Kiev không còn là điều quá mới mẻ. Cũng sẽ là sai lầm nếu cho rằng thủ lĩnh ly khai tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Luhansk (LNR) sẽ định đoạt tương lai của Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) dường như chỉ có thể đóng vai trò người đồng hành bên lề. Quan điểm phản đối chiến tranh mang tính nguyên tắc của EU là điều cần thiết, vì nó giúp ngăn ngừa “chảo lửa” xung đột lan rộng sang châu Âu. Thế nhưng chính EU lại đứng ở thế kẹt khi buộc phải đứng trước lựa chọn khó khăn: Hoặc là chấp nhận hùa theo Mỹ hoặc là hướng trọng tâm sang Nga.
Phương pháp loại trừ trên đưa đến một hệ quả: Chỉ còn Nga và Mỹ trong cuộc đối đầu địa chính trị. Trong cuộc "so găng" đó, cả hai đều quyết tâm giành chiến thắng trong một hình thái chiến tranh mới - chiến tranh trên nền tảng tạo lập mạng lưới với Moscow và Washington làm trung tâm.
Quan điểm của Mỹ thực chất chẳng có gì mới. Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ nổi lên là siêu cường duy nhất. Người Mỹ cố tìm cách thiết lập vị thế lãnh đạo bằng việc tước đoạt nguồn lực, tài sản của thế giới. Đầu tiên là từ những nước thuộc Thế giới thứ ba, tiếp đó là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và cuối cùng không loại trừ cả đồng minh và những nước bạn bè thân thích. Ở chiều ngược lại, Mỹ chỉ làm được điều đó khi duy trì được vị thế bá chủ. Vậy nên khi Moscow lên tiếng đòi quyền được đưa ra những quyết sách chính trị độc lập, dù chỉ là ở tầm khu vực, đối đầu Nga-Mỹ là điều không tránh khỏi. Cuộc đối đầu này không thể giải quyết bằng thỏa hiệp hòa bình.
Với Mỹ, thỏa hiệp với Nga đồng nghĩa với việc Washington tự nguyện từ bỏ vị thế lãnh đạo thế giới, mà hệ quả đi kèm là một thảm họa mang tính hệ thống, một sự sụp đổ khó cưỡng. Còn nếu chỉ ngồi nhìn Mỹ lấn lướt giành phần thắng áp đảo, Nga cũng sẽ đối mặt với một bi kịch tương tự: Sự tan rã của nhà nước, viễn cảnh nhiều vùng lãnh thổ bị sáp nhập, ly khai, sức mạnh quân sự bị hủy hoại.
Đối đầu Nga - Mỹ chỉ chấm dứt nếu một bên giành thắng lợi. Bất kì một thỏa thuận chuyển tiếp nào đều chỉ nên xem là một kiểu “ngừng bắn” tạm thời - là cách để các bên chấn chỉnh sức mạnh, huy động nguồn lực mới và tìm kiếm những đồng minh mới.

Nga - Mỹ tranh nhau ảnh hưởng với Ấn Độ như thế nào?

(Kiến Thức) - Nga và Mỹ thay nhau tìm cách mở rộng ảnh hưởng tới Ấn Độ trong cả lĩnh vực kinh tế và quốc phòng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ cố gắng xây dựng cầu nối trong quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ để 2 nước có thể làm việc cùng nhau trên sân khấu toàn cầu, theo một bài xã luận của một chuyên gia Ấn Độ Tan Zhong.

Ngày 10/12, ông Putin đã tới New Delhi mà không có sự phô trương thường đi kèm với những chuyến thăm chính thức. Ông có một cuộc họp riêng với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào sáng 11/12 và cả 2 đã cùng chủ trì hội nghị thượng đỉnh Trung – Nga vào buổi chiều cũng như ký được một số các thỏa thuận. 

Ông Putin cũng gặp các lãnh đạo kinh tế và cùng tham dự sự kiện khai mạc Hội nghị Kim Cương Thế Giới vào buổi tối. Tổng thống Nga cũng có cuộc trò chuyện với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, trước khi bay về Nga mà không có thông báo chính thức.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc gặp ngày 11/12.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ  Narendra Modi trong cuộc gặp ngày 11/12.

Ngoại trừ Trung Quốc, không có quốc gia nào trên thế giới sẵn sàng mạo hiểm với các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu để mời ông Putin trong chuyến thăm cấp nhà nước. Hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn hàng năm lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2000, khi ông Putin lần đầu tiên giữ chức vụ Tổng thống Nga. Trong 14 năm tính đến tháng 10/2013, hội nghị thượng đỉnh, được tổ chức tại thủ đô hai nước lần lượt mỗi năm đã không bị gián đoạn. Ông Narenda Modi dường như muốn giữ truyền thống này.

Ông Modi không chỉ mời ông Putin tới hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 giữa hai nước, mà ông còn yêu cầu ông Putin có cuộc nói chuyện tại Quốc hội Ấn Độ. Tuy nhiên, 2-3 ngày trước hội nghỉ thượng đỉnh, ông Putin đã thông báo với Ấn Độ rằng việc nói chuyện trong quốc hội sẽ phải được hủy bỏ, một dấu hiệu cho thấy ông Putin không muốn làm trầm trọng thêm quan hệ với phương Tây.

Sau hội nghị thượng đỉnh, ông Modi và ông Putin đã đưa ra tuyên bố chung mang tên “Druzhba-Dosti” về việc tăng cường quan hệ đối tác Nga - Ấn trong thập kỷ tiếp theo với ý định của hai bên là “xác định lại và tăng cường quan hệ đối tác" trong thế kỷ 21.

Trong chuyến thăm kéo dài 1 ngày, hai nước đã ký 20 hiệp định và ông Modi hứa rằng Ấn Độ sẽ duy trì mức nhập khẩu quốc phòng từ Nga là 70%.

Khi ông Modi là Thống đốc bang Gujarat ở miền Tây Ấn Độ, ông đã 3 lần đến thăm ông Putin ở Nga. Vào tháng 7/2014, ông cũng nói với ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Brazil rằng Nga là đồng minh lớn nhất của Ấn độ và điều đó là một điều bình thường ở Ấn Độ.

Nhiều nhà bình luận trong giới truyền thông Nga tin rằng ông Modi và ông Putin rất giống nhau. Mặc dù ông Modi chưa bao giờ cởi trần cưỡi ngựa và chơi đùa với hổ và sư tử, nhưng nhà lãnh đạo Ấn Độ có thể chơi trống và nổi tiếng là có thể tuyệt thực vài ngày và có thể làm việc 18 tiếng một ngày. 

Bên cạnh những hình ảnh cứng rắn của họ, cả hai cũng tương tự trong uy tín và khả năng sử dụng đòn bẩy ngoại giao để làm lợi cho kinh tế và nâng cao vị thế của đất nước họ trên thế giới.

Tờ The Pioneer của Ấn Độ đã xuất bản bài bình luận với tựa đề “Đúc lại quan hệ xưa: tình bạn Nga - Ấn cần nguồn khí mới” ngày 9/12.

Có dự đoán rằng chuyến thăm của ông Putin sẽ báo trước “một mối quan hệ mới năng động hơn và phù hợp hơn với những thay đổi về địa lý chính trị.”

Bài bình luận nói rằng, “Quan hệ phải dựa trên không chỉ sự chia sẻ ý tưởng chính trị và mối quan tâm chiến lược, mà nó còn phải dựa trên lợi ích kinh tế của hai bên”. 

Nó nói thêm rằng vào tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có chuyến thăm tới Islamabad và ký một hiệp ước quốc phòng với Pakistan. Điều đó đã phá vỡ một lời hứa của ông Putin đã nói với Ấn Độ năm 2010, rằng Nga sẽ không bán vũ khí cho Pakistan. Tuy nhiện, điều này chỉ là một sự kích thích rất nhỏ đối với Ấn Độ.

Trong một bài bình luận khác được xuất bản hôm 12/12 của Pioneer, một nhà chiến lược quân sự Ấn Độ nói rằng, mặc dù rất gần, nhưng Ấn Độ sẽ không trở thành đồng minh của Mỹ.

Ông Obama sẽ có chuyến thăm Ấn Độ và tháng 1 trong một lễ diễu hành quân sự chào mừng ngày Quốc Khách Ấn Độ. Điều này cho thấy Ấn Độ đóng vai trò là người đứng giữa quan hệ Nga – Mỹ. 

Đại sứ Nga tại Ấn Độ, Alexander Kadakin được tờ Washington Post dẫn lời đã so sánh Ấn Độ như là “một vị hôn thê giàu có với nhiều chú rể” nhằm mô tả cuộc chiến giữa Nga và Mỹ để dành lấy tình cảm của Ấn Độ. 

Vào 12/12, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ nói rằng đó không phải là thời điểm thích hợp để làm các giao dịch thương mại với Nga khi được yêu cầu bình luận về các giao dịch đã được Nga - Ấn ký kết tại hội nghị thượng đỉnh.

Ấn Độ, đã mua nhiều máy bay chiến đấu của Nga trong quá khứ, nhưng cũng quyết định mua máy bay chiến đấu đa chức năng của Pháp – Dassaul Rafale và trực thăng tấn công Boeing AH 64 Apache Longbow của Mỹ.

Điều này cho thấy rằng Ấn Độ sẽ hợp tác với châu Âu và Mỹ để phát triển công nghệ trong tương lai.

Tuy nhiên, hợp tác công nghệ giữa Nga và Ấn Độ cũng có thể được mở rộng, như là Nga đã giúp đỡ Ấn Độ đóng chiếc tàu ngầm hạt nhân.

Tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh nói rằng hai nước sẽ tiếp tục “hợp tác trong thiết kế chung, phát triển, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm công nghệ điều khiển và tương tác khoa học” trong lĩnh vực như quốc phòng và không gian thăm dò. 

Moscow cũng có kế hoạch giúp New Delhi xây dựng 12 nhà máy điện hạt nhan và làm 400 chiếc trực thăng đa chức năng Ka-226T mỗi năm, cũng như việc hợp tác sản xuất tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos và máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm khi tên lửa Soyuz của Nga đưa vệ tinh Aryabhata lên vũ trụ, 2 nước hy vọng sẽ có cải thiện về hợp tác không gian đáng kể. Ông Putin đã thông báo chấp thuận yêu cầu của ông Modi cho Nga cung cấp kim cương thô cho Ấn Độ, để biến Mumbai thành một trung tập sản xuất kim cương trên thế giới.

Ông Putin đang cố gắng xây dựng cầu nối giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ông Putin dường như rất quan tâm tới hai cường quốc, cả hai đều thân Nga, xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn, để chống lại ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.

Tổng thống Ukraine nhắm mắt làm ngơ vấn đề trong nước

(Kiến Thức) - Chỉ đổ lỗi cho nước ngoài và phớt lờ các vấn đề trong nước không phải là sự lựa chọn tốt để Tổng thống Petro Poroshenko giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Theo Tiến sĩ Raymond Sontag, thay vì đổ lỗi cho người khác, Kiev nên tập trung vào các vấn đề nội bộ của Ukraine. Tiến sĩ Raymond Sontag là một chuyên gia về các vấn đề quốc tế và từng làm cố vấn cho Bộ Quốc phòng cũng như  Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tong thong Ukraine nham mat lam ngo van de trong nuoc
 Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đổ riệt cho thế lực nước ngoài và phớt lờ các vấn đề trong nước.
Một loạt các vụ tử vong không thể giải thích của các nhân vật đối lập – trong đó có cả tự tử lẫn bị giết một cách tàn bạo, đã khiến Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko  “đổ riệt” cho kẻ thù nước ngoài. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Raymond Sontag, nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chính là tình trạng cực đoan hóa và chia rẽ chính trị ở Ukraine.